Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích năm học 2022 2022

  • Ngày ban hành: [01/04/2022]

  • Ngày ban hành: [30/03/2022] - Ngày hiệu lực: [31/03/2022]

  • Ngày ban hành: [29/03/2022] - Ngày hiệu lực: [29/03/2022]

  • Ngày ban hành: [25/03/2022] - Ngày hiệu lực: [25/03/2022]

  • Ngày ban hành: [25/03/2022] - Ngày hiệu lực: [25/03/2022]

  • Ngày ban hành: [24/03/2022] - Ngày hiệu lực: [24/03/2022]

  • Ngày ban hành: [21/03/2022] - Ngày hiệu lực: [22/03/2022]

  • Ngày ban hành: [21/03/2022] - Ngày hiệu lực: [21/03/2022]

  • Ngày ban hành: [14/03/2022] - Ngày hiệu lực: [14/03/2022]

  • Ngày ban hành: [11/03/2022] - Ngày hiệu lực: [12/03/2022]

  • Ngày ban hành: [11/03/2022] - Ngày hiệu lực: [12/03/2022]

  • Ngày ban hành: [07/03/2022] - Ngày hiệu lực: [08/03/2022]

KẾ HOẠCHXây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích,

Tai nạn đuối nước cho học sinh năm học 2020 - 2021

 UBND HUYỆN QUỐC OAI

TRƯỜNG MN ĐÔNG YÊN B

        Số:15/KH-YTMN

                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                    Đông Yên, ngày 27 tháng 10  năm 2021

KẾ HOẠCH

Triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2021-2022

Căn cứ Công văn số 03/HD-PGD&ĐT ngày 23/09/2021 của Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai về việc hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học  năm học 2021-2022; Công văn số 185/KHLN-YT-GD&ĐT ngày 11/10/2021 của Trung tâm Y tế - Phòng GD&ĐT về kế hoạch Thực hiện công tác Y tế trường học năm học 2021-2022;

Thực hiện Công văn 44/KH-GD&ĐT ngày 26/10/2021 của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai về kế hoạch triển khai công tác  phòng, chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn trong các cơ sở giáo dục năm học 2021-2022

Trường mầm non Đông Yên B xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2021-2022 như sau:

I. Đặc điểm tình hình:

a. Thuận lợi:

- Cơ sở vật chất nhà trường đã được xây dựng theo tiêu chuẩn nên cơ bản đã đạt được yêu cầu an toàn cho học sinh

- Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường nên rất chú trọng tạo mọi điều kiện để công tác y tế học đường được hoạt động được hiệu quả;

- Trường có y tế học đường [trình độ y sỹ trung cấp]

- Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế xã, phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai. Các đồng chí luôn tạo điều kiện, động viên quan tâm đến phong trào của nhà trường.

- Ban Đại diện cha mẹ học sinh rất quan tâm giúp đỡ nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con em mình.

- Sự quan tâm đó được thể hiện ngay từ đầu năm nhà trường đã thành lập ban chăm sóc sức khoẻ và ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nan thương tích ổn định đi vào hoạt động.

- Điều kiện cơ sở trường lớp khang trang, môi trường được cải thiện xanh sạch đẹp .

b. Khó khăn:

- Nhà trường có một khu điểm chính và một khu điểm lẻ. Điều đó không thuận tiện cho nhân viên y tế xử trí khi có các trường hợp tai nạn thương tích xảy ra.

- Còn vài hạng mục xây dựng khi thiết kế xây dựng và lắp đặt chưa phù hợp với độ tuổi như: thiết kế bóng đèn chiếu sáng các lớp học chưa hợp lý, sân chơi của trẻ diện tích  hẹp, độ dốc cổng ra vào trường cao....

II. Mục tiêu chung

- Nâng cao năng lực, nhận thức, trách nhiệm phòng, chống tai nạn thương tích cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh , từ đó có sự thay đổi về hành vi, nếp sống phù hợp để từng bước hạn chế thương tích trong cuộc sống.

