So sánh chủ nghĩa trọng nông và chủ nghĩa trọng thương

Chủ nghĩa trọng nông xuất hiện vào thế kỷ 18 là một chủ nghĩa quan trọng đóng vai trò trong việc đưa phát thoát khỏi sự áp bức của chế độ phong kiến và cung cấp nhiều học thuyết, quan điểm cho việc hình thành tư tưởng của nhiều nhà khoa học. Vậy nội dung của chủ nghĩa học thuyết là gì?

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Chủ nghĩa trọng nông là gì?

Chủ nghĩa trọng nông hay chủ nghĩa nông nghiệp trong tiếng Anh được gọi là Agrarianism.

Chủ nghĩa trọng nông hay trường phái trọng nông là một trong những trường phái kinh tế tiêu biểu, cho rằng nguồn gốc thuần túy của sự giàu có của mỗi quốc gia là từ sản xuất nông nghiệp hay các dạng phát triển đất đai khác.

Chủ nghĩa trọng nông xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ XVIII hoàn cảnh kinh tế – xã hội Pháp đã có những biến đổi khí tình hình kinh tế pháp lúc bấy giờ là sự đình đốn của nền nông nghiệp.

Trong tình hình lúc bấy giờ do sự bóc lột hà khắc của địa chủ phong kiến, nông dân phải nộp địa tô cao và nhiều thứ thuế khác. Thêm vào đó là chính sách trọng thương của Cônbe đã cướp bóc nông nghiệp để phát triển công nghiệp [hạ giá ngũ cốc, thực hiện “ăn đói để xuất khẩu”…] làm cho nông nghiệp nước Pháp đã kiếm phát triển nay càng sa sút nghiêm trọng, nông dân túng quẫn. Tại thời điểm này các nước tư bản chủ nghĩa đang lần lượt ra đời và phát triển như một hệ thống thế giới về mặt kinh tế, thì tư tưởng kinh tế của trường phái trọng thương không còn phù hợp về mặt lý luận trong hoàn cảnh phát triển của tư bản chủ nghĩa.

Chủ nghĩa tư bản bắt đầu xuất hiện và sinh ra trong lòng chủ nghĩa phong kiến, tuy lúc bấy giờ chủ nghĩa tư bản chưa đủ mạnh để có thể lật đổ chế độ phong kiến tại Pháp nhưng sức mạnh của chủ nghĩa tư bản về kinh tế rất to lớn và có tầm ảnh hưởng đến tình hình của Pháp lúc này, đặc biệt là nó muốn cách tân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đồng thời trong tình hình này sự thống trị của giai cấp phong kiến pháp đã suy yếu, lỗi thời mang lại nhiều đau thương, khổ cực cho nhân dân.

Nhà triết học Vônte đã nhận xét: “Nông dân bàn tán về lúa mì nhiều hơn về thượng đế”. Lúc này các công trường thủ công  ngày càng được mở rộng, đòi hỏi phải có những lý thuyết kinh tế mới về tổ chức sản xuất nhằm đạt được những thành tựu cao.

Trong bối cảnh đó, nhằm đáp ứng các yêu cầu mà tình hình đặt ra, chủ nghĩa trọng nông đã ra đời nhằm giải phóng kinh tế nông nghiệp nước Pháp khỏi quan hệ sản xuất phong kiến, phát triển nông nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa.

Xem thêm: Thuyết hai nhân tố của Herzberg là gì? Áp dụng thuyết hai nhân tố của Herzberg?

Người đầu tiên mở ra học thuyết này là Phơrăngxoa Kênê [1694-1774] và sau đó một số học giả tiêu biểu có tầm ảnh hưởng sâu sắc với học thuyết này là Victor de Mirabeau [1715-1789], Pierre Samuel du Pont de Nemours [1739-1817], Anne Robert Jacques [1727–1781] Tuyếcgô [1727-1771]. So với chủ nghĩa trọng thướng thì chủ nghĩa trọng nông đã đạt được những bước tiến bộ đáng kể trong phát triển khoa học kinh tế.

2. Đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông:

Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông là:

– Chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đánh giá cao vai trò của nông nghiệp. Coi nó là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải cho xã hội, chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động có ích và là lao động sinh lời, muốn giàu có phải phát triển nông nghiệp.

– Thừa nhận nguyên tắc trao đổi ngang giá, chủ nghĩa trọng nông đã phê phán một cách có hiệu quả chủ nghĩa trọng thương về vấn đề này, theo đó lưu thông không tạo ra giá trị.

– Phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đánh giá cao vai trò của tiền và khẳng định tiền chỉ là phương tiện di chuyển của cải.

– Chủ nghĩa trọng nông bênh vực nền nông nghiệp kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

Những đại biểu tiêu biểu của trường phái: Francois Quesney [1694 – 1774], Turgot [1727 – 1781], Boisguillebert [1646 – 1714]. Trong các đại biểu có F.Quesney với tác phẩm “Biểu kinh tế” [1758] đã đạt đến sự phát triển rực rỡ nhất, những quan điểm của ông thật sự đặc trưng cho trường phái trọng nông. C.Mác gọi ông là cha đẻ của kinh tế chính trị học.

3. Nội dung của chủ nghĩa chủ nghĩa trọng nông:

Thứ nhất, phê phán chủ nghĩa trọng thương: Chủ nghĩa trọng nông phê phán gay gắt những tư tưởng kinh tế phiến diện của trường phái trọng thương, cho rằng không phải “phi thương bất phú”, với lý do: hoạt động thương nghiệp chỉ là hoạt động phục vụ tiêu dùng chứ không làm tăng thêm giá trị nghĩa là không đem lại giàu có cho xã hội theo quan điểm của Francois Quesney lợi nhuận của thương nhân có được chỉ là nhờ sự tiết kiệm các khoản chi phí thương mại. Thực ra, đối với việc mua bán hàng hoá, cả bên mua và bên bán không ai được và mất gì cả. Ông khẳng định tiền của thương nhân không phải là lợi nhuận của quốc gia. Còn Turgot khẳng định: bản thân thương mại không thể tồn tại được nếu như đất đai được chia đều và mỗi người chỉ có “số cần thiết để sinh sống”.

Xem thêm: Học thuyết giá trị là gì? Nội dung và ý nghĩa Học thuyết giá trị?

Thứ hai, quan điểm về nông nghiệp: Các nhà tư tưởng thuộc trường phái trọng nông cho rằng nguồn gốc của cải là từ trong nông nghiệp mới tạo ra của cải. Nội dung giai cấp của chủ nghĩa trọng nông là giải phóng kinh tế nông nghiệp thoát khỏi quan hệ phong kiến để phát hiện theo hướng tư bản.

Thứ ba, quan điểm về sự can thiệp của Nhà nước: Đây là Phần quan trọng của học thuyết này là tư tưởng rằng Nhà nước  không nên can thiệp quá sâu vào quá trình kinh tế. Nhà nước chỉ đặt ra các điều luật cần thiết phù hợp với “quy luật tự nhiên” và sau đó các chức năng của Nhà nước sẽ phai mờ dần.

Thứ tư, quan điểm về hàng hóa và tiền: Học thuyết trọng nông rất đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp. Họ quan niệm, chỉ có sản xuất nông nghiệp mới sản xuất ra của cải hàng hoá và khối lượng hàng hóa biểu hiện cho sự giàu có, làm cho của cải tăng thêm. Một quốc gia giàu mạnh là một quốc gia nhiều lương thực, thực phẩm và ngược lại. Quan điểm của học thuyết về đồng tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật của lưu thông không phản ánh sự giàu mạnh của một quốc gia.

Thứ năm, quan điểm về giai cấp: 

Theo F.Quesney xã hội được chia thành 3 giai cấp, đó là:

– Giai cấp sở hữu – địa chủ, quý tộc, thầy tu, tăng lữ: thu sản phẩm thuần túy.

– Giai cấp sản xuất – những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp – công nhân nông nghiệp, chủ đồn điền, chủ trang trại: tạo ra sản phẩm thuần túy

– Giai cấp không sản xuất là những người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp: không tạo ra sản phẩm thuần túy.

4. Phái trọng nông và thuyết trọng nông:

3.1. Phái trọng nông:

Phái Trọng nông là những người xây dựng hệ thống với quy mô lớn hơn hệ thống của Cantillon nhưng nhỏ hơn hệ thống của Adam Smith. Vào khoảng năm 1750, Quesnay và Vincent Gournay, tự hỏi:

“Liệu bản chất sự vật có khuynh hướng trở thành một ngành khoa học kinh tế chính trị hay không, và những nguyên tắc của ngành khoa học này là gì?”

