Hướng dẫn thực hiện thao tác chăm sóc vệ sinh cho trẻ mầm non

Một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất là tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, những công việc vệ sinh hàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay....nhưng lại rất cần thiết trong đời sống con người.

Làm tốt việc vệ sinh cá nhân không chỉ giúp tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh mà còn giúp chúng ta duy trì một sức khỏe tốt. Vệ sinh đúng cách còn có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Để hiểu rõ hơn lợi ích của việc vệ sinh cá nhân, Tôi xin tuyên truyền với các bậc phụ huynh về một số cách vệ sinh cá nhân cho trẻ.

Để thực hiện việc vệ sinh cá nhân đúng cách các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:

1. Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày

Theo các chuyên gia, để phòng bệnh sâu răng cũng như các bệnh khác liên quan đến răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn là biện pháp bảo vệ răng lý tưởng nhất. Tuy nhiên, nếu bạn không thể thực hiện điều đó, hãy cố gắng đánh răng ít nhất 2 lần [buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ].

Chải răng cũng phải đi kèm với vệ sinh lưỡi sạch sẽ nếu bạn muốn có một hơi thở thơm mát.

2. Rửa mặt và cổ vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ

Chắc hẳn không nhiều bạn biết được nguyên tắc này. Cho dù buổi tối bạn không đi đâu ra khỏi nhà, rửa mặt trước khi đi ngủ vẫn là một việc làm cần thiết, nhất là với các bạn tuổi mới lớn.

3. Nên che miệng mỗi khi hắt xì hơi hoặc ho

Để tạo ấn tượng tốt trước đám đông, bạn nên thực hiện nghiêm túc nguyên tắc trên. Hãy sử dụng một chiếc khăn giấy, trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng tay che miệng, để tránh làm lây lan mầm bệnh sang những người xung quanh. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu bạn không che miệng lại, vi khuẩn có thể bắn sang người đối diện, và bạn có thể bị cho là một kẻ thật mất vệ sinh và không có văn hoá.

4. Tắm ít nhất 1 lần/ ngày

Cơ thể chúng ta hàng ngày đều đổ mồ hôi, ngay cả khi thời tiết mát mẻ. Bạn không cảm nhận thấy mùi cơ thể không có nghĩa là nó không tồn tại, do đó, tốt nhất mỗi ngày chúng ta nên tắm 1 lần để “khử” mùi khó chịu này. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thuốc khử mùi cơ thể.

5. Rửa tay sạch sẽ

Chúng ta cần rửa tay thường xuyên, đúng cách. Đặc biệt cần rửa tay trước khi ăn và rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh. Thói quen này sẽ giúp bạn không bị lây nhiễm mầm bệnh. Cẩn thận hơn nữa, bạn có thể sử dụng khăn giấy để tắt, mở vòi nước hoặc mở cửa ở những nơi công cộng, nhiều người sử dụng.

6. Mắt: trừ trường hợp bị ngứa rát

Không cần phải rửa mắt nếu như không có vấn đề gì xảy ra. Nếu như mắt bị ngứa và cộm, hãy nhỏ dung dịch muối rửa mắt.

7. Tai: Cẩn thận khi dùng tăm bông ngoáy tai

Dùng tăm bông ngoáy tai sau khi tắm là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, khi sử dụng dụng cụ vệ sinh này, hãy thật cẩn thận để tránh làm tổn thương màng nhĩ.

Tuyệt đối không rửa tai khi tai bị đau, có dấu hiệu mưng mủ, chảy máu, viêm tai hay những vấn đề khác. Không soi tai để lấy ráy tai vì việc này rất nguy hiểm.

Trên đây là một số cách vệ sinh cá nhân cho trẻ mà tôi muốn tuyên truyền đến các bậc phụ huynh nhằm giúp cho các bậc phụ huynh chăm sóc các bé được tốt để các bé có một thói quen tốt trong việc vệ sinh cá nhân cho mình ở trường cũng như ở gia đình trẻ.

                                                                                                                                         Sưu tầm

                                                                                                                                        Ngô Thị Vịnh

THAO TÁC RỬA TAY

Chuẩn bị:

- Bồn rửa,  xà bông

- Khăn lau mặt đã được giặt sạch và hấp nóng.