- Xây dựng trường học an toàn, thân thiện. Nhà trường luôn luôn chú trọng tới nội dung an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, phòng chống và hạn chế tai nạn thương tích giao thông, bạo lực học đường, phòng chống đuối nước, phòng chống cháy nổ nhằm giảm tối đa tai nạn thương tích trong và ngoài trường học.

III. Mục tiêu cụ thể

- Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích và hoạt động có hiệu quả.

- Cán bộ y tế nhà trường hàng năm được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực thực hiện tốt các hoạt động sơ cấp cứu tai nạn thương tích; Cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên và phụ huynh học sinh trong trường được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích mà các nguyên nhân chủ yếu là: ngã, hóc, săc, vật nhọn đâm, cắt, đuối nước, bỏng điện giật, cháy nổ, ngộ độc do hóa chất, thực phẩm, tai nạn giao thông.

- Tiếp tục hoàn thiện và củng cố phòng y tế nhà trường với các trang thiết bị phục vụ, cơ số thuốc theo quy định.

- 100% học sinh được khám sức khỏe đầu năm học. Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh.

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm vững quy định về về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 và biết cách xử trí các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 trong nhà trường theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và ngành y tế.

- Hàng năm bếp ăn bán trú trong nhà trường có “Bản cam kết an toàn thực phẩm”

- Nhà trường phấn đấu trong năm học không đẻ xảy ra ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh, cháy nổ, bạo hành, xâm hại trẻ em.

- Cuối năm học nhà trường đạt “Trường an toàn, phòng chống tai nạn thương tích”

IV. Nội dung và giải pháp

1. Công tác tổ chức, chỉ đạo

- Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, đặc biệt chú trọng công tác phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em; các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em; các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học, an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước trẻ em, phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.

- Kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng điều hành của Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường. Y tế nhà trường tham mưu với lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phòng, chống tai nạn thương tích cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích của từng năm học, báo cáo kết quả thực hiện gửi về phòng GD&ĐT theo đúng quy định.

- Chỉ đạo triển khai tích hợp nội dung phòng, chống tai nạn thương tích trong các hoạt động cho trẻ trên lớp một cách phù hợp và hiệu quả.

- Chỉ đạo công tác kiểm tra; cập nhật, theo dõi và báo cáo kịp thời các tai nạn thương tích xảy ra trong và ngoài nhà trường.

2. Công tác tuyên truyền, giáo dục

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh COVID-19, an toàn thực phẩm trong nhà trường và ngoài cộng đồng.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhà trường, phụ huynh học sinh về phòng chống tai nạn thương tích nói chung, đuối nước trẻ em, tai nạn giao thông, tai nạn do rơi ngã từ nhà cao tầng nói riêng. Tăng cường vận động, tuyên truyền gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, đặc biệt trong thời gian trẻ được nghỉ hè, mùa mưa bão; chủ động đưa trẻ đi học bơi, học kỹ năng trong môi trường nước; phổ biến kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh trong nhà trường.

          - Lồng ghép tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích trong các hoạt động: Ngày sức khỏe thế giới, Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm, Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ...

- Tuyên truyền nhằm duy trì và nhân rộng các mô hình an toàn: Ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn.

- Tăng cường tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích trong các đợt trọng điểm: Tháng an toàn giao thông, Tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ...

- Phối hợp tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chuyên đề về an toàn giao thông, đẩy mạnh công tác tránh ùn tắc giao thông trước cổng trường; hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông đối với học sinh.

- Xây dựng trường học sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện, hạnh phúc.

- Duy trì đẩy mạnh việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn trong một số buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường, họp phụ huynh.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, liên tục qua các phương tiện truyền thông của nhà trường như: Tổ chức phát thanh vào các giờ phụ huynh đưa và đón trẻ. Tổ chức các chuyên đề thảo luận trong các buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường, các buổi họp đại diện cha mẹ học sinh thường kỳ.