Dưới sự lãnh đạo của Quesnay, phái Trọng nông dành trọn thời gian để nghiên cứu những nguyên tắc ấy. Triết lý nền tảng là triết lý thời Trung cổ về luật tự nhiên [jus naturae], nhưng phái Trọng nông cũng theo Locke trong việc nhấn mạnh quyền cá nhân và biện hộ cho tài sản cá nhân dựa trên những quyền này. Về cơ bản đây là phản ứng chống lại chủ nghĩa Trọng thương, nhưng rõ ràng là một triết lý khá kỳ quặc. Vì cùng lúc họ ủng hộ mậu dịch tự do và tư lợi cá nhân, phái Trọng nông tiếp tục tán dương uy quyền tuyệt đối. Câu trả lời cho sự nghịch lý này là:

“Phái Trọng nông… là một bộ phận trong triều đình, mặc dù là một bộ phận cấp tiến. Sự phê bình trực tiếp những lạm dụng hiện hữu và tự do ngôn ngữ bị ngăn cấm. Cách duy nhất mở ra đối với những người cải cách là phản đôi quyền lực độc đoán ở mức cao hơn – luật tự nhiên. Vì thế, đây chính là nguồn gốc thật của jus naturae’’.

Quan điểm này mặc dù phần lớn theo cách siêu hình trong đó phái Trọng nông kêu gọi một “trật tự tự nhiên” mà sự sắp xếp là hoàn hảo và luật pháp là theo ý Chúa, điều quan trọng hơn là phải nhìn phía sau phương pháp kinh tế của họ. Những gì họ làm không khác biệt mấy với những gì các nhà kinh tế học hiện nay đang làm. Họ tiến hành từ quan sát thế giới có phương pháp, họ sắp đặt và đối chiếu các sự việc theo nguyên nhân của nó, họ cố hình thành một hệ thống phân tích dựa trên mô hình lý thuyết – một hệ thống phù hợp với tình trạng vững chắc của một nước văn minh cao. Tất cả điều này đạt đỉnh điểm, đối với phái trọng nông, trong quyển Tableau Économique của Quesnay, vốn là linh hồn và khối óc của kinh tế học trọng nông.

3.2. Thuyết Trọng nông:

Học thuyết về trật tự tự nhiên

Nội dung của học thuyết bao gồm:

Thứ nhất, lý luận giá trị xuất phát từ năng suất của nông nghiệp, chu kỳ kinh tế và ảnh hưởng của chu kỳ nông nghiệp.

Thứ hai, quan niệm về tổ chức kinh tế báo trước một niềm tin vào cơ chế tự phát của thị trường: Họ tin vào sự hài hoà tất yếu được nảy sinh từ tự nhiên, như một trật tự tất yếu, chính quan điểm này làm cho chủ nghĩa trọng nông khác xa với chủ nghĩa trọng thương: nếu chủ nghĩa trọng thương cho rằng kinh tế học là khoa học buôn bán của nhà vua, thì chủ nghĩa trọng nông thì lại cho rằng: Phát triển kinh tế là một trật tự tự nhiên, kinh tế học không chỉ phục vụ cho kẻ hùng mạnh mà còn phục vụ cho những người sản xuất và cho các công dân.

Ngoài ra chủ nghĩa trọng nông cho rằng, quyền con người cũng có tính chất tự nhiên. Quyền của con người phải được thừa nhận một cách hiển nhiên bằng ánh sáng của trí tuệ, không cần cưỡng chế của pháp luật… Từ đó, họ phê phán chủ nghĩa phong kiến đã đưa ra pháp chế chuyên quyền độc đoán là làm thiệt hại cho quyền con người.

Học thuyết trọng nông về sản phẩm ròng

Học thuyết này là trung tâm của học thuyết kinh tế trọng nông, đây là bước tiến quan trọng trong lý luận kinh tế của nhân loại, nội dung chính của lý luận có thể tóm lược thành những nội dung cơ bản sau:

– Sản phẩm ròng [hay sản phẩm thuần tuý] là sản phẩm do đất đai mang lại sau khi trừ đi chi phí lao động và chi phí cần thiết để tiến hành canh tác

– Sản phẩm ròng là quà tặng của tự nhiên cho con người, không phải do quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp mang lại.

– Chỉ ngành sản xuất nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng các ngành khác như công nghiệp, thương mại không thể sản xuất ra sản phẩm ròng.

– Từ lý luận về sản phẩm ròng đi đến lý luận về giá trị lao động. Theo họ lao động tạo ra sản phẩm ròng mới là lao động sản xuất , còn các lao động khác không sinh lời và không tạo ra sản phẩm ròng.

Video liên quan

Chủ Đề