So sánh chương trình toán thpt hiện hành (2006) và ct toán mới (2022).

Chương trình môn Toán lớp 5 nói riêng, cấp Tiểu học nói chung ban hành năm 2018 thể hiện những điểm mới về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, về phương pháp dạy học,… theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, chuyển quá trình dạy học từ biết cái gì đến làm được cái gì. Về mặt nội dung dạy học môn Toán của cả hai chương trình có những điểm tương đồng khá cao. Bên cạnh đó có một số điểm khác biệt của chương trình môn Toán năm 2018 so với chương trình năm 2006:

+ Chương trình môn Toán năm 2018 xác định 3 mạch kiến thức cơ bản: Số và phép tính; Hình học và đo lường; Một số yếu tố Thống kê và Xác suất. Trong khi đó Chương trình môn Toán năm 2006 bao gồm 4 mạch kiến thức cơ bản: Số học; Yếu tố hình học; Đại lượng và đo đại lượng; Giải bài toán có lời văn. Như vậy, so với chương trình năm 2006, chương trình năm 2018 có mạch kiến thức Một số yếu tố Thống kê và Xác suất, nhưng không có mạch Giải bài toán có lời văn.

+ Việc không có mạch Giải bài toán có lời văn trong Chương trình môn Toán năm 2018 nhằm thể hiện, một mặt là lồng ghép vào các mạch kiến thức tương ứng theo hướng tính tinh giản cách dạy việc giải bài toán, không theo thủ thuật, mẹo mực lắt léo mà tập trung vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày của học sinh; mặt khác, bỏ bớt một số dạng bài toán không cần thiết phải học ở cấp Tiểu học [xem cụ thể ở phần nội dung chi tiết].

+ Chương trình môn Toán năm 2018 xác định mạch Một số yếu tố Thống kê và Xác suất với quan điểm hiện đại, tiếp cận với xu hướng phát triển của toán học thế giới, khẳng định lại tiến trình dạy học yếu tố Thống kê ở tiểu học [đúng nghĩa là dạy hoạt động thống kê] và bước đầu đưa một số yếu tố Xác xuất vào chương trình môn Toán ở tiểu học [từ lớp 2, đây là điểm mới khác biệt hoàn toàn so với chương trình môn Toán năm 2006].

+ Cách trình bày các nội dung của từng mạch kiến thức trong chương trình môn Toán năm 2018 thể hiện rõ nét tiến trình dạy học phù hợp quá trình nhận thức của học sinh, khắc phục cách liệt kê từng nội dung cụ thể. Ví dụ, ở lớp 5:

i] Mạch kiến thức “Số thập phân” được trình bày theo tiến trình: Số thập phân và so sánh các số thập phân; Các phép tính và tính chất của các phép tính với số thập phân; Giải quyết vấn đề gắn với việc giải các bài toán liên quan đến các phép tính với các số thập phân.

ii] Mạch kiến thức “Hình học trực quan” được trình bày theo tiến trình: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm; Thực hành vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học; Liên hệ kiến thức hình học với đời sống thực tiễn và nội dung liên quan đến các môn học như Mĩ thuật, Công nghệ, Tin học.

+ Chương trình môn Toán năm 2018 có thêm Hoạt động thực hành và trải nghiệm, đây được xem như là một mạch mới trong chương trình môn Toán nhằm tăng cường khả năng liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng toán học vào thực tiễn, gắn kết toán học và thực tiễn; tăng cường khả năng “học qua trải nghiệm” cho học sinh.