- Cung cấp cho giáo viên các nhóm lớp tài liệu có nội dung về phòng, chống tai nạn thương tích.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về dịch COVID-19, thông tin kịp thời, chính xác các văn bản chỉ đạo, các khuyến cáo của Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Nhà trường phối kết hợp với chính quyền, công an, gia đình, các cơ quan thông tin, truyền thông và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn.

3. Công tác bồi dưỡng, tập huấn

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn do phòng giáo dục huyện, trung tâm y tế huyện tổ chức.

- Nhà trường phối hợp với các  cơ quan chức năng phối hợp các đợt tập huấn về phòng cháy, chữa cháy, diễn tập ngay tại khuôn viên trường để bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh.

4. Công tác khảo sát, khắc phục các nguy cơ gây tai nạn thương tích và xử lý khi tai nạn thương tích xảy ra

- Nhà trường thường xuyên tham mưu với chính quyền địa phương về công tác khảo sát nguy cơ gây tai nạn thương tích trong và ngoài trường học.

- Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị, cơ số thuốc cấp cứu theo quy định để cấp cứu kịp thời khi xảy ra tai nạn thương tích.

- Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra, quản lý bếp ăn bán trú nhà trường đảm bảo phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm; chủ động giám sát, phát hiện và có các biện pháp khắc phục các nguy cơ gây tai nạn thương tích, không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng trong nhà trường; chủ động xây dựng phương án thoát hiểm, đảm bảo an toàn cho cán bô, giáo viên, nhân viên và học sinh khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn; xử lý nhanh chóng, kịp thời đúng quy định khi có tai nạn thương tích, ngộ độc thực phẩm tại trường. Phới hợp với trạm y tế xã, hướng dẫn sơ cấp cứu một số tai nạn thương tích thường gặp trong nhà trường.

- Nhà trường xây dựng phương án, kịch bản, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác, không để dịch bệnh xảy ra trong nhà trường.

5. Công tác kiểm tra, đánh giá

- Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường thường xuyên rà soát, phát hiện kịp thời các khu vực xảy ra các tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn như nắp đạy các bể ngầm, bể chứa nước, các công trình sửa chữa của nhà trường, nền gạch hoa lát trong lớp học, nhà vệ sinh, các cây cao trong khuôn viên sân trường..... để có biện pháp chủ động phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho trẻ như làm biển báo, xử lý các yếu tố nguy cơ....

- Cuối năm học nhà trường tự đánh giá trường học an toàn theo Qui định đã ban hành.

V. Tổ chức thực hiện

- Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích của đơn vị.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.

- Triển khai tập huấn đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên về: công tác phòng, chống COVID-19; nội dung hướng dẫn xử lý các trường hợp sốt, ho, khó thở tại trường học; triển khaithuwcj hiện nghiêm túc 07 danh mục những việc cần làm để phòng, chống COVID-19 trong trường học; những kiến tức cơ bản về các yếu tố nguy cơ về cách phòng chống tai nạn thương tích. Rà soát lại phương án phòng, chống, dịch COVID-19 của nhà trường theo đúng Hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn 6666/BYT-MT ngày 16/08/2021 về việc hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị.

- Tiếp tục củng cố, xây dựng phòng y tế nhà trường có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ sơ cấp cứu, cơ số thuốc theo quy định, để sơ cấp cứu khi xảy ra tai nạn, thương tích trong nhà trường. Làm tốt công tác y tế học đường; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tuyên truyền tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh của trẻ trong trường những kiến thức cơ bản về xây dựng trường học an toàn, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

- Thực hiện nghiêm túc đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định.

- Hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận “Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích” trước ngày 25/05/2022.

Trên đây là Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích năm học 2021-2022 của trường mầm non Đông Yên B. Đề nghị Ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ học sinh, Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích và toàn thể CB-GV-NV trong nhà trường nghiêm túc thực hiện.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT Quốc Oai [để báo cáo]

- Các thành viên BCĐ[ để thực hiện] 

- Lưu: VT.

              HIỆU TRƯỞNG

                Nguyễn Thị Quảng

Video liên quan

Chủ Đề