Tổ chức:

Trẻ thực hiện các thao tác rửa tay lau mặt trước khi ăn cơm, đánh răng xúc miệng sau khi ăn xong, rửa tay sau  khi đi vệ sinh, lau mặt sau khi ngủ dậy và sau khi ăn ....

Thao tác rửa tay theo trình tự: Mở nước --> đưa tay vào nước [thấm ướt tay]-->tắt nước --> lấy xà bông xoa đều hai tay --> đưa tay vào nước --> lần lượt rửa: cổ tay --> mu [lưng] bàn tay--> kẽ tay -->rửa từng ngón tay--> lòng bà tay --> ngón kẽ --> từng ngón tay --> đổi tay...--> tắt nước --> lau khô tay...[lưu ý: khi rửa trẻ cần dốc bàn tay xuôi xuống tránh nước dơ chảy xuống chỗ đã rửa]

THAO TÁC LAU MẶT

Chuẩn bị:

-Khăn trắng lau mặt

Tổ chức

Thao tác lau mặt cũng cần đi theo các bước: Lấy khăn --> để khăn vào lòng bàn tay--> lau mắt từ ngoài vô trong --> nhích khăn lên lau sống mũi kéo xuống hai lỗ mũi --> nhích khăn lên lau vòng quanh miệng-->nhích khăn lên lau trán má cằm cổ bên trái --> nhích khăn lên lau trán cằm cổ bên trái.

 Hoặc: [tiếp theo] gấp khăn lại lau trán má cằm cổ bên phải [tay phải vén tóc trán bên phải, tay trái cầm khăn lau] -->gấp khăn lại lau trán má cằm cổ bên trái [tay trái vén tóc trán bên trái, tay phải cầm khăn lau] Khi lau yêu cầu trẻ nhích khăn để tránh lau lại chỗ khăn lau đã dơ [nếu trẻ chưa quen với theo tác nhích khăn thì có thể cho trẻ kéo khăn lên]
  

Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Chăm sóc giáo dục trẻ mầm non các kỹ năng chăm sóc vệ sinh cho trẻ mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Chào mừng các cô giáo về dự chuyên đề TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI ĐỒNG CHUYÊN ĐỀ CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON CÁC KỸ NĂNG CHĂM SÓC VỆ SINH CHO  TRẺ MẦM NON A. Mục đích yêu cầu: - Giúp giáo viên nắm được các thao tác vệ sinh chăm sóc trẻ và làm thành thạo, đúng các động tác . - Biết thực hiện những nội dung thực hành chăm sóc về cách tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, chăm sóc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường mầm non. B. Nội dung: * Tổ chức chăm sóc trẻ: Nhu cầu về nước uống: Hằng ngày trẻ cần được uống nước đầy đủ, nhất là về mùa hè, lượng nước đưa vào cơ thể trẻ [dưới dạng nước uống, thức ăn, hoa quả].Nhu cầu về nước của các độ tuổi: - 12-18T : 1,3 - 1,5 lít/ngày/trẻ. - 18 -36T: 1,5 - 1,6 lít/ngày/trẻ.  - 36 -72T: 1,6 - 2 lít/ngày/trẻ.  II. Lau mặt: 1. Yêu cầu: - Mỗi trẻ một khăn mặt sạch, giặt, phơi nắng.. Nếu có điều kiện luộc hằng ngày, hoặc mỗi tuần luộc 2,3 lần - Lau theo trình tự, mỗi chổ lau sử dụng một góc khăn sạch khác nhau. - Mùa đông: Lau bằng khăn ấm [dấp nước nóng và vắt khô] 2. Chuẩn bị: - Cô rửa tay sạch - Vắt khăn mặt cho hết nước, số khăn bằng số trẻ và dư vài cái. - Chậu hay xô 2 cái: 1 đựng khăn sạch, 1 đựng khăn bẩn - Giá để chậu [nếu có], giá cao 50-55cm có 2 tầng, tầng trên để chậu khăn sạch, tầng dưới để chậu khăn bẩn. - Ghế cô ngồi. 3. Cách lau : - Cô ngồi ghế, chậu khăn sạch [hoặc giá đặt chậu] để bên phải gần cô  - Trẻ đứng hơi nghiêng người tựa lưng vào đùi cô. - Một tay cô nhẹ nhàng đỡ phía sau đầu trẻ, tay kia cô trải khăn trên lòng bàn tay dùng ngón cái và ngón giữa lau từng mắt trẻ trước, lau tiếp mũi mồm. Gập hoặc lật khăn lại, mỗi mặt khăn lau một bên trán má và lau lại cằm cổ. - Bỏ khăn bẩn vào chậu đựng khăn bẩn, lấy khăn sạch khác lau cho trẻ khác .  * Chú ý : + Nếu có điều kiện cô vò từng khăn dưới vòi nước chảy và lần lượt rửa cho từng trẻ . + Lau mặt trước rửa tay sau. + Lau cho trẻ phải nhẹ nhàng, không vạch mi mắt, không lau 2 mắt cùng một lúc, không lau răng lợi. + Trẻ có chóc, chàm, mụn, lở phải lau sau cùng và giặt khăn riêng. III. Rửa tay cho trẻ . 1.Yêu cầu : - Rửa tay trẻ trước và sau khi ăn, sau khi chơi có tiếp xúc với đất cát  - Rửa dưới dòng nước chảy, không rửa tay nhiều trẻ vào chung một chậu nước. - Mùa đông rửa bằng nước ấm  2. Chuẩn bị : - Thùng có vòi đựng nước sạch để trên giá cao vừa tầm tay trẻ [50-55cm] Nếu đựng nước vào xô hay chậu, phải có gáo múc. - Xô hay chậu hứng nƯỚC bẩn . - Khăn lau tay khô, treo gần thùng nước rửa tay. -Tải khô trải dưới chân chổ trẻ đứng rửa. - Xà phòng  - Ghế cô ngồi  - Cô rửa sạch tay trước khi rửa cho trẻ  3. Cách rửa :  - Cô ngồi ghế, dụng cụ [giá, thùng nước] để phía trước hơi chếch về bên phải cô - Trẻ đứng bên trái cô, tư thế thoải mái.Tay trái cô cầm đỡ phía dưới cổ tay trẻ , tay phải cô rửa từng tay cho trẻ, bàn tay trẻ để xuôi sấp dưới dòng nước chảy, lần lượt rửa từ mu bàn tay đến kẽ, và đầu ngón tay. Lật ngửa tay lại, rửa lòng bàn tay và ngón