  • Về các nội dung chi tiết:

+ Chương trình môn Toán lớp 5 năm 2018 chú ý đến việc ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức, kĩ năng về số tự nhiên, phân số đã được học ở các lớp trước. Chương trình năm 2006 không nêu cụ thể và nội dung ôn tập về số tự nhiên được thể hiện ở phần Ôn tập cuối học kì 2 trong sách giáo khoa Toán 5;

+ Chương trình môn Toán lớp 5 năm 2018 thể hiện sự tinh giản ở nội dung dạy học về Hỗn số [chỉ làm quen với hỗn số và viết được phân số thập phân dưới dạng hỗn số]; về các phép tính nhân, chia trên các số thập phân [do giảm nhân, chia với số tự nhiên có không quá 2 chữ số ở lớp 4]; không giới thiệu các đơn vị đo diện tích không phổ biến trong thực tế như đề-ca-mét vuông [dam2], héc-tô-mét vuông [hm2]; không giới thiệu đơn vị đo vận tốc m/phút; không dạy giải các bài toán liên quan đến tương quan tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, bài toán thứ ba về tỉ số phần trăm [tìm một số khi biết trước giá trị phần trăm của nó], bài toán về hai chuyển động cùng chiều, hai chuyển động ngược chiều; giảm nội dung về nhận biết và đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương .

+ Chương trình môn Toán lớp 5 năm 2018 đã tiến hành điều chuyển một số kiến thức [được đặt ở lớp 4 của chương trình năm 2006] như:  tỉ số, tỉ lệ bản đồ, đơn vị diện tích ki-lô-mét vuông [km2], giải bài toán thực tiễn liên quan đến tìm hai số khi biết tổng [hiệu] và tỉ số của hai số. Ngoài ra bổ sung thêm biểu tượng tam giác đều,; hình khai triển của hình trụ; ….

Nguyễn Thị Thảo

Coggle requires JavaScript to display documents.

    • So sánh CTGDPT hiện hành và chương trình mới [2018]

      • Theo quy định [ quyết định, thông tư,...]

        • Chương trình GDPT hiện hành [05/05/2006]

          • Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội: thực hiện đổi mới nhiều lĩnh vực của giáo dục mà trọng tâm là đổi mới CTGD từ Tiểu học tới THPT.

          • Luật Giáo dục năm 2005 quy định về chương trình giáo dục phổ thông với cách hiểu đầy đủ và phù hợp.

          • Chương trình tiểu học hiện hành.

          • CTGDTH hiện hành[CTTH 2000] được thực hiện theo CTGDPT-cấp Tiểu học, ban hành theo quyết định số 16/2016/QD-Bộ GDĐT, ngày 05/5/2006

          • CTGDTH cấu trúc gồm 3 phần: - Những vấn đề chung - Chương trình môn học và HĐGD - Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh tiểu học.

          • Nghị quyết số 88/2014/QH 13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK GDPT góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT

          • Thủ tướng chính phủ đã ban hành.

          • Quyết định số 404/QĐ-TT của thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình , SGK GDPT [ ngày 27/03/2015]

          • Luật GD năm 2019 [Điều 31] quy định về CTGDPT mới [sau 2015]

          • CTGDPT mới được thực hiện theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018.

          • CT GDPT mới bao gồm: chương trình tổng thể;chương trình các môn học và HĐGD

      • Mục tiêu giáo dục tiểu học

          • Nhằm giúp học sinh hình thành nhưng cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thầm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS

          • Chuẩn kiến thức và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục là căn cứ để biên soạn SGK, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục

          • Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực, định hướng chính vào giáo dục giá trị bản thân, cộng đồng và những thói quen nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt

          • Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực là căn cứ để xây dựng chương trình môn học và HĐGD, biên soạn SGK và tài liệu hướng dẫn, ĐG KQGD và chất lượng GDPT,

      • Kế hoạch giáo dục [ hệ thống môn học]

          • Bao gồm chương trình các cấp học: Tiểu học, THCS,THPT

          • Gồm 11 môn học bắt buộc, 1 môn học tự chọn, 2 HĐGD[ GD tập thể và HĐGD ngoài giờ lên lớp]

          • Được chia theo 2 giai đoạn:

            • Lớp 1,2,3: Tiếng việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, mĩ thuật, kĩ thuật, thể dục

