Second dose là gì

2 tháng 6 2021

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã phê duyệt vaccine Sinovac của Trung Quốc để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Đây là loại vaccine thứ hai của Trung Quốc được WHO bật đèn xanh, sau Sinopharm, có mục đích chống lại dịch Covid-19.

Nó mở ra cánh cửa cho vaccine này được sử dụng trong chương trình Covax, nhằm giúp các nước tiếp cận nguồn vaccine.

Loại vaccine của Trung Quốc, đã được sử dụng ở một số quốc gia, được cho phép dùng với người trên 18 tuổi, với liều thứ hai sẽ tiêm sau hai đến bốn tuần.

Việc phê duyệt khẩn cấp có nghĩa là vaccine "đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, hiệu quả và sản xuất", WHO cho biết.

Các nghiên cứu cho thấy rằng Sinovac đã ngăn ngừa bệnh có triệu chứng cho hơn một nửa số người được tiêm chủng và ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và nhập viện ở 100% bệnh nhân trong các thử nghiệm, theo phía WHO.

Người ta hy vọng rằng quyết định đưa vaccine Trung Quốc vào danh mục sử dụng khẩn cấp hỗ trợ cho sáng kiến Covax, đang gặp khó khăn về vấn đề nguồn cung.

Mariangela Simao, trợ lý tổng giám đốc WHO về việc tiếp cận các sản phẩm y tế cho biết: "Thế giới rất cần nhiều vaccine Covid-19 để giải quyết tình trạng bất bình đẳng tiếp cận."

Bà nói: "Chúng tôi kêu gọi các nhà sản xuất tham gia vào Covax, chia sẻ bí quyết và dữ liệu của họ và góp phần đưa đại dịch vào tầm kiểm soát."

Ngoài Trung Quốc, vaccine Sinovac này đã được sử dụng ở các quốc gia bao gồm Chile, Brazil, Indonesia, Mexico, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Sinovac cho biết họ đã cung cấp hơn 600 triệu liều trong và ngoài nước tính đến cuối tháng Năm và hơn 430 triệu liều đã được sử dụng.

Một trong những ưu điểm chính của Sinovac là có thể bảo quản trong tủ lạnh tiêu chuẩn ở nhiệt độ 2-8 độ C. Điều này có nghĩa là Sinovac hữu ích đối với các nước đang phát triển vốn không thể bảo quản một lượng lớn vaccine ở nhiệt độ thấp.

Trước đó, vào ngày 7/5, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã phê duyệt khẩn cấp vaccine do công ty nhà nước Trung Quốc Sinopharm sản xuất.

Đây là loại vaccine đầu tiên của một quốc gia không thuộc phương Tây nhận được sự ủng hộ của WHO.

Cho tới ngày 1/6 này, WHO chỉ mới chấp thuận các vaccine của Pfizer, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sinopharm, Moderna và mới nhất là Sinovac.

Vaccine của Nga vẫn đang chờ quyết định của WHO.

  1. Home
  2. Vaccine Booster Doses

Nội dung được cập nhật lần cuối vào ngày 3 tháng 9 năm 2022

Tiếp tục nhận các liều tăng cường ngay khi quý vị đủ điều kiện là phương pháp bảo vệ tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do COVID-19.

Các khuyến nghị của Centers for Disease Control and Prevention [CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh] và Western States Scientific Safety Review Workgroup [Nhóm Công Tác Đánh Giá An Toàn Khoa Học của Tây Hoa Kỳ] về liều tăng cường mới nhất như sau:

  • Trẻ em từ 5-11 tuổi cần phải nhận liều tăng cường sau 5 tháng kể từ khi đã nhận đủ các liều vắc-xin. Trẻ em bị suy giảm miễn dịch cần phải nhận liều vắc-xin tăng cường sau ít nhất 3 tháng kể từ khi nhận đủ các liều vắc-xin chính.
  • Tất cả những người từ 12 tuổi trở lên cần phải nhận một liều tăng cường lưỡng trị mới nhất hai tháng sau khi hoàn thành các liều vắc-xin chính của họ hoặc liều tăng cường trước đó.
Nếu quý vị nhận được...Ai nên tiêm liều tăng cườngKhi nào tiêm liều tăng cườngTiêm loại tăng cường nàoPfizer-BioNTechModernaNovavaxJohnson & Johnson
Những người từ 5 tuổi trở lên

Trẻ em từ 5-11 tuổi cần phải nhận liều tăng cường sau 5 tháng kể từ khi đã nhận đủ các liều vắc-xin. Trẻ em bị suy giảm miễn dịch cần phải nhận liều vắc-xin tăng cường sau ít nhất 3 tháng kể từ khi nhận đủ các liều vắc-xin chính.

