SKKN rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

     Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, nó cần thiết đối với học sinh cấp Tiểu học để các em có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc sống với mọi người xung quanh mang lại cho mỗi cá nhân cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội khi môi trường thân thiện, dễ hoà đồng và cảm hoá lành mạnh.

     Hơn nữa, vấn đề giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước hết “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” ngành Giáo dục đang vận động.

     Làm được như vậy, tôi nghĩ rằng Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không những không làm quá tải trong chương trình giáo dục mà còn đem đến cho người học sự hứng thú, sôi nổi và niềm vui trong học tập. Người học đã hứng thú và tự giác thì chắc chắn việc giáo dục kỹ năng sống cho người học sẽ thực chất và hữu ích, mục tiêu giáo dục toàn diện sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.

    GDKNS cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm là một những nội dung giáo dục quan trọng, có được KNS sẽ giúp các em học sinh tự tin bước vào cuộc sống tương lai. Tăng cường rèn luyện KNS cho học sinh chính là nâng chất lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay. Thấy được sự cần thiết, cấp bách của việc GDKNS cho học sinh, hơn ai hết người giáo viên chủ nhiệm phải xác định được nội dung, biện pháp trong công tác giáo dục GDKNS thông qua công tác chủ nhiệm để định hướng cho các em cách sống, cách tu dưỡng, cách rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

     Với nhận thức đó tôi tin rằng việc giáo dục KNS cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng cũng như hình thành nhân cách cho học sinh. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm khi tham gia công tác giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lí hành chính đơn thuần như tên, tuổi, số lượng, hoàn cảnh gia đình của học sinh, trình độ học sinh về học lực, phẩm chất đạo đức còn phải dự báo xu hướng, tổ chức giáo dục, dạy học phù hợp điều kiện khả năng của từng học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy học lớp 2, tôi luôn vận dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt.

     Hơn nữa, giáo dục kĩ năng sống cũng là một trong năm nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục phát động theo chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ban hành ngày 20 tháng 07 năm 2008.  

Năm học 2018 -2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã và đang thực hiện giáo dục kĩ năng sống như một môn học chính. Để thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chỉ giao phó trách nhiệm cho nhà trường là không đủ cần có sự phối hợp hiệu quả giữa “Giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình và ngoài xã hội”. Trong “ba ngôi giáo dục” này, giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo và vai trò của giáo viên chủ nhiệm được coi là một khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến mức độ thành công của việc giáo dục kĩ năng sống.

     Mặc dù, hiện nay chúng ta trong thời đại Công nghệ - Thông tin, tất cả lĩnh vực phát triển như vũ bão, các em được học tập và sinh hoạt trong các môi trường khá đầy đủ và tiện nghi nên học sinh có những hiểu biết khá phong phú, ngoài ra thông qua các kênh thông tin, đặc biệt là nhờ truy cập Internet, nhưng tôi nhận thấy kỹ năng sống của các em còn nhiều hạn chế. Các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống. Hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống, trong giao tiếp. Đặc biệt các em học sinh lớp 2, kỹ năng tự bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cuộc sống như: kỹ năng nhận diện một vấn đề, biết cách xác định tình huống, biết cách từ chối, kỹ năng xử lý mâu thuẫn, kỹ năng ra quyết định, tự chăm sóc sức khỏe... còn gặp nhiều khó khăn.

     Để thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, không thể không quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp. Bởi lẽ, thầy cô chủ nhiệm lớp có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Vì thầy cô là người hiểu các em nhất, gần gũi với các em nhất trong thời gian các em đến trường học tập. Các em dễ tâm tình chia sẽ với thầy cô chủ nhiệm về những khó khăn các em gặp phải. Bên cạnh đó, thầy cô chủ nhiệm lớp còn là người được nhà trường giao trách nhiệm trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Có thể nói, giáo viên chủ nhiệm vừa là nhà giáo dục, người quản lý, người tổ chức, người nuôi dưỡng các ước mơ, khát vọng của tập thể cũng như của từng cá nhân học sinh, vừa là người đại diện, là cầu nối giữa nhà trường, cha mẹ và các giáo viên khác trong trường với học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo đúng qui định giáo dục trong nhà trường, có những tác động tích cực đến các em cũng như giúp các em điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực, có lợi nhất. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ngày càng trở nên thiết yếu. Nhưng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, với đặc điểm tình hình riêng của từng lớp học, cấp học, văn hóa của từng địa phương…sao cho học sinh cảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không chỉ trên sách vở hay những lời nói suông.

