Sinh 11 bài 1 trắc nghiệm

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1.

1 2427 lượt xem

Tải về

Trang trước

Chia sẻ

Trang sau  

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Bài giải Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Câu 1. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua miền nào?

A. Miền lông hút.

B. Miền chóp rễ.

C. Miền sinh trưởng.

D. Miền trưởng thành.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Lông hút là miền chịu trách nhiệm hút nước và muối khoáng và có cấu tạo phù hợp với chức năng này.

Câu 2. Thành phần nào của tế bào thực vật, hạn chế sự hút nước theo cơ chế thẩm thấu?

A. Thành tế bào.

B. Không bào.

C. Keo nguyên sinh

D. Lưới nội chất

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Thành tế bào có lớp cutin không thấm nước sẽ hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu.

Câu 3. Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế nào?

A. Thẩm thấu.

B. Khuếch tán.

C. Nhờ các bơm ion.

D. Chủ động.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Nước xâm nhập vào tế bào chủ yếu qua con đường thẩm thấu [nước đi từ nơi có thế nước cao tới nơi có thế nước thấp.

Câu 4. Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Hoạt động trao đổi chất.

B. Chênh lệch nồng độ ion.

C. Cung cấp năng lượng.

D. Hoạt động thẩm thấu.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Hấp thụ ion khoáng thụ động chủ yếu dựa vào sự chênh lệch nồng độ ion [các ion khoáng sẽ đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp].

Câu 5: Rễ cây hấp thụ tốt phần lớn các chất ở độ pH là?

A. 7 – 7,5

B. 7.5 – 8

C. 5 – 5,5

D. 6 – 6,5

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Đất có pH = 6 – 6,5 là phù hợp với việc hấp thụ phần lớn các chất khoáng. Đất quá axit hay quá kiềm đều không tốt cho việc hấp thụ các chất khoáng do các chất khoáng dễ bị rửa trôi hoặc gây ngộ độc cho cây.

Câu 6. Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động. Vận chuyển chủ động được giải thích là:

A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.

B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.

D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Vận chuyển chủ động được hiểu là sự vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và đồng thời phải tiêu tốn năng lượng.

Câu 7: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

A. Hấp thụ chủ động.

B. Hấp thụ thụ động.

C. Thẩm thấu.

D. Khuếch tán.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Cây cần vận chuyển ion ngược chiều gradient nồng độ → Hấp thụ chủ động.

Câu 8. Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?

I. Năng lượng là ATP

II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất

III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi

IV. Enzim hoạt tải [chất mang]

A. I, IV

B. II, IV

C. I, II, IV

D. I, III, IV

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Hấp thu chủ động là quá trình vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất cấn ATP để cung cấp năng lượng để vận chuyển các chất ngược chiều nồng độ và các enzyme hoạt tải đề vận chuyển các chất qua màng.

Câu 9: Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng có liên quan chặt chẽ đến quá trình hô hấp của rễ vì:

A. Quá trình hô hấp làm giãn nở các bó mạch, giúp cho nước và khoáng được vận chuyển dễ dàng hơn.

B.Quá trình hô hấp của rễ tạo ra sản phẩm trung gian, cung cấp cho quá trình hút nước và khoáng.

C. Quá trình hô hấp của rễ tạo ra các ion hút bám trao đổi với các ion của keo đất.

D. Quá trình hô hấp của rễ tạo ra ATP cung cấp cho hút nước và khoáng một cách chủ động.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Hô hấp rễ tạo ATP cung cấp để cây hút được nước và khoáng theo hình thức chủ động.

Câu 10. Trong các biện pháp sau:

[1] Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.

[2] Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.

[3] Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.

[4] Vun gốc và xới đất cho cây.

Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

[3] sai vì nếu giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất sẽ khiến đát bị nghèo và khiến cho bộ rễ cây phát triển kém.

Câu 11. Ý nào sau đây không phải là hấp thụ bị động chất khoáng?

A. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.

B. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.

C. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.

D. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

A sai vì ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ caolà hình thức hấp thụ chủ động.

Câu 12. Sự hấp thụ khoáng thụ động của tế bào không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

[1] Hoạt động trao đổi chất.       

[2] Sự chênh lệch nồng độ ion.

[3] Năng lượng.

[4] Hoạt động thẩm thấu.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ khoáng: áp suất thẩm thấu, độ pH, độ thoáng, nhiệt độ, ánh sáng,…

Câu 13. Cho các đặc điểm sau:

[1] Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin → dễ thấm nước.

[2] Không bào trung tâm nhỏ → tạo áp suất thẩm thấu cao.

[3] Không bào trung tâm lớn → tạo áp suất thẩm thấu cao.

[4] Có nhiều ti thể → hoạt động hô hấp mạnh → tạo áp suất thẩm thấu lớn.

Những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước là:

A. [1], [3] và [4]

B. [1], [2] và [3]

C. [2], [3] và [4]

D. [1], [2], [3] và [4]

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Để thực hiện tốt chức năng của hút nước và dinh dưỡng [ion khoáng] của mình, các tế bào lông hút có 3 đặc điểm cơ bản sau: Thành tế bào mỏng, không thấm nước; chỉ có một không bào trung tâm lớn và có nhiều ti thể giúp hoạt động hô hấp diễn ra mạnh tạo ra áp suất thẩm thấu rất cao.

Câu 14. Các ion khoáng:

[1] Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

[2] Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

[3] Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất [hút bám trao đổi].

[4] Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng.

Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là?

A. [1], [2] và [3]

B. [1], [3] và [4]   

C. [2], [3] và [4]

D. [1], [2] và [4]

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động các ion khoáng là: Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước, khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất [hút bám trao đổi].

Câu 15. Trong các phát biểu sau:

[1] Tổng hợp các chất hữu cơ cho cây.

[2] Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.

[3] Lách vào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được oxi để hô hấp.

[4] Tế bào kéo dài, lách vào các kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của lông hút?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

[4] Đúng vì lông hút kéo dài, lách vào các kẽ đất tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm mét vuông giúp cây có thể hấp thụ nước và muối khoáng một cách hiệu quả nhất.

Câu 16. Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường nào sau đây?

A. Môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.

B. Môi trường quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.

C. Môi trường quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

D. Môi trường quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Trong môi trường quá ưu trương [nồng độ các chất hòa tan cao], hoặc có độ axit cao hoặc môi trường thiếu oxi, các tế bào lông hút sẽ dễ gẫy và tiêu biến khiến cây không thể hút được nước và muối khoáng.

Câu 17. Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên:

A. Khí khổng

B. Tế bào nội bì

C. Tế bào lông hút

D. Tế bào biểu bì

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Con đường vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan được biểu thị như sau:

Đất → biểu bì [lông hút] → vỏ → Nội bì → trung trụ [mạch gỗ].

Nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào lông hút trước.

Câu 18: Vòng đai Caspari có vai trò gì?

A. Điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ. 

B. Điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng

C. Điều chỉnh quá trình quang hợp của cây. 

D. Điều chỉnh hoạt động hô hấp của rễ

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Vòng đai Caspari chặn cuối con đường gian bào giúp điều chỉnh, chọn lọc các chất vào tế bào.

Câu 19: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì?

A. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được

B. Tế bào nội bì không thấm nước nên nước không vận chuyển qua được

C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được. Do đó nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì phải chuyển sang con đường tế bào chất 

Chủ Đề