Sinh viên xem khung thời gian đào tạo của năm học tại các nguồn nào sau đây

Với chương trình đào tạo theo tín chỉ

Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện nhằm giúp cho sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình.

Cụ thể, theo Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định, đối với chương trình đào tạo theo tín chỉ, cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên các điều kiện:

- Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

- Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, nếu bị cảnh báo học tập nhiều lần, sinh viên sẽ bị buộc thôi học trong các trường hợp:

- Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;

- Thời gian học tập vượt quá giới hạn được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo.

Lưu ý, quy chế của cơ sở đào tạo phải có quy định cụ thể về:

- Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;

- Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;

- Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Sinh viên bị buộc thôi học khi nào? [Ảnh minh họa]

Với chương trình đào tạo theo niên chế

Theo a khoản 4 Điều 12 Quy chế đào tạo trình độ đại học, điều kiện cảnh báo học tập là:

- Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Đồng thời, cũng theo Điều 12, cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện:

- Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;

- Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ bị buộc thôi học trong các trường hợp:

- Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;

- Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo.

Trường hợp sinh viên không đạt tiến độ học tập bình thường được học tiếp lên lớp nhưng cũng không thuộc diện buộc thôi học thì được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.

Trên đây là giải đáp về: Sinh viên bị buộc thôi học khi nào? Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.>> Sinh viên thi rớt, học lại: Khi nào bị hạ bằng?

>> Mức học bổng của học sinh, sinh viên mới nhất

>> Các trường hợp sinh viên được miễn, giảm học phí

>> Xem thêm các chính sách mới về giáo dục tại đây.

Đây là Khung kế hoạch thời gian của toàn năm học, vì vậy yêu cầu mỗi sinh viên phải hiểu được nội dung được trình bày để thực hiện đúng. Sinh viên có thể xem Kế hoạch thời gian năm học bên dưới hoặc vào Hệ thống thông tin sinh viên [//stdportal.tdtu.edu.vn/], chọn mục Đào tạo, chọn Kế hoạch năm học.

Trong 01 năm học, sẽ có các học kỳ sau:

  • 02 Học kỳ chính [Học kỳ 1 và Học kỳ 2]: đây là học kỳ bắt buộc trong lộ trình đào tạo, mỗi học kỳ sẽ bao gồm 15 tuần thực học và 03 tuần thi tập trung.
  • 01 Học kỳ Hè: đây là học kỳ phụ, sinh viên chỉ đăng ký khi có nguyện vọng học, học kỳ này sẽ có 07 tuần thực học và 02 tuần thi tập trung. Điểm số của học kỳ Hè sẽ tham gia vào tính điểm Trung bình học kỳ của Học kỳ 2 cùng năm học.
  • 02 Học kỳ Dự thính: đây là học kỳ phụ, sinh viên chỉ đăng ký khi có nguyện vọng học, học kỳ này sẽ gồm 10 tuần thực học và 02 tuần thi tập trung. Lưu ý: điểm số môn học trong học kỳ dự thính sẽ không tham gia vào tính điểm Trung bình học kỳ chính, chỉ có môn học có điểm đạt mới được tích lũy vào điểm bảo lưu.

Sinh viên lưu ý: 02 tuần trước khi bắt đầu của các Học kỳ chính thức rất quan trọng, trường hợp sinh viên có nguyện vọng Nghỉ học tạm thời, Thôi học hoặc nộp các Chứng chỉ để Miễn học các môn học tương ứng thì phải thực hiện trong thời gian này, để không bị tính học phí cho các môn học đã có kết quả đăng ký thành công. Kết thúc thời gian trên, sinh viên vẫn có thể nộp Đơn đề nghị nhưng phải hoàn thành nghĩa vụ học phí học kỳ.

Chương trình đào tạo

Chương trình đào to được xây dng theo đơn v tín ch. Trong đó, 01 tín ch bao gm:

  • 15 tiết [50 phút/1 tiết] hc lý thuyết;
  • 30 – 45 tiết [50 phút/1 phút] thc hành hoc tho lun;
  • 45 – 90 gi thc tp ti cơ s;
  • 45 – 60 gi làm bài tiu lun, bài tp ln, khóa lun tt nghip.