     Thực tế, kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

      Một kĩ năng có thể có những tên gọi khác nhau: Kĩ năng hợp tác còn gọi là kĩ năng làm việc nhóm; Kĩ năng kiểm soát cảm xúc còn gọi là kĩ năng xử lí cảm xúc, kĩ năng làm chủ cảm xúc, kĩ năng quản lí cảm xúc; Kĩ năng thương lượng còn gọi là kĩ năng đàm phán, kĩ năng thương thuyết. Các kĩ năng thường không tách rời có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Kĩ năng không phải tự nhiên có được phải được hình thành trong quá trình học tâp, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành KNS diễn ra trong và ngoài hệ thống giáo dục. KNS vừa mang tính chất cá nhân vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. KNS mang tính xã hội vì KNS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của giai đình, cộng đồng, dân tộc.

      * Thực trạng học sinh lớp 2 còn thiếu và yếu về các kĩ năng sống cơ bản:

Các em hay nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, chưa thật sự tập trung, rất ngại tiếp xúc với thầy cô, ít tham gia các hoạt động học tập. Sự tập trung chú ý của học sinh ở lớp chưa cao, thiếu bền vững, các em rất ngại tham gia các hoạt động nhóm, ngại suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Khó khăn nhất là trong giao tiếp với bạn bè các em có thói quen xưng hô “tao, mày, nó,...”. Học sinh nam thì thích đi chân đất, hay văng tục, đánh nhau, thiếu kiểm soát trong ngôn ngữ khi giao tiếp với bạn. Còn học sinh nữ thì thích chơi theo nhóm, có sự phân biệt trong mối quan hệ bạn bè, các em còn nổi cáu khi bạn chọc ghẹo...

    - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập cũng như giáo dục đạo đức của con em mình.

     -  Địa bàn rộng, một số học sinh nhà xa trường, xa nhau nên công tác phối kết hợp giữa gia đình và giáo viên còn hạn chế.

    - Mức độ nhận thức chưa đồng đều. Các kĩ năng cơ bản của các em ở còn thấp ở nhiều mức độ khác nhau. Học sinh nóng vội, chưa thực sự chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho các em không thể tập trung lĩnh hội những điều giáo viên dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian đầu tư, vận dụng và linh hoạt thay đổi nhiều biện pháp để giúp học sinh có được những kĩ năng sống cơ bản ở môi trường tiểu học mà cụ thể hơn là ở lớp 2, làm nền móng vững chắc cho các em bước tiếp trong môi trường giáo dục cao hơn.

     - Đặc biệt có một số học sinh thuộc diện học sinh khuyết tật về trí tuệ nhưng lại rất nghịch ngợm và ương bướng, tính cách thất thường, khó kiểm soát về hành vi cũng như lời nói.

    * Nguyên nhân:

     - Về giáo viên:

     Qua dùng phiếu thăm dò, khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên lúng túng cả về nội dung, biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh. Nhận thức của giáo viên chưa rõ, chưa đầy đủ về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là rèn những kĩ năng gì. Đặc biệt là nội dung các kĩ năng theo từng khối lớp; vì nhận thức chưa đủ, chưa rõ nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kĩ năng sống cho học sinh.

     Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻ tuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng nên thường tập chung vào chuyên môn nhiều hơn.

        - Về học sinh:

      Các em hay nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, chưa thật sự tập trung, rất ngại tiếp xúc với thầy cô, ít tham gia các hoạt động học tập. Sự tập trung chú ý của học sinh ở lớp chưa cao, thiếu bền vững, các em rất ngại tham gia các hoạt động nhóm, ngại suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Khó khăn nhất là trong giao tiếp với bạn bè các em có thói quen xưng hô “tao, mày, nó,...”. Học sinh nam thì thích đi chân đất, hay văng tục, đánh nhau, thiếu kiểm soát trong ngôn ngữ khi giao tiếp với bạn. Còn học sinh nữ thì thích chơi theo nhóm, có sự phân biệt trong mối quan hệ bạn bè, các em còn nổi cáu khi bạn chọc ghẹo...

      Nhiều gia đình học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn, nhà xa trường, hơn 70% phụ huynh trong lớp là lao động chân tay, có 4 em thuộc diện hộ nghèo và 3 cận nghèo.

2 em có hoàn cảnh khó khăn [bố mẹ bỏ nhau, bố đi làm xa phải ở nhà với bà nội; 1 em thì mẹ cũng bị bệnh tâm thần không có khả năng lao động, 2 mẹ con ở với bác], và 4 em cha mẹ không có công việc ổn định.

       - Về phụ huynh:

       Nhiều phụ huynh luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm Toán thì lo lắng một cách thái quá! Ngoài ra, một trở ngại nữa là phụ huynh trong lớp có một số bố mẹ thì quá nuông chiều. Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ bản thân. Ngược lại, một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết...

      Từ những khó khăn trên là giáo viên chủ nhiệm lớp 2, bản thân tôi đã nghĩ ngay đến việc phải tích cực giáo dục kĩ năng sống cho các em. Vì thế tôi luôn tìm tòi, vận dụng và thay đổi các biện pháp trong công tác chủ nhiệm. Với mong muốn được hiểu, gần gũi, giúp đỡ, định hướng kịp thời cho các em, được góp một phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào việc giáo dục nhân cách, giáo dục ý thức kỷ luật, nề nếp, hình thành các kĩ năng sống cần thiết cho các em thông qua công tác chủ nhiệm lớp 2.

    Các biện pháp để khắc phục những khó khăn trên như sau:

    - Biện pháp 1: Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của việc giáo dục năng sống cho học sinh lớp 2.

    - Biện pháp 2: Xác định đúng vai trò, vị trí, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.

    - Biện pháp 3: Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp.

    - Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.

    - Biện pháp 5: Xây dựng đội ngũ cán sự lớp và tổ chức lớp học.

    - Biện pháp 6:  Xây dựng nền nếp học tập và ý thức tự quản trong giờ học.

    - Biện pháp 7: Nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp.

    - Biện pháp 8: Trang trí “Lớp học thân thiện”.

    - Biện pháp 9: Xây dựng môi trường “Học tập thân thiện” trong lớp học.

    - Biện pháp 10: Thường xuyên củng cố các mối quan hệ thân thiện.

     * Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến:

      - Học sinh chăm ngoan, lễ phép với người lớn, hòa nhã với bạn bè.

     - Hăng hái phát biểu xây dựng bài, chủ động học tập.Các em luôn tự tin, bình tĩnh trước mọi tình huống.

       - Các em thích tự mình trang trí lớp, chăm sóc và bảo vệ  rau, hoa, cây xanh.

       - Kết quả học tập của các em được nâng cao.

       - Các em chủ động giúp bạn trong học tập, vui chơi và lao động.

       - Các em tự tin và bình tĩnh trước mọi tình huống.

       * Mức độ thực hiện các nhóm kĩ năng cơ bản của các em tốt hơn rất nhiều:

       - KN bảo vệ và tự phục vụ bản thân

       - Kỹ năng quản lý cảm xúc

       - Kỹ năng làm việc đội nhóm

       - Kỹ năng quản lý thời gian

       - Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

       - Kỹ năng giải quyết vấn đề

       - Kỹ năng tự nhận thức

       - Tập thể lớp:

      + Duy trì 100% về số lượng.

      + Đạt danh hiệu: Lớp Tiên tiến Xuất sắc

      + Kết quả quá trình học tập: 100% Hoàn thành

      + Năng lực, phẩm chất: 100% Hoàn thành

     * Kết quả các phong trào:

     + Viết Tập san chào mừng ngày 20/11: Giải Nhì

     + Xếp sách nghệ thuật: Giải Ba

     + Kéo co: Giải nhất trong khối

     + Cờ vua cấp trường: 7 HS tham gia. Trong đó có 2 HS dự thi cấp huyện.

     * Sau đây là hình ảnh minh họa:

Ảnh 1: Bầu ban cán sự lớp

Ảnh 2: Ban cán sự lớp cùng tổ trưởng lên ra mắt

Lớp học thân thiện

Góc sinh nhật

Hộp thư vui

Điều em muốn nói

Các em đọc sách, truyện trong thư viện thân thiện của lớp

Học sinh tưới hoa và cây xanh trong giờ ra chơi

Các em nhổ cỏ vườn rau

Các em bắt sâu cho rau

Các em nhổ cỏ vườn rau

Cây xanh trong lớp học

Chăm sóc cây hoa ở cửa lớp học

Giúp bạn học bài trong giờ ra chơi

Phát huy phong trào: Đôi bạn cùng tiến trong các giờ học

Hoạt động học nhóm trong giờ Tập đọc

Làm việc nhóm 4 Trong tiết ôn Toán

Hoạt động nhóm khi trải nghiệm thực tế

Hoạt động nhóm khi chơi trò chơi trải nghiệm

Nhóm đôi khi chơi trò chơi

Cô và trò lớp 2B vui Tết trung thu

Học sinh chúc mừng sinh nhật cô

Tập thể lớp 2B chụp kỉ niệm cùng thầy hiệu trưởng

Nghe cô đọc sách trong giờ ra chơi

Tình bạn thân thiết

Cùng vui chơi

Niềm vui chiến thắng trong cuộc thi: Xếp sách nghệ thuật

Sức mạnh tập thể

Video liên quan

Chủ Đề