Phạm vi nghiên cứu de tài tiểu luận

Việc trình bày mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận đôi khi gây khó khăn cho các bạn sinh viên vì không biết cách dẫn dắt vấn đề, hoặc đi sai hướng của vấn đề. Sau đây, Luận Văn 24 sẽ hướng dẫn bạn cách thức nêu lên mục đích nghiên cứu của tiểu luận một cách chi tiết và súc tích nhất, giúp bạn dễ hiểu và áp dụng tốt vào bài tiểu luận của mình.

1. Mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận là gì?

  • Hiểu một cách đơn giản, mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận chính là cái đích mà đề tài hướng đến. Nó chính là lý do xuyên suốt, là cơ sở mà bạn chọn đề tài tiểu luận để nghiên cứu.
  • Trong phần mục đích này, bạn cần nêu được tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề mà bạn định nghiên cứu.
  • Để trình bày mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận hay, súc tích và thuyết phục bạn cần biết cách đặt vấn đề cho bài luận. Các bài tiểu luận có thể được giới thiệu mục đích nghiên cứu bằng nhiều cách nhưng phải đảm bảo tính liên quan chặt chẽ đến vấn đề mà bạn muốn nghiên cứu.
  • Bên cạnh đó, để thực hiện việc nghiên cứu và cho ra kết quả chính xác, bạn cần khoanh vùng phạm vi nghiên cứu để vẽ ra những hướng đi cụ thể cho phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận. 
  • Phần dưới đây sẽ nói rõ hơn vì sao phải đặt vấn đề và khoanh vùng nghiên cứu, cũng như hướng dẫn chi tiết cách thực hiện như thế nào là chính xác, nhằm giúp bạn dễ dàng viết được một mở đầu tiểu luận đầy thuyết phục.
  • Ngoài mục đích nghiên cứu đề tài, bạn cũng nên tham khảo thêm cách viết lời cam đoan trong tiểu luận và lời cảm ơn trong tiểu luận để sản phẩm bài viết được chỉnh chu nhất trước khi nộp cho giáo viên hướng dẫn.

2. Hướng dẫn cách đặt vấn đề cho bài tiểu luận

  • Việc đặt vấn đề cho bài tiểu luận cần thực hiện một cách tự nhiên và thuyết phục qua các dẫn chứng về bối cảnh hoặc những kết quả hiện có
  • Việc dẫn chứng này chủ yếu để truyền cảm hứng cho người đọc nhận thấy tầm quan trọng của một vấn đề nào đó. Qua đây, bạn sẽ móc nối đến đề tài mà bạn đang nghiên cứu. 
  • Trong phần này, bạn cần nêu lên được tính cấp thiết của đề tài tiểu luận. Đề tài được chọn dù thuộc lĩnh vực nào thì đều phải mang tính cần thiết đối với lĩnh vực đó. Có như vậy, bài luận mới có giá trị nghiên cứu và có đủ sức hấp dẫn đối với người đọc.
  • Thêm vào đó, bạn phải chỉ ra được các ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Công việc nghiên cứu của bạn sẽ là vô nghĩa nếu như không đóng góp được gì cho khoa học và thực tiễn.
  • Do đó, điều này rất quan trọng và bắt buộc phải được thể hiện trong phần đặt vấn đề, nhằm thuyết phục người đọc rằng vấn đề bạn chọn là hữu ích.

Như vậy, phần đặt vấn đề trong tiểu luận cần bao trùm được 4 nội dung sau đây:

  • Tóm tắt tình hình chung [Mô tả và phân tích thực trạng]
  • Tóm tắt các nghiên cứu trước đây
  • Sự cần thiết, tầm quan trọng của nghiên cứu
  • Đề xuất biện pháp

Sau cùng, với những sự cấp thiết, cũng như những hứa hẹn đóng góp cho khoa học và thực tiễn của đề tài thì mục đích, mục tiêu của đề tài phải được xác định rõ ràng.

Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và phân biệt được các phần này bằng mẫu ví dụ dưới đây.

Ví dụ đề tài: Tính hiệu quả của việc áp dụng giãn cách xã hội và đeo khẩu trang trong phòng chống sự lây lan của chủng mới virus Corona ở Việt Nam.

Dưới sự bùng nổ của đại dịch Covid -19, cả thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế chưa từng có. Khi những nỗ lực tìm vac-xin của các nhà khoa học vẫn chưa đạt kết quả khả quan, việc tìm ra những giải pháp để ngăn chặn sự lây lan của virus là vô cùng cần thiết. Giãn cách xã hội và đeo khẩu trang hiện là những giải pháp phòng chống sự lan nhanh của đại dịch được áp dụng trên nhiều quốc qua nhưng lại đang vướng phải nhiều tranh cãi về tính hiệu quả của nó tại Mỹ. Và vẫn còn rất ít những nghiên cứu về vấn đề này. [Phần này đã nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề]

Những nghiên cứu về tính hiệu quả của giãn cách xã hội và đeo khẩu trang sẽ giải thích được vì sao phải áp dụng những biện pháp này một cách khoa học, qua đó củng cố niềm tin của mọi người khi áp dụng chúng trong thực tiễn [Phần này đã nêu lên những đóng góp thuộc khoa học và thực tiễn của vấn đề].