Có cấu trúc từ các học phần, với các loại sau:

  • Học phần bắt buộc
    • Nội dung kiến thức chính yếu
    • Bắt buộc tích lũy
  • Học phần tự chọn
    • Nội dung kiến thức cần thiết
    • Tự chọn để tích lũy đủ số học phần quy định
  • Học phần tương đương
    • Học phần thuộc chương trình đào tạo của khóa, ngành khác
    • Được phép tích lũy thay cho học phần của chương trình đào tạo của ngành đào tạo
  • Học phần thay thế
    • Sử dụng khi học phần không còn tổ chức giảng dạy
    • Thay thế bằng học phần khác đang còn tổ chức giảng dạy
    • Thay thế cho học phần Thực tập và tốt nghiệp
  • Học phần tiên quyết
    • Học phần A là tiên quyết của học phần B
    • Bắt buộc đã tích lũy học phần A để đăng ký học phần B
  • Học phần trước
    • Học phần A là học phần trước của học phần B
    • Được phép học học phần B sau khi đã học xong học phần A

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với sinh viên, quy định cụ thể tùy theo chương trình đào tạo.

Khóa học, năm học và học kỳ

Khóa học là thời gian để sinh viên hoàn thành một chương trình đào tạo, bao gồm các năm học.

Học kỳ là khoảng thời gian nhất định dành cho các hoạt động giảng dạy, học tập các học phần và đánh giá kiến thức [kiểm tra, thi kết thúc học phần,…].

Năm học gồm 02 học kỳ chính và 01 học kỳ phụ:

  • Học kỳ chính
    • 15 – 17 tuần giảng dạy, học tập
    • 2 – 4 tuần đánh giá tập trung
  • Học kỳ phụ
    • 5 – 6 tuần giảng dạy, học tập
    • 1 – 2 tuần đánh giá tập trung

Lớp

Mô hình lớp tại UEH có hai loại:

  • Lớp học phần
    • Tập hợp sinh viên đăng ký cùng học phần, cùng thời khóa biểu
    • Tổ chức trong 01 học kỳ đăng ký
  • Lớp sinh viên
    • Tập hợp sinh viên cùng khóa học, ngành/ chuyên ngành đào tạo
    • Tổ chức cố định theo giai đoạn

Xử lý học vụ cảnh báo học tập

Các bạn sinh viên lưu ý tránh rơi vào các trường hợp sau sẽ bị xử lý học vụ cảnh báo học tập:

  • Đối với tổng số tín chỉ
    • Không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đăng ký
    • Nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24
  • Đối với điểm trung bình học kỳ
    • Đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học
    • Dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo
  • Đối với điểm trung bình tích lũy
    • Dưới 1,2 đối với sinh viên năm thứ nhất
    • Dưới 1,4 đối với sinh viên năm thứ hai
    • Dưới 1,6 đối với sinh viên năm thứ ba
    • Dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo

Điều kiện tiếp tục học tập

Để tiếp tục học tập ở các học kỳ sau, bạn cần đảm bảo điều kiện sau:

  • Còn thời gian để theo học
  • Không bị buộc thôi học, nếu rơi vào các trường hợp dưới đây
    • Cảnh cáo học tập quá 02 lần liên tiếp hoặc 03 lần trong một khóa học
    • Nghỉ học liên tục 02 học kỳ chính trở lên không có lý do chính đáng
    • Hết thời gian đào tạo tối đa
    • Vi phạm kỷ luật mức buộc thôi học

Ngoài ra, bạn có thể thôi học theo yêu cầu cá nhân. Tuy nhiên, hãy kiên trì nhé, UEH luôn bên bạn.