Tất cả những người từ 12 tuổi trở lên cần phải nhận một liều tăng cường lưỡng trị mới nhất hai tháng sau khi hoàn thành các liều vắc-xin chính của họ hoặc liều tăng cường trước đó.

Trẻ em dưới 12 tuổi có thể chỉ cần nhận vắc-xin Pfizer-BioNTech đơn trị.

Những người từ 12-17 tuổi chỉ cần nhận liều tăng cường lưỡng trị Pfizer mới nhất.

Những người từ 18 tuổi trở lên cần phải nhận liều tăng cường lưỡng trị Pfizer hoặc Moderna mới nhất

Những người từ 12 tuổi trở lên Ít nhất 2 tháng sau khi hoàn thành các liều chính hoặc liều tăng cường trước đó

Những người từ 12-17 tuổi chỉ cần nhận liều tăng cường lưỡng trị Pfizer mới nhất.

Những người từ 18 tuổi trở lên cần phải nhận liều tăng cường lưỡng trị Pfizer hoặc Moderna mới nhất

Những người từ 12 tuổi trở lên Ít nhất 2 tháng sau khi hoàn thành các liều chính hoặc liều tăng cường trước đó

Những người từ 12-17 tuổi chỉ cần nhận liều tăng cường lưỡng trị Pfizer mới nhất.

Những người từ 18 tuổi trở lên cần phải nhận liều tăng cường lưỡng trị Pfizer hoặc Moderna mới nhất

Những người từ 18 tuổi trở lên Ít nhất 2 tháng sau khi hoàn thành các liều chính hoặc liều tăng cường trước đó Ít nhất 2 tháng sau khi hoàn thành các liều chính hoặc liều tăng cường trước đó

*Ưu tiên vắc-xin mRNA, nhưng vắc-xin COVID-19 của Johnson & Johnson vẫn có sẵn nếu quý vị không thể hoặc không sẵn sàng tiêm vắc-xin khác.

Các Liều cho Người Bị Suy Giảm Miễn Dịch

Nếu quý vị bị suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, quý vị cần tuân theo các hướng dẫn khác nhau.

Nếu quý vị đã nhận...

Tôi có nên nhận liều bổ sung không?

Tôi có thể nhận 1 liều tăng cường không?

Pfizer: Đối với người từ 5 tuổi trở lên, nhận 2 liều cách nhau 21 ngày

Pfizer: 3 liều được dùng cho trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi. 2 liều đầu tiên được nhận cách nhau 21 ngày và nhận liều thứ 3 cách 8 tuần sau liều thứ 2.

Moderna: Đối với người từ 6 tháng tuổi trở lên, nhận 2 liều cách nhau 28 ngày

Johnson & Johnson: Chỉ 1 liều, dành cho người từ 18 tuổi trở lên

Novavax: Đối với người từ 12 tuổi trở lên, nhận 2 liều cách nhau 21 ngày

Có, người từ 5 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng cần phải nhận thêm liều bổ sung sau 28 ngày kể từ khi nhận liều thứ 2.

Có, khuyến nghị nhận liều tăng cường Pfizer mRNA đơn trị sau 3 tháng kể từ liều cuối cùng để nhận vắc-xin đúng hạn đối với người từ 5-11 tuổi.

Không khuyến nghị nhận liều tăng cường thứ 2 của vắc-xin mRNA đối với người từ 5-11 tuổi.

Có, khuyến nghị nhận liều tăng cường Pfizer mRNA lưỡng trị mới nhất sau 2 tháng kể từ liều cuối cùng để nhận vắc-xin đúng hạn đối với người từ 12 - 17 tuổi trở lên.

Có, khuyến nghị nhận liều tăng cường mRNA lưỡng trị mới nhất sau 2 tháng kể từ liều cuối cùng để nhận vắc-xin đúng hạn đối với người từ 18 tuổi trở lên.