Vì vậy, bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu xem việc áp dụng giãn cách xã hội và đeo khẩu trang có tác dụng như thế nào đối với việc phòng chống sự lan nhanh của chủng mới virus Corona gây bệnh Sars-Cov 2 [Đây chính là mục tiêu của bài nghiên cứu].

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tiểu luận

Sau khi đã nêu lên được sự cần thiết, những đóng góp cho khoa học và thực tiễn, cũng như mục tiêu của đề tài tiểu luận, bạn cần xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài tiểu luận.

Với tính chất của một bài tiểu luận, bạn không thể nghiên cứu ở một phạm vi quá rộng bởi những hạn chế về thời gian cũng như nguồn lực. Vì ngay cả các nghiên cứu khoa học chuyên sâu cũng luôn giới hạn trong một phạm vi nhất định.

Bạn hãy khoanh vùng để chọn mẫu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Phạm vi của một bài tiểu luận có thể chỉ gói gọn trong việc tham khảo và tổng hợp cơ sở lý thuyết, hoặc bạn có thể thực hiện khảo sát, phỏng vấn trong phạm vi một trường học, một thành phố, một vùng miền, hay một quốc gia nào đó.

Có thể bạn quan tâm: Cách viết và top mẫu bài tiểu luận đường lối cách mạng của Đảng

Hy vọng những chia sẻ của bài viết này sẽ giúp các bạn trình bày thật tốt phần mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận. Qua đó, thể hiện được sự nhiệt huyết của bạn trong công việc nghiên cứu của chính mình và đạt điểm số tối đa cho bài luận của mình.

Nếu bạn có những thắc mắc về cách trình bày mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận,hoặc cần đến sự trợ giúp từ dịch vụ thuê làm tiểu luận xin vui lòng liên hệ với Luận Văn 24 qua email: hoặc số hotline: 098.855.24.24 để được giải đáp sớm nhất.

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: //luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Trong suốt thời gian hoạt động trong lĩnh vực viết thuê tiểu luận, Luận Văn 2S đã nhận được rất nhiều những câu hỏi của các bạn sinh viên liên quan đến vấn đề viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học. Đối với rất nhiều sinh viên, không kể là lần đầu hay đã một vài lần làm tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn, khúc mắc. Hiểu được điều đó, Luận Văn 2S đã biên soạn và gửi đến các bạn hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học theo mẫu chung chi tiết nhất.

Trước khi đi vào phần hướng dẫn chi tiết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 2 khái niệm phổ biến nhưng rất dễ gây nhầm lẫn trong viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học đó chính là: Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học. 

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì

Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học là tổng hợp các công cụ [giải pháp, cách thức, quy trình công nghệ, con đường…] hỗ trợ chúng ta trong quá trình thực hiện thu thập số liệu, dữ liệu, kiến thức, thông tin trong quá trình nghiên cứu khoa học. [Trong đó, khoa học được định nghĩa ở mức độ chung nhất là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn dựa trên những chứng minh, khẳng định của phương pháp nghiên cứu khoa học].

Bản chất của nghiên cứu khoa học dựa vào việc quan sát kỹ lưỡng, áp dụng sự hoài nghi nghiêm ngặt mà chúng ta cảm nhận được về những hiện tượng quan sát. Từ đó tìm ra quy luật của các hiện tượng đó và đưa ra các giả thuyết dựa trên những quan sát. Thử nghiệm và đo lường các khoản khấu trừ rút ra từ thử nghiệm và dựa trên những phát hiện thực nghiệm để sàng lọc hoặc loại bỏ giả thuyết. 

Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học

Một số các phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học được chia thành 2 nhóm cơ bản đó chính là: Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn và các phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Trong đó:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên các thông tin và cơ sở dữ liệu sẵn có tại các văn bản, tài liệu để rút ra kết luận khoa học cho vấn đề nghiên cứu. Bao gồm các phương pháp:

  • Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
  • Phương pháp lịch sử
  • Phương pháp giả thuyết
  • Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
  • Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Bao gồm các phương pháp áp dụng trực tiếp vào vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn giúp nhà nghiên cứu hiểu rõ bản chất và các quy luật liên quan đến vấn đề:

  • Phương pháp điều tra
  • Phương pháp quan sát khoa học
  • Phương pháp thực nghiệm khoa học
  • Phương pháp phân tích tổng kết thí nghiệm
  • Phương pháp chuyên gia

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là gì

Về khái niệm, phương pháp luận nghiên cứu khoa học được định nghĩa là hệ thống những quan điểm, nguyên lý [quan trọng nhất đó chính là các nguyên lý có quan hệ trực tiếp với thế giới quan] có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng, chọn lựa và vận dụng các phương pháp để định hướng cho việc nghiên cứu một vấn đề cụ thể. Nói một cách dễ hiểu, phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, nhân sinh quan, thế giới quan mà con người sử dụng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Phương pháp luận có tính lý luận và được chia thành 2 dạng:

  • Phương pháp luận chung: Là lý luận về phương pháp được sử dụng cho nhiều bộ môn khoa học. Phổ biến nhất là triết học.

