So sánh Ánh trăng

So sánh hình ảnh trăngtrong các bài thơ lớp 9:Đồng chí,

Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng.

[Trăng trong cả ba bài thơ đều là những hình ảnh đẹp, trong sáng của thiên nhiên, là người bạn tri kỉ của con người.

+ Trăng gắn bó với cuộc đời người lính, đồng hành cùng người lính trong những đêm hành quân, phục kích.

+ Trăng đồng hành với người dân trong lao động, sinh hoạt hàng ngày

+ Trăng đi cùng những năm tháng tuổi thơ và quãng đời người lính: gắn với đồng, sông, bể, rừng.

Nét riêng của ánh trăng trong mỗi tác phẩm:

+ Trong bài đồng chí: xuất hiện một lần duy nhất ở cuối bài thơ nhưng gợi nhiều ý nghĩa.[là hình ảnh thực được phát hiện từ chính những đêm hành quân, phục kích của tác giả: "suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn"- lời Chính Hữu tâm sự. Hình ảnh trăng gợi nên không gian thiên nhiên khoáng đạt, bay bổng. Trăng là biểu tượng cho tình đồng chí, đồng đội cao đẹp, biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, mơ mộng, tinh tế của người lính-trong một hoàn cảnh hết sức gian khổ, khốc liệt, trong đêm đông giá lạnh giữa rừng hoang sương muối, người lính vẫn tìm thấy chất thơ bay bổng, vẻ đẹp bất ngờ của vầng trăng. Đó chính là sức mạnh, là đôi cánh nâng đỡ người lính vượt qua những gian khổ khó khăn. Trăng cũng là hình ảnh thơ sáng tạo, độc đáo và có ý nghĩa khái quát cao, tỏa sáng cả bài [được xây dựng bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn].

+ Trong bài Đoàn thuyền đánh cá: Xuất hiện không nhiều nhưng góp phần quan trọng vào việc biểu đạt nội dung tư tưởng của tác phẩm. Trăng là cánh buồm đưa thuyền lướt sóng ra khơi và nâng bổng niềm vui hào hứng trong lao động của những ngư dân đánh cá trên biển đêm: Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Trăng tạo nên gam màu sáng lóng lánh của bức tranh thơ khiến cảnh biển đêm đẹp như một bức tranh sơn mài lộng lẫy: cá nhụ cá chim cùng cá đé/ cá song lấp lánh đuốc đen hồng/ cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe/ đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Trăng góp phần thể hiện tâm hồn khoáng đạt, lãng mạn, khí thế hào hứng, sôi nổi, lạc quan trong lao động của những con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống mới. Hình ảnh trăng được thể hiện bằng bút pháp lãng mạn.

+ Trong bài Ánh trăng: Trăng là hình ảnh xuyên suốt, thể hiện chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống. Là người bạn bình dị, hiền hậu, nghĩa tình, trong sáng, thủy chung của con người, biểu tượng của quá khứ vẹn nguyên tròn đầy. Là nhân chứng nghĩa tình, bao dung, độ lượng và cũng rất nghiêm khắc để con người phải giật mình thức tỉnh lương tâm. Mang chiều sâu tư tưởng, là lời nhắc nhở thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Trăng được xây dựng bằng nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình...]

Tìm hiểu thêm:

CÂU HỎI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ NHẬN ĐỊNH LẶNG LẼ SA PA

Chất trữ tình trong Lặng lẽ Sa Pa

Video liên quan

Chủ Đề