Chuyển ngành, chuyển nơi học

Nếu cảm thấy quyết định ban đầu chưa đúng hướng, bạn có thể tham khảo điều kiện để chuyển ngành, chuyển nơi học trong UEH:

  • Không đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa
    • Không bị xem xét buộc thôi học
    • Còn đủ thời gian học tập
  • Đạt điều kiện trúng tuyển trong cùng khóa tuyển sinh
  • Cơ sở đào tạo, trụ sở chính [hoặc phân hiệu] có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo
  • Được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu và của Hiệu trưởng

Trao đổi sinh viên và hợp tác trong đào tạo

Điều kiện tham gia:

  • Theo Quy định UEH
  • Học một số học phần tại cơ sở đào tạo khác
    • Được hiệu trưởng của hai cơ sở đào tạo đồng ý
    • Số lượng tín chỉ tích lũy tại cơ sở đào tạo khác không vượt quá 25% chương trình đào tạo
  • Hợp tác đào tạo giữa các cơ sở đào tạo
    • Số lượng tín chỉ tích lũy tại cơ sở phối hợp đào tạo không vượt quá 25% chương trình đào tạo

Chuyển trường

Điều kiện chuyển trường:

  • Không đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa
    • Không bị xem xét buộc thôi học
    • Còn đủ thời gian học tập
  • Không thuộc diện đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên
  • Đạt điều kiện trúng tuyển trong cùng khóa tuyển sinh nơi chuyển đến
  • Nơi chuyển đến có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo
  • Được sự đồng ý của hiệu trưởng nơi chuyển đi và nơi chuyển đến
  • Có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển gần nơi cư trú

THỜI GIAN HỌC TRONG NĂM

Thời gian học trong ngày

Buổi Thứ tự tiết học trong buổi Giờ học Thời gian nghỉ
Sáng 1 07g10 – 08g00
2 08g00 – 08g50
3 08g50 – 09g40 Nghỉ 10 phút
4 09g50 – 10g40
5 10g40 – 11g30
Chiều 1 12g45 – 13g35
2 13g35 – 14g25
3 14g25 – 15g15 Nghỉ 10 phút
4 15g25 – 16g15
5 16g15 – 17g05

Bạn có thể theo dõi khung thời gian đào tạo hàng năm tại website Phòng Kế hoạch đào tạo – Khảo thí tại ĐÂY.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THỨ HAI

Đối tượng: Sinh viên Đại học chính quy

Hình thức đào tạo

  • Hình thức đào tạo song ngành
    • Đăng ký học thêm một ngành thứ hai, khác với ngành đang theo học [ngành thứ nhất].
    • Được cấp bằng cử nhân với ngành tốt nghiệp khác với ngành học ở chương trình đào tạo thứ nhất.
      • Phụ lục văn bằng tốt nghiệp thể hiện ngành/ chuyên ngành thứ hai
  • Hình thức đào tạo song chuyên ngành
    • Đăng ký học thêm một chuyên ngành thứ hai khác với chuyên ngành thứ nhất đang theo học [2 chuyên ngành thuộc cùng 1 ngành đào tạo].
    • Được chuyển điểm học phần Thực tập và Tốt nghiệp từ chuyên ngành thứ nhất sang.
    • Được cấp bằng cử nhân với ngành tốt nghiệp giống với ngành học ở chương trình đào tạo thứ nhất.
      • Phụ lục văn bằng tốt nghiệp thể chuyên ngành thứ hai

Điều kiện đăng ký

  • Sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất
  • Không vi phạm kỷ luật
  • Đáp ứng 01 trong 02 điều kiện
    • Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên
      • Đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh
    • Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình
      • Đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh

Quy trình đăng ký

  • Tải mẫu phiếu đăng ký học chương trình thứ 2 tại //daotao.ueh.edu.vn/bieu-mau/1 và điền đầy đủ thông tin
  • Nộp giấy đề nghị tại Phòng Đào tạo [A0.13]
  • Phòng Đào tạo thông báo kết quả đăng ký học chương trình thứ 2 đến sinh viên.
  • Sinh viên đăng ký học phần sau khi được xét học chương trình thứ 2

Giá trị mang lại khi sinh viên đăng ký học thêm chương trình thứ 2

  • Tích lũy thêm kiến thức chuyên môn, đáp ứng nhu cầu cá nhân
  • Tốt nghiệp với 02 văn bằng, 02 bảng điểm
  • Nâng cao kỹ năng quản lý thời gian, chủ động trong kế hoạch của bản than
  • Được tư vấn và hỗ trợ đăng ký học phần
  • Sinh viên được chuyển điểm các học phần tương đương giữa 2 chương trình đào tạo
  • Được ưu tiên giới thiệu việc làm bán thời gian, giới thiệu đơn vị thực tập, được huấn luyện miễn phí kỹ năng ngoài chương trình đào tạo chính khóa và được ưu tiên xét học bổng từ các nguồn tài trợ
  • Được hỗ trợ về học phí của chương trình thứ 2
  • Gia tăng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai và đáp ứng tính cạnh tranh trong thị trường lao động

TẠM NGỪNG HỌC, BẢO LƯU KẾT QUẢ

Đối tượng

  • Sinh viên còn trong thời gian đào tạo kế hoạch của khóa học
  • Được điều động vào lực lượng vũ trang
  • Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải thi đấu quốc tế
  • Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài
  • Vì lý do cá nhân khác
    • Phải học tối thiểu 01 học kỳ
    • Không bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật
    • Nghỉ học tạm thời [Bảo lưu]

Thời gian tạm ngừng học

  • Không quá 02 học kỳ chính cho một lần nộp hồ sơ
  • Tính vào tổng thời gian học được phép kéo dài tối đa
    • Trừ trường hợp được điều động vào lực lượng vũ trang

Quy trình đề nghị nghỉ học tạm thời

  • Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ
    • Sinh viên tải mẫu Giấy đề nghị nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trên website Phòng Đào tạo, điền đầy đủ thông tin và chuẩn bị các giấy tờ xác nhận liên quan đến lý do bảo lưu.
    • Hồ sơ minh chứng:
      • Lý do tham gia nghĩa vụ quân sự: Bản photo Lệnh gọi công dân nhập ngũ.
      • Lý do sức khỏe: Bản photo Giấy xác nhận nằm viện/Giấy vào viện/Giấy ra viện/Giấy xác nhận khám chữa bệnh do cơ quan khám chữa bệnh/bệnh viện cấp.
      • Lý do du học: Bản photo Visa hoặc thư mời nhập học của Trường nước ngoài.
      • Lý do gia đình/cá nhân: Thư xác nhận do ba/mẹ/người nuôi dưỡng viết.
  • Bước 02: Nộp hồ sơ
    • Sinh viên nộp hồ sơ theo một trong hai [02] cách:
      • Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo.
      • Gửi bản scan [màu] hồ sơ qua email của Phòng Đào tạo [địa chỉ email ]
  • Bước 03: Nhận kết quả
    • Sinh viên nhận bản scan màu Quyết định về việc đồng ý cho sinh viên nghỉ học tạm thời qua mail cá nhân trong vòng năm [05] ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Quy trình đăng ký học lại sau thời gian nghỉ học tạm thời

  • Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ
    • Sinh viên tải mẫu Giấy đề nghị học lại trên website Phòng Đào tạo, điền đầy đủ thông tin và chuẩn bị các giấy tờ xác nhận liên quan [nếu có].
    • Hồ sơ xác nhận:
    • Nhập học lại sau thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự: Bản photo quyết định xuất ngũ.
    • Nhập học lại sau thời gian bảo lưu vì lý do sức khỏe: Bản photo Giấy xác nhận đủ sức khỏe học tập do cơ quan khám chữa bệnh/bệnh viện cấp.
  • Bước 02: Nộp hồ sơ
    • Sinh viên nộp hồ sơ theo một trong hai [02] cách:
      • Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo.
      • Gửi bản scan [màu] hồ sơ qua email của Phòng Đào tạo [địa chỉ mail ]
  • Bước 03: Nhận kết quả
    • Trong vòng năm [05] ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sinh viên nhận mail thông báo lịch nhận Quyết định về việc v/v thu nhận sinh viên sau thời gian nghỉ học tạm thời và thời gian đăng ký học phần.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học, hình thức đào tạo chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, xem chi tiết tại ĐÂY

Tin, ảnh: Phòng Đào tạo, DSA và Phòng Marketing – Truyền thông

Video liên quan

Chủ Đề