  • Phương pháp bộ môn: lý luận về phương pháp sử dụng cho một lĩnh vực khoa học nhất định

Cấu trúc chung của một tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ bao gồm:

Phần mở đầu:

- Lý do chọn đề tài: Ở tất cả các bài luận, bài báo cáo nào. Lý do chọn đề tài luôn là đáp án cho câu hỏi: “Tại sao lại nghiên cứu vấn đề này?”. Tác giả cần nêu bật được lý do cả về lý luận và thực tiễn đồng thời là thực trạng tại địa bàn nghiên cứu.

- Mục đích khi chọn đề tài: Trên cơ sở khoa học và phương pháp luận khoa học, tiểu luận trình bày một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực, đề tài tiểu luận. Giúp người đọc hiểu được những nội dung cơ bản của từng phương pháp.

- Nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích đề tài: Dựa trên cơ sở mục đích khi chọn đề tài đã được xác định. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài hướng đến giải quyết những vấn đề, công việc cụ thể sau:

  • Làm rõ cơ sở lý luận
  • Nghiên cứu thực tiễn 
  • Đưa ra kết luận, kiến nghị, giải pháp thực hiện kiến nghị

- Đối tượng và khách thể trong phân tích, nghiên cứu đề tài: 

  • Đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
  • Khách thể nghiên cứu: Những cá nhân, nhóm xã hội chứa đựng vấn đề cần nghiên cứu.

- Phạm vi phân tích, nghiên cứu đề tài: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích, nghiên cứu đề tài: Trình bày tất cả các phương pháp nghiên cứu khoa học đã được sử dụng trong bài tiểu luận. Ví dụ như: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp điều tra, quan sát...

Phần nội dung:

- Cơ sở lý luận:

  • Lịch sử nghiên cứu của đề tài
  • Các khái niệm cơ bản
  • Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu của tiểu luận

- Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu:

  • Khảo sát thực trạng dựa vào các phương pháp nghiên cứu, bảng câu hỏi. Sau đó thực hiện khảo sát điều tra, xử lý thống kê…
  • Nguyên nhân của thực trạng
  • Giải pháp thực hiện

- Kết quả nghiên cứu:

Tiến hành thực nghiệm và so sánh kết quả thực nghiệm từ đó đưa ra nhận định đánh giá.

Phần kết luận và khuyến nghị

Trong phần kết luận và khuyến nghị, người viết cần tóm tắt lại nội dung chính của tiểu luận. Đưa ra các giải pháp để triển khai áp dụng vào thực tiễn. Đồng thời là đưa ra khuyến nghị, hướng phát triển của đề tài.

Danh mục tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo bao gồm tất cả các công trình nghiên cứu, tác giả đã được trích dẫn trong tiểu luận. Tài liệu tham khảo phải được chia thành từng ngôn ngữ và sắp xếp theo đúng quy định về trình bày danh mục tài liệu tham khảo của trường.

Phụ lục [nếu có]

Phụ lục là nơi liệt kê những bảng số liệu, lưu trữ thông tin liên quan xuất hiện trong tiểu luận để người đọc quan tâm có thể kiểm tra và tra cứu. Thông thường, phiếu điều tra, bảng điều tra, khảo sát sẽ được để trong phần này.


Hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Tìm hiểu sâu hơn về nội dung chi tiết trong cấu trúc bài tiểu luận, bạn đọc nên tham khảo bài viết: Công thức viết cấu trúc bài tiểu luận chuẩn nhất hiện nay

Yêu cầu về hình thức của bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

  • Tiểu luận được trình bày một cách rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích và rành mạch. Tuyệt đối không tẩy xóa.
  • Tiểu luận phải bao gồm đồ thị, hình vẽ, bảng biểu chú thích và được đánh số trang cụ thể.
  • Sử dụng font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, mật độ chữ bình thường.
  • Lề trái: 3,5 cm; lề phải: 2cm; lề trên: 2,5 cm; lề dưới: 3cm và dãn dòng 1,5 lines.
  • Tiểu luận được đóng thành quyển được in trên khổ giấy A4 màu trắng. Trang bìa được in bằng giấy màu cứng.
  • Việc đánh số hình vẽ, bảng biểu, phương trình phải gắn với số chương [Ví dụ: Hình 2.3 có nghĩa là hình thứ 3 trong chương 2]
  • Tiểu luận phải từ 10 trang trở lên [Không bao gồm ảnh minh họa]

Bài tiểu luận nghiên cứu khoa học mẫu

Để có thể làm được bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh, bạn đọc có thể tham khảo một số bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học mẫu dưới đây nhé!

//bit.ly/2s9iPcn

Video liên quan

Chủ Đề