tay. - Nếu tay trẻ dây mỡ, nước mắm phải được rửa bằng xà phòng. - Khi rửa cô không co kéo tay trẻ, bắt trẻ cúi hoặc ngồi rửa, tay áo trẻ được xắn cao [Nếu trẻ mặc áo dài tay]. - Trẻ dưới 24 tháng, rửa xong cô lau tay cho trẻ, trẻ trên 24 tháng, cô hướng dẫn trẻ tự lau. IV. Rửa đít cho trẻ: 1.Yêu cầu : - Rửa nhẹ nhàng bằng tay [tuyệt đối không rửa bằng chân hoặc bằng một vật khác]  - Rửa bằng vòi nước [hoặc dùng gáo múc nước dội, không rửa chung trong cùng một chậu] - Rửa xong lau khô cho trẻ [nên mỗi trẻ 1 khăn, khăn này phải dược giặt hằng ngày]. - Mùa đông phải được rửa bằng nước ấm . 2.Chuẩn bị : * Rửa cho trẻ dưới 19 tháng: bế trẻ để rửa. - Cô ngồi bế trẻ để rửa: thùng có vòi nối dài 50 – 55cm * Rửa cho trẻ trên 19 tháng : để trẻ ngồi xổm, cô rửa bằng vòi dây cao su. - Ghế hoặc bậc cho trẻ ngồi  - Ghế cô ngồi  - Thùng nước có vòi nối dây cao su dài 60cm-1m. - Nên có thêm xô đựng quần bẩn * Trẻ trên 19 tháng: - Xà phòng. 3. Cách rửa : * Trẻ dưới 19 tháng: bế để rửa Một tay cô bế, cổ, vai và phần trên lưng của trẻ đặt trên cánh tay cô, bàn tay cô cầm đùi đầu gối trẻ; tay kia cô để dưới đùi, chân kia của trẻ để rửa; dùng ngón tay cái rửa bộ phận sinh dục và 2 bên trước, dùng tiếp 2, 3 ngón giữa rửa hậu môn rồi đến hông. - Nếu rửa cho trẻ gái, ngón cái để ngang bộ phận sinh dục và rửa từ trên xuống. - Nếu cô ngồi rửa, với trẻ trên 12 tháng, cô không để tay dưới đùi trẻ, mà chân kia trẻ gác lên đùi cô, tay kia cô rửa. Cho trẻ ngồi trên bậc hoặc ghế cao 12-15 cm quay lưng lại phía thùng nước [nếu quay mặt lại phía thùng nước thì vòi nước phải quay sang bên]. Cô ngồi ghế, một tay cô cầm vòi dây cao su dài [đã nối với vòi nước], đưa tới vừa tầm phía trước bộ phận sinh dục của trẻ, tay kia cô vặn vòi nước [xả nước] và rửa. Cũng rửa theo trình tự như với trẻ bé. b] Nếu không có thùng, có vòi, cô bế trẻ hoặc cho trẻ ngồi như trên, lấy gáo múc nước dội rửa. c] Cô rửa tay xà phòng sau khi rửa đít cho trẻ . d] Rửa xong thấm khô cho trẻ ngay * Chú ý:  - Nếu trẻ ỉa ra quần, cô cởi quần dùng giấy mềm lau sạch đít trẻ trước khi rửa. - Không được dùng 1 khăn chùi chung cho các trẻ - Khi trẻ ngồi để rửa:  + Không để trẻ cúi đầu vào vào đùi cô. + Không để trẻ chổng mông cao quá. TỔ CHỨC VÀ THAO TÁC CHO TRẺ ĂN Ở NHÓM. Nguyên tắc chung:  - Trẻ ngồi ăn phải có bàn, ghế hoặc đồ dùng thay thế bàn, ghế. - Tuyệt đối không để trẻ ngồi ăn dưới đất. - Bàn ghế được lau bằng khăn sạch, ẩm trước bữa ăn. - Cô phải rửa tay sạch, đeo khẩu trang trước khi pha sữa, chia thức ăn và cho trẻ ăn  - Trẻ vào ăn sau khi đã đi vệ sinh. - Trước khi ăn mặt mũi tay chân trẻ phải sạch sẽ. - Các dụng cụ chia thức ăn và bát, thìa phải được trụng nước sôi trước khi ăn  - Các soong thức ăn phải được đặt trên bàn hoặc ghế. - Chia cơm, cháo, ở bàn khác rồi mới đem ra bàn ăn cho trẻ. I. Nhóm cháo: 1.Chuẩn bị :  - Kê và lau bàn ghế. Mỗi bàn 4-5 ghế có tay vịn và 1 ghế cô. - Bát, thìa,[bằng số cháu có mặt và dư 1 vài cái] muỗng, ca, ấm đựng nước uống. - Đặt giữa bàn ăn hướng về phía cô: + 1 khay để khăn mặt sạch, ẩm  + 1 khay để ca uống nước có sẵn nước uống. - Trẻ được mặc yếm, lau mặt, lau tay [nếu có điều kiện thì rửa tay]. 