Không, trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi bị suy giảm miễn dịch vừa hoặc nghiêm trọng không nên nhận thêm liều chính vào lúc này. Không, liều tăng cường mRNA không được khuyến nghị sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi tại thời điểm này.

Có, người từ 6 tháng tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng cần phải nhận liều bổ sung sau 28 ngày kể từ liều thứ 2.

Không, liều tăng cường mRNA không được phép sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi tại thời điểm này đối với những trẻ đã nhận Moderna cho liều chính.

Có, khuyến nghị nhận liều tăng cường Pfizer mRNA lưỡng trị mới nhất sau 2 tháng kể từ liều cuối cùng để nhận vắc-xin đúng hạn đối với người từ 12 - 17 tuổi trở lên.

Có, khuyến nghị nhận liều tăng cường mRNA lưỡng trị mới nhất sau 2 tháng kể từ liều cuối cùng để nhận vắc-xin đúng hạn đối với người từ 18 tuổi trở lên.

Có, người từ 18 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng cần phải nhận liều bổ sung là vắc-xin mRNA sau 28 ngày kể từ khi nhận liều thứ nhất là vắc-xin J&J.

Có, khuyến nghị nhận liều tăng cường mRNA lưỡng trị mới nhất sau 2 tháng kể từ liều cuối cùng để nhận vắc-xin đúng hạn đối với người từ 18 tuổi trở lên.

Không, những người bị suy giảm miễn dịch trung bình hoặc nghiêm trọng không nên nhận thêm 1 liều chính vào thời điểm này.

Có, khuyến nghị nhận liều tăng cường Pfizer mRNA lưỡng trị mới nhất sau 2 tháng kể từ liều cuối cùng để nhận vắc-xin đúng hạn đối với người từ 12 - 17 tuổi trở lên.

Có, khuyến nghị nhận liều tăng cường mRNA lưỡng trị mới nhất sau 2 tháng kể từ liều cuối cùng để nhận vắc-xin đúng hạn đối với người từ 18 tuổi trở lên.

Các Câu Hỏi Thường Gặp

Tôi có cần phải tiêm liều tăng cường với vắc-xin cùng loại không?

Quý vị có thể tiêm vắc-xin loại khác cho liều tăng cường so với vắc-xin mà quý vị đã tiêm hai liều trước đó. CDC đã quyết định theo dõi đánh giá cẩn thận dữ liệu mới nhất [Moderna, Johnson & Johnson, tiêm trộn và tiêm cùng loại], thảo luận mạnh mẽ và có quan sát xung quanh vấn đề tiêm tăng cường.

Trẻ em dưới 12 tuổi có thể chỉ cần nhận vắc-xin Pfizer-BioNTech đơn trị. Những người từ 12-17 tuổi chỉ cần nhận liều tăng cường lưỡng trị Pfizer mới nhất.

Tại sao các liều tăng cường lại quan trọng?

Liều tăng cường giúp bảo vệ liên tục chống lại các bệnh nặng đối với những người có nguy cơ cao mắc COVID-19 nghiêm trọng.

Liều tăng cường trước đây chỉ được khuyến nghị sử dụng cho nhóm người có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, nhưng khuyến nghị đã mở rộng bao gồm tất cả mọi người từ 5 tuổi trở lên nhằm tăng khả năng bảo vệ chống lại COVID-19.

Điều này đặc biệt quan trọng với sự gia tăng nhiều biết thể lây nhiễm hơn và các ca nhiễm COVID-19 nagày càng tăng trên toàn Hoa Kỳ.

Các vắc-xin ngừa COVID-19 được cấp phép hoặc phê duyệt tại Hoa Kỳ vẫn rất có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19, thậm chí chống lại nhiều biến chủng. Tuy nhiên, các vắc-xin hiện tại có thể liên quan đến việc giảm khả năng bảo vệ theo thời gian. Các liều tăng cường sẽ làm tăng khả năng bảo vệ từ vắc-xin ngừa COVID-19 và giúp hệ miễn dịch kéo dài lâu hơn.

Mọi người vẫn đang nhận các liều chính phải không?

Có. Vẫn ưu tiên tiêm vắc-xin cho những người đủ điều kiện với các liều chính. Tỷ lệ nhập viện ở những người lớn chưa tiêm vắc-xin cao hơn 10 đến 22 lần so với những người lớn đã tiêm vắc-xin. Những người đã tiêm vắc-xin có ít nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng [hoặc ốm hoàn toàn] do COVID-19 so với những người chưa tiêm vắc-xin. Tiêm vắc-xin cũng có thể giúp mọi người không mắc bệnh hoặc phát triển những triệu chứng kéo dài được báo cáo lên đến 50% ở những người mắc bệnh do COVID-19.

Nếu chúng tôi cần liều tăng cường, có phải điều đó có nghĩa là vắc-xin không có tác dụng?

Không. Các vắc-xin ngừa COVID-19 chúng ta hiện có tại Hoa Kỳ đều có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh diễn biến nặng, nhập viện, và tử vong, thậm chí chống lại các biến chủng. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế công cộng đang nhận thấy khả năng bảo vệ giảm sút khỏi bệnh nhẹ và vừa do COVID-19, nhất là ở nhóm cộng đồng có nguy cơ cao.

Các liều tăng cường mới nhất được phát triển để giúp tăng miễn dịch và bảo vệ chúng ta tốt hơn khỏi các biến thể mới. Điều quan trọng là quý vị phải nhận tất cả các liều được khuyến cáo để có được sự bảo vệ tối đa khỏi các biến thể.

Nếu tôi không tiêm liều tăng cường, tôi vẫn được coi là bảo vệ [đã tiêm vắc-xin] đầy đủ phải không?
  • Người nhận đủ vắc-xin 2 tuần sau khi nhận tất cả các liều được khuyến cáo trong loạt vắc-xin COVID-19 chính của họ.
  • Người nhận vắc-xin COVID-19 đúng hạn nếu đã nhận tất cả các liều theo khuyến nghị trong loạt các liều chính và tất cả các liều tăng cường khi đủ điều kiện.
Cách để tôi chứng minh là tôi hội đủ điều kiện để tiêm liều tăng cường?

Quý vị có thể tự báo cáo rằng quý vị hội đủ điều kiện để tiêm liều tăng cường. Quý vị không cần phải xuất trình khuyến nghị của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Vui lòng mang theo thẻ chủng ngừa đến buổi hẹn tiêm liều tăng cường của quý vị để nhà cung cấp có thể xác nhận rằng quý vị đã tiêm đủ số mũi tiêm vắc-xin hai liều Pfizer. Nếu quý vị không có thẻ, nhà cung cấp có thể kiểm tra hồ sơ của quý vị.

Sự khác biệt giữa liều bổ sung và liều tăng cường là gì?
  • Liều bổ sung dành cho những bệnh nhân đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin mRNA [Pfizer hoặc Moderna] nhưng không có phản ứng miễn dịch đủ mạnh.
  • Liều tăng cường dành cho những bệnh nhân mà khả năng miễn dịch của họ có thể suy giảm theo thời gian sau liều tiêm vắc-xin ban đầu.
Suy giảm miễn dịch nghĩa là gì?

Những người có hệ miễn dịch bị suy giảm và đã nhận 2 liều vắc-xin ngừa COVID-19 mRNA hoặc 1 liều vắc-xin J&J.

Nếu quý vị có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào sau đây, quý vị được xem là bị suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nặng và có thể sẽ có lợi cho quý vị nếu tiêm liều bổ sung của vắc-xin ngừa COVID-19. Điều này bao gồm những người:

  • Đang tiếp nhận điều trị tích cực ung thư đối với các khối u hoặc ung thư máu
  • Đã được cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc để ức chế chặn hệ thống miễn dịch
  • Đã được cấy ghép tế bào gốc trong vòng 2 năm qua hoặc đang dùng thuốc để ức chế hệ miễn dịch
  • Suy giảm thể kháng miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng [như hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich]
  • Nhiễm HIV tiến triển nặng hoặc không được điều trị
  • Đang tiếp nhận điều trị tích cực bằng corticosteroid liều cao hoặc các loại thuốc khác có thể ức chế chặn phản ứng miễn dịch

Dù các loại vắc-xin chúng ta có được đạt hiệu quả 90% chống lại hầu hết các biến thể vi-rút, các nghiên cứu cho thấy những người bị suy giảm miễn dịch trung bình đến nặng không phải lúc nào cũng có thể xây dựng được hệ miễn dịch mạnh mẽ. Liều tiêm thứ ba không được xem là liều tăng cường, nhưng là liều bổ sung dành cho những người không phát triển được đủ hệ miễn dịch với hai liều tiêm.

Bệnh nền là gì?

Những người ở bất kỳ độ tuổi nào mắc các bệnh lý được liệt kê dưới đây có nhiều khả năng mắc bệnh nặng do COVID-19. Bệnh nặng nghĩa là một người nhiễm COVID-19 có thể:

  • Nhập viện
  • Cần chăm sóc đặc biệt
  • Yêu cầu máy thở để giúp họ thở
  • Tử vong

Vắc-xin COVID-19 [hai liều đầu tiên và liều tăng cường] và những biện pháp phòng ngừa COVID-19 khác rất quan trọng, nhất là khi quý vị lớn tuổi hoặc có nhiều bệnh lý hoặc bệnh lý nặng bao gồm những bệnh có trong danh sách này. Danh sách này không bao gồm tất cả các bệnh lý có khả năng xảy ra khiến quý vị có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn do COVID-19. Nếu quý vị có một bệnh lý không được liệt kê ở đây, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về cách kiểm soát bệnh lý và bảo vệ quý vị tốt nhất khỏi COVID-19.

  • Ung thư
  • Bệnh thận mạn tính
  • Bệnh gan mạn tính
  • Bệnh phổi mạn tính
  • Chứng mất trí hoặc bệnh thần kinh khác
  • Bệnh tiểu đường [loại 1 hoặc 2]
  • Hội chứng Down
  • Bệnh tim
  • Nhiễm HIV
  • Tình trạng suy giảm miễn dịch [hệ miễn dịch bị suy yếu]
  • Các tình trạng sức khỏe tâm thần
  • Thừa cân và béo phì
  • Mang thai
  • Bệnh hồng cầu lưỡi liềm hoặc bệnh tan máu bẩm sinh
  • Hút thuốc, hiện tại hoặc trước đây
  • Ghép nội tạng rắn hoặc tế bào gốc tạo máu
  • Đột quỵ hoặc bệnh mạch máu não làm ảnh hưởng đến dòng máu chảy đến não
  • Rối loạn sử dụng chất
  • Bệnh lao
Cơ sở khoa học để giảm thời gian nhận được liều tăng cường— từ 5 tháng xuống 3 tháng — cho những người bị suy giảm miễn dịch trung bình hoặc nghiêm trọng là gì? [Trẻ em từ 5-11]

Những người bị suy giảm miễn dịch trung bình hoặc nghiêm trọng có thể không phát triển khả năng miễn dịch bảo vệ sau các liều chính, ngay cả khi họ nhận được 3 liều vắc-xin chính theo khuyến cáo là vắc-xin mRNA. Họ cũng có thể mất khả năng miễn dịch bảo vệ theo thời gian và có thể cần nhận được liều tăng cường sớm hơn. Dữ liệu ban đầu từ một số nghiên cứu nhỏ cho thấy những người bị suy giảm miễn dịch trung bình hoặc nghiêm trọng thường có lại sự gia tăng mức độ kháng thể sau một liều tăng cường nhận được trong khoảng thời gian ngắn hơn 5 tháng. Không có bằng chứng cho thấy có sự gia tăng lo ngại về vấn đề an toàn. Hiện tại, COVID-19 đang lây lan nhanh chóng ở Hoa Kỳ và việc phơi nhiễm với những người mắc bệnh là điều khó tránh khỏi. Do đó, việc nhận được một liều tăng cường càng sớm càng tốt là hợp lý với những người có nguy cơ cao nhất có thể gặp các biến chứng nặng.

Những người bị suy giảm miễn dịch trung bình hoặc nghiêm trọng có cần giấy ghi chú/đơn thuốc của bác sĩ hoặc các tài liệu khác để nhận được những liều vắc-xin này không?

Không, các cá nhân có thể tự nhận biết và nhận được tất cả các liều ở bất kỳ nơi nào có cung cấp vắc-xin. Điều này sẽ đảm bảo rằng không có thêm rào cản nào trong việc tiếp cận vắc-xin của nhóm dân số này. Nếu những người bị suy giảm miễn dịch có thắc mắc về tình trạng y tế cụ thể của mình, họ có thể thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để xem xét liệu nhận được một liều bổ sung có phù hợp với họ hay không.

Chủ Đề