            • Lớp 4,5: Tiếng việt ,toán, đạo đức, khoa học, lịch sử và địa lí, âm nhạc, mĩ thuật, kĩ thuật, thể dục

          • Thời gian thực hiện; 35 tuần/ năm học, 5 buổi/tuần hoặc 2 buổi/ ngày, thời gian 35 phút/ tiết

          • Được chia thành 2 giai đoạn:

            • Giai đoạn GD cơ bản[ lớp 1-9] thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp

            • Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp[ lớp 10-12] thực hiện phương châm GD phân hóa

            • Các môn học bắt buộc: Tiếng việt, toán, đạo đức, ngoại ngữ 1[ 3,4,5], tự nhiên và xã hội[1,2,3], lịch sử và địa lí[4,5], khoa học[4,5] tin học và công nghệ[ 3,4,5], giáo dục thể chất, nghệ thuật

            • Các môn tự chọn: tiếng dân toocj thiểu số, ngoại ngữ 1[ lớp 1,2],

            • Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động trải nghiệm

          • Nội dung GDTH: HS bảo đảm có hiều biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có cơ bản kỹ năng về nghe, nói, đọc, viết và tính toàn bộ; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gin vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát,, múa, âm nhạc, mĩ thuậT

          • Thông qua NDGD với những kiến thức cơ bản thiết thực , hiện đại , hài hòa về đức, trị, thể, mý, thư hành , vận dụng kiến ​​thức để giài quyết vẫn đồ trong học tập và đời sống tích hợp cao ở các lớp dưới, phân hóa dần dần ở các lớp trên. Điểm cần nhân mạnh là CTGDPT nội dung được xây dựng theo hướng mở [chi ra nguyên tác dụng và phần thưởng chung về mục tiêu, nội dung. PPGD.] Nhằm đưa ra lời khuyến khích khi GV phát huy tinh chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình .

          • Bồi dưỡng PP tự học,khả năng; rèn kỹ năng. vận dụng kiến ​​thức vào thực thi; tác động đến tình cảm, niềm vui, hứng thủ học tập cho HS.

          • Hình thức GD: trong lớp trong trường và nhoài nhà trường, kết hợp hình thức cá nhân, nhóm và tập thể.

          • Phù hợp với HĐGD đặc biệt HS đối tượng và lớp học điều kiện lớp học.

          • PPGD phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS.

          • Các HĐHT của HS được tổ chức với nhiều loại hình da dang. tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường và các tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào hoạt động phát huy tinh chủ và các nâng cấp của HS: hoạt động khám phá vấn đề, trải nghiệm, luyện tập, mailc hànhvận dụng vào đời sống..

          • Các hoạt động học tập của HS dược tổ chức với đa dạng và mở về: PP, HTTC [học li thuyết, thực hành, thi nghiệm, trò chơi, đông vai, làm dự án nghiên cứu, tham quan trài nghiệm thực tế , sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng đối tượng [GV, HS, phụ huynh, nhóm cộng đồng]. quy mô [ca nhân, nhóm / lớp, toàn trường], thời gian, địa điểm [trong và ngoài trường].

          • Các PP tích cực hoạt động của HS: trong đó GV là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường vad các tình huống có vấn đề, để khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động.

          • Có sự hỗ trợ của việc dạy học thiết bị, đặc biệt là công cụ học tập và các kỹ thuật tự động của hệ thống

      • Đánh giá kết quả giáo dục

          • Đánh giá kết quả các môn học và HĐGD ở mỗi lớp và cuối cấp.

          • Đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số

          • Đánh giá theo chuản kiến thức, kĩ năng, thái độ với các môn học của học sinh

          • PPĐG phù hợp, đa dạng; tự ĐG, ĐG đồng đẳng

          • Kết quả giáo dục được đánh giá cũ bằng các định dạng định dạng và định lượng thông qua ĐG thường xuyên, định kỳ

          • ĐG KQGD về mức độ đáp ứng YCCD [về PC, NL] của chương trình và sự tiến bộ của học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề