Setup bể thủy sinh bao lâu thì thả cá

[tintuc]
Bài viết này nằm trong loạt bài Hướng dẫn làm hồ thủy sinh từ A đến Z của Vinh Aqua. Bể mới làm xong, sẽ có những vấn đề bạn cần nhận biết. Đối với các bạn mới, nếu không được tư vấn kỹ, có thể khiến các bạn lo lắng hoang mang không biết mình có làm gì sai không? Bây giờ, tiếp tục tìm hiểu qua các câu hỏi mà người chơi thường thắc mắc.

Tại sao nước không trong, đục như nước vo gạo?



Không có gì phải lo lắng, đây là chuyện bình thường, ai set hồ cũng thấy hiện tượng như vậy, nước đục là do hệ vi sinh chưa hình thành, bạn duy trì chạy lọc 24/24. Tốc độ trong nước còn phụ thuộc vào loại phân thủy sinh bạn chọn, nếu sử dụng phân thủy sinh loại tốt, vài giờ sau đã thấy nước trong rất nhiều, có thể nhìn rõ cây. Dù bạn dùng phân thủy sinh loại bình dân hay loại tốt thì cứ kiên nhẫn chờ 2-4 ngày, nước sẽ trong thôi. Với những bạn chơi tự làm hồ thủy sinh mà không tìm hiểu kỹ, chọn lọc không phù hợp, chưa đủ công suất thì nước sẽ rất lâu trong, hoặc không thể trong nổi, không có gì phải lo lắng, nếu gặp trường hợp này thì tăng cường thêm lọc.
Nước sẽ đục với bể thủy sinh mới làm xong [ảnh Hoàng Tùng]

Nhớ là ngay ngày hôm sau nên thay nước, và cách 2 ngày thay một lần trong 2 tuần đầu tiên, thậm chí trong tháng đầu tiên. Không có con số cụ thể cho việc thay nước, chỉ biết rằng trong tháng đầu tiên bạn nên chăm thay nước. Có những người chơi thủy sinh có thời gian, họ làm như sau:   * Ngay sau khi làm hồ sau, hồ đầy nước, vệ sinh hồ và thay nước luôn thêm 1-2 lần nữa   * Qua ngày hôm sau tiếp tục thay nước   * Nếu siêng thì ngày nào cũng thay nước, hoặc cách 2 ngày 1 lần, duy trì đến khi nào chất lượng nước tốt hơn

Không có gì phải lo lắng khi hồ thủy sinh mới làm xong nước bị đục [ảnh Trịnh Phú Thái]

Có cách nào làm cho nước mau trong hơn không?

Thậm chí mỗi lần vệ sinh hồ, vệ sinh bộ lọc, người ta châm 1 ít để hệ vi sinh phát triển mạnh mẽ hơn.

Dung dịch bổ sung vi sinh Azoo Plus cho hồ thủy sinh
Như đã đề cập ở trên, nếu bạn không dùng chai bổ sung vi sinh thì cứ chạy lọc 24/24 vài ngày thì chất lượng nước sẽ tốt hơn.

Thay đổi vật liệu lọc để đạt chất lượng nước tốt và nhanh hơn



Nhiều người chơi khi mua lọc thùng đã có sẵn vật liệu lọc cơ bản, nhưng họ loại bỏ hết để thay thế bằng những vật liệu lọc đắt tiền của các hãng nổi tiếng để đạt hiệu quả cao hơn.

Những bạn mới chơi không tìm hiểu kỹ dễ có thể chỉ dùng duy nhất bông gòn cho một hồ tương đối lớn, ví dụ từ 60 cm trở lên, làm nước rất lâu trong, bạn nên tìm mua thêm vật liệu lọc.

Sao có cây cứ cong cong, héo héo, lá úa?

Như hình bên dưới, bạn thấy rằng cây Hồng Điệp khi mới được trồng vào hồ sẽ không mọc thẳng đứng, hơi cong, chưa được sung mãn lắm.

Cây thủy sinh sẽ không mọc thẳng đứng khi mới được trồng vào hồ

Cũng là chuyện bình thường, cứ kiên nhẫn chăm sóc chờ 1-2 tuần, bạn sẽ thấy những cây cong sẽ thẳng lên, những lá mới sẽ mọc ra.

Hãy dùng kéo thủy sinh cắt bỏ những lá quá già yếu, rách rưới.

Hãy dùng kéo thủy sinh chuyên dụng cắt tỉa những lá già úa
Rất nhiều bạn hỏi điều này, bạn nên biết rằng những hồ thủy sinh đẹp trên mạng mà bạn thấy, tất cả đều trải qua quá trình chăm sóc ít nhất là 1 tháng, đến khi hồ phát triển đẹp, người ta mới chụp hình chia sẻ cho bạn xem. Do đó, hãy kiên nhẫn.

Tại sao nên chăm thay nước thời gian đầu?

Lý do vì thời gian đầu khi bạn trồng cây, cây còn yếu, chưa bắt rễ, trong khi phân lại nhả nhiều dinh dưỡng, cây không hấp thụ, và nếu bạn chưa tối ưu CO2 hoặc không dùng CO2, sẽ dễ phát sinh rêu hại.

Bạn nên chăm thay nước bể thủy sinh của mình thời gian đầu khi mới làm xong hồ

Đến khi hồ đã phát triển ổn định, cây cối phát triển xanh tốt, bạn có thể giảm thời gian thay nước lại, mỗi tuần 1 lần chẳng hạn, nếu có thời gian thì 2 lần.

Rêu hại, rêu nâu xuất hiện quá nhiều, phải làm sao?

Một trong những điều làm các bạn mới chơi thủy sinh nản chí, bỏ thủy sinh là vấn đề rêu hại, nếu bạn không đủ kiến thức, rất dễ chán, bỏ và thanh lý bể luôn. Đừng lo lắng, chúng chỉ xuất hiện trong thời gian đầu, hãy bình tĩnh duy trì chế độ chăm sóc như thay nước, cắt tỉa, vệ sinh hồ. Dần dần chúng sẽ hết.

Khi nước trong, sau 1 tuần mới làm xong hồ chẳng hạn, bạn hãy thả những chú cá tép có xu hướng dọn dẹp bể, chúng sẽ phụ bạn dọn rêu hại, ví dụ cá otto, cá bút chì [mua size nhỏ], cá tỳ bà bướm, ốc Nerita. Lưu ý là không thể phó thác việc dọn dẹp bể cho cá, bạn cũng cần vệ sinh hàng tuần.

Có cách nào phòng ngừa rêu hại ngay từ lúc bắt đầu?

Chỉ 1 câu hỏi này nhưng có nhiều điều phải nói:

  * Bạn cần đầu tư linh kiện chuẩn, chuẩn ở đây là nên dùng đèn chuyên dụng cho thủy sinh, phân nền thủy sinh giàu dinh dưỡng, biết sử dụng và tối ưu CO2, lọc có dòng chảy tốt, nước mát

  * Chăm chỉ vệ sinh hồ

  * Bạn có thể trồng nhiều cây lên, những cây hút dinh dưỡng mạnh như các loại cắt cắm, chúng sẽ hút dinh dưỡng dư thừa, sau đó, khi hồ ổn định, bạn có thể nhổ bỏ bớt.

  * Chăm chỉ tìm hiểu các kiến thức về rêu hại, chăm sóc hồ thủy sinh

  * Tất nhiên vẫn duy trì chế độ chăm sóc đều đặn hàng tuần, thậm chí hàng ngày.

Xem thêm: Nhận biết và xử lý rêu hại trong hồ thủy sinh
Ai cũng gặp phải rêu hại khi chơi thủy sinh

Còn điều gì mà người mới chơi nên biết trong giai đoạn đầu mới làm xong hồ thủy sinh?

Trong quá trình chăm sóc bể, những việc người ta thường làm là thay nước, vệ sinh hồ, vệ sinh bộ lọc, cắt tỉa cây, trồng thêm cây. Thậm chí nếu thấy có điểm nào chưa vừa ý, người ta có thể nhổ bỏ cây để trồng cây khác.

[/tintuc]

Skip to content

Các bạn có thể áp dụng phương pháp này cho hầu hết các loại cá thuỷ sinh khác có bán trên thị trường để có một đàn cá đẹp và khoẻ mạnh.

Cá thuỷ sinh thường là những dòng cá nhỏ, với tập tính hiền lành và bơi theo đàn nên được khách hàng yêu thích và lựa chọn trong bể thuỷ sinh của mình. Với điều kiện miền Bắc chúng ta nên dùng sưởi vào các thời điểm giao mùa và mùa đông để tránh cá bị nấm do thời tiết lúc này có thể làm cá bị nhiễm bệnh nhất là các loại bệnh nấm cá. 

Chúng ta cần biết cách chọn mua và thả cá mới sau khi mua từ cửa hàng về để đảm bảo cá có tỷ lệ sống cao nhất. Dưới đây là bài viết hướng dẫn để anh em có thể có những đàn cá thuỷ sinh khoẻ, đẹp trong bể thuỷ sinh của mình.

1. Chuẩn bị bể cá trước khi thả:

  • Nên thả cá thuỷ sinh mới mua về trong những bể cá, bể thủy sinh đã có hệ vi sinh ổn định, hệ thống lọc và vật liệu lọc tốt, những bể cá mới làm nên chạy hệ thống ổn định từ 1-2 tuần mới nên thả cá. Khi nào nước trong bể mới chuyển từ nhờ nhờ nước gạo sang trong vắt là các bạn có thể thả được cá mới an toàn.
  • Cá thuỷ sinh sẽ dễ thích nghi hơn với những bể cá có nhiều cây thủy sinh, lũa đá hơn
  • Không nên thả những loại cá thuỷ sinh nhỏ như cá trâm, neon… với các loài cá to và hung dữ khác như cá thần tiên, cá đĩa, cá ali… vì dễ bị chúng tấn công

2. Chọn nơi bán cá khoẻ và vận chuyển cá:

  • Nên mua cá tại các cửa hàng có uy tín để đảm bảo nguồn gốc của cá cũng như cá đã được dưỡng cẩn thận sau khi nhập về.
  • Chọn mua cá trong những bể dưỡng bơi khỏe, không thấy có cá bị nấm, không có cá chết trong những bể dưỡng ấy.
  • Không nên chọn cá mà các cửa hàng mới nhập về. Cá chưa được dưỡng khoẻ
  • Cá mang về phải được chứa trong những túi ni lông đã được bơm đầy khí oxi. Nên dùng thêm một bao ni lông màu đen bọc bên ngoài để giảm độ căng thẳng cho cá.
  • Vận chuyển cá đi xa lên cho vào thùng xốp để tránh việc tăng giảm nhiệt đột ngoài môi trường quá cao.

3. Cách thả cá thuỷ sinh sau khi mua từ cửa hàng về

  • Nên rút ngắn thời gian từ khi mua đến khi thả cá vì việc này sẽ làm cá bị căng thẳng và dễ thích nghi hơn với môi trường nước mới
  • Nên giảm ánh sáng  hoặc tắt đèn trước khi thả cá vào bể vì đèn sáng sẽ gây ra stress với cá mới.
  • Giảm Shock nhiệt cho cá bằng cách ngâm túi ni lông chứa cá vào bể trong vòng 15-20 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước bể cá và nước trong túi [chưa thả cá].
  • Mở túi cá và cân bằng PH trong nước ở túi ni lông  với bể thả cá bằng cách lấy nước cũ trong bể cho vào túi đựng cá . Nên thực hiện vài lần, mỗi lần ⅓-¼  lượng nước so với túi chứa cá sẽ giúp trung hòa cả nhiệt độ và PH ổn định. 
  • Sau 15-20 phút thì có thể thả cá vào bể, mở rộng túi ni lông để cho cá bơi từ từ ra khỏi túi 

4. Các bệnh về cá thuỷ sinh nói chung và cách chữa:

  • Bệnh thường gặp nhất ở cá neon là do một loại vi bào tử [ vi nấm] có tên Pleistophora hyphessobryconis
  • Nguyên nhân: do cá ăn phải thức ăn gây bệnh hoặc ăn xác những con đã chết. Biểu hiện rõ ràng nhất là màu sắc cá sẽ bị bạc dần, nhợt nhạt, khó khăn khi bơi hoặc nghiêm trọng hơn xương sống của cá có thể bị bẻ cong, thậm chí còn thối vây hoặc phù nề. 
  • Biện pháp phòng ngừa: cách chính thức vẫn là cách ly hoặc loại bỏ những con bị bệnh vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay phương pháp kiểm soát. Để ngăn chặn bệnh phát sinh thì chúng ta cần phải kỹ càng trong việc lựa chọn cá và phải thường xuyên vệ sinh bể cá để tạo môi trường tốt nhất cho cá sinh sống. 
  • Bệnh nấm đốm trắng ở cá neon do nhiệt độ thay đổi đột ngột:
  • Nguyên nhân: Nhiệt độ bể thay đổi trong ngày lớn do thời tiết, chất lượng nước chưa ổn định, cá mới thả vào bể stress, đề kháng thấp.
  • Biện pháp phòng ngừa: Dùng sưởi để duy trì nhiệt độ từ 29-32 độ để kìm hãm sự phát triển của các tổ ký sinh  nấm trên thân cá, có thể dùng Bio Knock 2 hoặc Tetra Nhật để giúp cá chữa bệnh với liều lượng vừa phải. Hệ vi sinh ổn định có thể giúp cá neon sống trong bể rất khỏe mạnh.

Lưu ý: 

  • Màu sắc của cá thuỷ sinh thường sẽ bị nhạt đi khi thả cá sang bể mới, môi trường mới, tuy nhiên bạn không cần lo lắng vì cá sẽ lên lại màu cũ khi thích nghi với môi trường và được cho ăn đầy đủ chất.
  • Nên thả cá theo đàn từ 6 con trở lên sẽ tăng cường tỷ lệ sống và thời gian thích nghi của cá. 
  • Cá có thể bị thiếu oxy do quá trình vận chuyển, nếu thấy cá có biểu hiện nằm bẹp dưới đáy hoặc ngoi ngớp trên mặt nước thì cần phải bỏ sủi vào để nhanh chóng tăng lượng oxy lên.
  • Nếu cá bị Shock nhiệt cá sẽ dễ nhiễm nấm ngoài da và các bệnh về đường ruột.
  • Có thể thả cá mới mua vào một lồng dưỡng để theo dõi cá trong những ngày đầu thả, nếu có dấu hiệu cá mắc bệnh thì có thể xử lý kịp thời và tránh lây nhiễm đến đàn cá có sẵn.
  • Nên cho cá ăn sau một ngày thả cá để cá có thời gian làm quen và ổn định hệ tiêu hóa với môi trường mới.

Các bạn có thể tham khảo thông tin các loại cá tép ở link này nhé: Các loại Cá, tép cảnh

Video liên quan

Chủ Đề