2. Chia cháo: - Cô bày bát ra bàn chia. - Múc nửa bát trẻ ăn hết lại múc tiếp [hoặc múc một lần nếu thiếu cô] nên múc dư ra một ít để cho trẻ nào muốn ăn thêm. 3. Cho Trẻ ăn: - Cho trẻ vào bàn ăn, bát của trẻ nào để trước mặt của trẻ đó. Cô ngồi đối diện trẻ, mỗi cô xúc cho từ 4 – 5 trẻ ăn  Cô thử cháo nguội vừa tới thì đút cho trẻ ăn  Chú ý: Không xúc thìa đầy quá, không bắt trẻ ngửa cổ để xúc cho nhanh, cho dễ. 4. Ăn xong: Trẻ ngồi tại chỗ, cô lau miệng, lau tay, cho uống nước, cởi yếm và sau đó cho trẻ đi bô. II. Nhóm Cơm 1 Chuẩn bị: - Kê và lau bàn ghế trẻ ngồi ăn cơm, 4-6 trẻ mỗi bàn. - Bát, thìa, khăn - Khăn mặt sạch, ướt - Đĩa, khăn ẩm - 1 khăn lau bàn [cô lau] để gần nơi ăn  - Mặc yếm, lau mặt, rửa tay, cho trẻ đi đái. Sau đó chuẩn bị tiếp khăn, nước để lau rửa cho trẻ sau khi ăn xong . - Nước Uống 2 Chia Cơm: - Bày bát ra bàn chia cơm - Chia hết thức ăn mặn vào bát trước, xới bằng muỗng non nửa bát cơm, rồi trộn đều thức ăn vào cơm  - Bát cơm thứ hai, chia tại bàn chia cơm, trộn đều rồi đem lại bàn ăn cho từng trẻ  3. Cho trẻ vào bàn: - Cho trẻ ngồi vào chổ qui định, xếp trẻ xúc ăn thạo và trẻ xúc ăn chưa thạo ngồi riêng  - Đặt giữa bàn: 1 đĩa đựng thức ăn rơi, 1 đĩa để khăn mặt sạch, ẩm. - Không để trẻ chờ lâu quá 10 phút. - Cô đem cơm ra bàn, nhắc trẻ mời và cầm thìa bằng tay phải. 4. Cho trẻ ăn: - Cô không ngồi mà đi lại quan sát, nhắc nhở trẻ  a] Bàn trẻ xúc ăn thạo  - Nhắc trẻ ngồi ngay ngắn, nhai kỹ, không nói chuyện, không bốc thức ăn, không đánh rơi vãi, không xúc cơm đổ sang bát bạn  b] Bàn trẻ ăn yếu và xúc ăn chưa thạo: Cô hướng dẫn trẻ tự xúc ăn [cầm thìa tay phải, cầm 1/3 cán thìa, xúc thìa vơi, đưa từ từ vào miệng] Cô chú ý đến trẻ ăn chậm, thỉnh thoảng xúc cho trẻ. 5. Ăn xong: Trẻ bé, cô cởi yếm. Cô nhắc trẻ lớn đem thìa, ghế, yếm ăn để vào nơi qui định. Cô lau mặt, rửa tay, cho uống nước và cho trẻ đi bô theo yêu cầu của trẻ.  III .Cho trẻ ngủ: 1.Chuẩn bị: - Kê và kiểm tra lại giường, chiếu, chăn, gối. - Nếu nhà trẻ có điều kiện: + Mùa hè: Mở quạt [cháu ngủ, vặn nhỏ dần, không có quạt điện, cô quạt tay cho trẻ]. + Mùa đông: Cắm lò sưởi điện. - Cho trẻ đi đái, rửa chân tay sạch sẽ. - Nhắc trẻ kéo quần cho kín bụng. - Mùa đông: cởi bớt áo, nới dây mũ, khuy cổ áo. 2. Cho trẻ ngủ : - Khép cửa ra vào, cửa sổ hoặc buông màn. - Cho trẻ nằm đúng chổ của mình, nằm ngay ngắn, không quay mặt vào nhau. Không cho trẻ hát, nói chuyện đùa nghịch  - Không cho trẻ nằm đúng dưới quạt trần. - Không cho trẻ nằm trên chiếu trãi dưới nền nhà. 3. Trong giờ trẻ ngủ: - Cô không được ngủ mà phải trực tại chỗ khi trẻ ngủ. - Cô không được làm việc riêng  - Sửa tư thế nằm cho trẻ: kéo chăn hoặc kéo quần áo cho trẻ khi trẻ bị hở bụng, hở lưng. - Nếu có trẻ đái, ỉa cô phải thay ngay rồi cho trẻ ngủ tiếp. - Trẻ chưa chịu ngủ hoặc khóc, cô phải dỗ cho trẻ ngủ, không được để trẻ khóc mệt và ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ khác [cô có thể hát hoặc mở các bài hát dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ] - Trẻ bé: có thể vỗ nhẹ vài cái trước khi ngủ, không được ru trẻ ngủ bằng lắc giường hoặc đưa nôi . 4.Trẻ ngủ dậy: - Cho trẻ đi vệ sinh - Cho uống nước [mùa hè] và ăn bữa phụ  - Cô thu don giường, chiếu. - Trẻ MG cô hướng dẫn trẻ thu dọn chỗ ngủ vừa sức trẻ như cất gối chiếu. VỆ SINH NHÀ CỬA VÀ ĐỒ DÙNG I. Lau nhà: 1.Yêu cầu:  * Lau hằng ngày: - Trước giờ đón và sau giờ trả trẻ  - Sau giờ ăn * Lau phân và nước tiểu: - Lau sạch, trong nhóm trẻ không có mùi hôi và khai. - Khăn lau nhà phải sạch, khăn lau nhà vệ sinh không được lau sang phòng khác  - Không dùng quần áo trẻ để lau. - Lau 2-3 lần, lau theo thứ tự lùi dần ra cửa  2. Chuẩn bị: chổi quét nhà, khăn lau nhà, cán lau, xẻng hốt rác  3. Cách lau: a. Lau nhà hằng ngày - bằng tải có cán: - Lau 2 lần bằng khăn sạch vắt kiệt nước, hoặc lần thứ  2 lau khăn khô. - Lau sau bữa ăn: Lau 3 lần. Sau khi quét sạch cơm rơi, dùng khăn ướt lau khu vực này, lau tiếp chung 2 lần bằng khăn ẩm, hoặc lần thứ 2 lau khăn ẩm và lần thứ 3 lau khăn khô. Chú ý :  - Lau theo hướng đi giật lùi . - Lau chỗ sạch trước, chổ bẩn lau sau cùng [gầm giưòng, tủ ] b. Lau phân và nước tiểu: Tay cô trực tiếp cầm tải [khăn] - Lau nước tiểu: dùng tải [khăn] khô thấm nước tiểu rồi lau lại bằng khăn ẩm. - Lau Phân: dùng xẻng hoặc giấy hốt phân rồi lau bằng hai lần khăn ẩm, cuối cùng lau lại bằng khăn khô. * Cách lau : Lau thấm nước tiểu, lau sau khi đã hốt phân. Lau theo cách quấn khăn: hai tay cô cầm hai đầu mép khăn vừa quấn, vừa dê đi dê lại sát nền nhà nơi dính bẩn. Lau tiếp tải [khăn] sau theo hình xoáy ốc. II. Làm sạch đồ dùng: , cho sang chậu thứ hai có nước sạch, giũ từng cái một cho hết xà phòng. - Thay nước cho đến khi hết nước xà phòng thì cho vào thùng. Đổ nước ngập cho vài hạt muối đun sôi 15-20 phút. Không luộc khăn cùng với xà phòng khăn sẽ bị vàng.Tốt nhất là luộc ngày hai lần. Nếu không luộc khăn được thì mỗi khăn phải đánh dấu riêng, vò và giũ dưới vòi nước chảy [Không vò 1. Giặt và luộc khăn mặt: a. Chuẩn bị: Khăn mặt, 2 chậu, ghế cô ngồi, xà phòng, thùng luộc khăn. b. Tiến hành: - Xát xà phòng, vò kỹ từng cái, vắt bớt nước chung trong cùng một chậu nước - Vắt kiệt nước phơi ra nắng . 2. Sát trùng bô: a. Chuẩn bị: Bô, bàn trãi, rễ tre để cọ, xà phòng, nước vôi trong, cloramin, nước cơrêdin, 2 chậu men, giá úp bô. b.Tiến hành: - Đổ phân nước tiểu trong bô vào hố xí. Cọ rửa sạch ngay, không để lâu trong bô [Nếu chưa kịp làm phải đậy nắp lại, không để ruồi nhặng đậu vào gây bẩn]. - Tráng nước sạch, rồi đổ nước xà phòng [cọ từ miệng bô xuống đáy bô, cọ từ trong ra ngoài, tráng lại một lượt, phơi ra nắng để khử khuẩn rồi úp lên giá bô] - Mỗi buổi chiều sau khi trẻ về phải cọ rửa lại bô 1 lượt. - Nếu có trẻ ỉa không bình thường phải khử trùng bô bằng nước vôi trong 30 phút hoặc có thể ngâm bằng nước sát trùng cloramin 5%, nước crêdin. Sau đó tráng lại bằng nước sạch, phơi ra nắng, rồi úp lên giá bô. c. Cách pha dung dịch sát trùng bô  - Pha dung dịch cloramin 5% - Cloramin B thường ở dạng bột màu vàng nhạt chứa 25-29% clo hay viên cloramin B 0.05g/viên  - Trong 1 lít nước cho một viên cloramin B 0.05g khuấy đều cho tan, ta được dung dich cloramin 5%. Bảo quản trong bình nút kín, để chổ mát khô ráo, tránh ánh sáng. - Cuối cùng cọ nhà bô. Chú ý : Không đổ các loại nuớc sát trùng vào hố xí tự hoại [vì nước sát trùng giết chết các vi khuẩn phân hủy phân]. Cảm ơn các cô giáo đã theo dõi chuyên đề

Video liên quan

Chủ Đề