Sau sinh bao lâu được nhảy dây

Nhiều mẹ muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ngấn mỡ sau sinh nên đã có gắng tập thể dục thật nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là cách an toàn để giảm cân sau sinh. Bởi nếu vận động quá mạnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ. Và có thể không giảm cân thành công.

Tại sao sau sinh không nên vận động mạnh?


- Sau khi "vượt cạn” thành công, cơ thể người mẹ rất yếu, thể lực yếu, sức khỏe yếu không thể thực hiện được những bài tập giảm cân đòi hỏi vận động mạnh. Nếu càng cố tập thì càng nguy hiểm hơn. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây ra những tai nạn trong lúc tập. - Những cơ quan bên trong như thận hoặc tử cung cũng chưa trở lại bình thường như trước đây. Nếu vận động ngay sau khi sinh sẽ làm tổn thương đến chúng. - Với những mẹ sinh mổ thì cần có thời gian để vết mổ hồi phục, nếu vận động quá mạnh sẽ khiến vết mổ bị rạn ra, gây tổn thương cho da và khó có thể hồi phục lại được. Nếu vận động quá mạnh có thể khiến vết mổ chảy máu, lâu lành. Lúc này thì thật sự là hại cho các mẹ rồi đấy. - Vận động mạnh có thể khiến các mẹ mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa và quá trình chăm sóc trẻ.

Vì vậy, sau sinh các mẹ cần có một khoảng thời gian an toàn để bắt đầu tập luyện giảm cân để vừa có thể giảm cân hiệu quả vừa không ảnh hưởng đến sữa và việc chăm sóc trẻ.


Làm thế nào để giảm cân sau sinh hiệu quả?


Đối với các mẹ sinh thường thì thời gian bắt đầu tập thể dục giảm cân là từ 6-8 tuần, với các mẹ sinh mổ thì lâu hơn 2-4 tuần. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa từng mẹ, nếu thể trạng quá yếu thì không nên tiến hành giảm cân. Có mẹ phải chờ đến tháng thứ 6 mới có đủ sức khỏe để vận động.


Trước tiên nên vận động nhẹ nhàng, không hấp tấp và tập liên tục được. Sau khi quen dần thì tập nhiều hơn, nâng cao tần suất và thời gian tập luyện hoặc với các phương pháp làm đẹp sau sinh


Với một số mẹ bận rộn có thể lựa chọn một số bài tập giảm cân tại nhà như yoga, pilates, nhảy dây, chạy bộ trên máy… Nhưng nếu có thời gian, hãy tập ngoài trời để giúp tinh thần thoải mái và dễ chịu hơn.


Một số trường hợp không nên tập luyện giảm cân khi xuất hiện một số triệu chứng xấu trong quá trình tập như xuất huyết, rạn da… hoặc khi sốt, cảm… cũng nên ngưng tập, chữa trị khỏi mới được bắt đầu trở lại. Trong một vài trường hợp khác, các mẹ nên xin ý kiến tư vấn từ các bác sỹ hoặc huấn luyện viên thể hình.


Để giảm cân thành công sau sinh, các mẹ nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống lành mạnh nhưng không được ăn kiêng nghiêm khắc. Nếu không lượng sữa của trẻ mất đi, trẻ dễ bị còi xương và mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.

www.misscare.com.vn

Sau sinh, người mẹ cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng cao hơn bình thường để đảm bảo đủ sức khỏe và sữa để nuôi con. Do đó, rất nhiều chị em gặp vấn đề cân nặng thừa cân của mình, gây mất tự tin
 

Với những chị em sinh thường thì việc giảm cân, giảm béo sau sinh sẽ dễ thực hiện, tuy nhiên với những người sinh mổ thì cần chú ý rất nhiều đến vết thương. Vậy sau sinh mổ bao lâu mới nên tập thể dục giảm béo an toàn là vấn đề rất quan trọng bạn cần nắm bắt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi giảm béo.


 

Như mọi người đã biết, tập thể dục luôn là cách nhanh nhất để bạn giảm béo, phụ nữ sau sinh cũng như vậy. Tuy nhiên vì thời gian kiêng cữ, ít vận động quá dài kèm theo việc vết thương do sinh mổ nên việc chọn lựa bài tập cũng như thời gian tập luyện rất quan trọng bạn cần tìm hiểu kĩ cũng như nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Sau khi sinh con ai cũng muốn nhanh chóng giảm béo
 

Nếu bạn là lần đầu sinh con thì với những chị em sinh thường thì chỉ nên bắt đầu tập luyện sau 5 tháng sinh con, đây là khoảng thời gian cơ thể bạn dần dần hồi phục sức khỏe và sẽ dễ thích khi với những yêu cầu mà bài tập mang đến. Ngoài ra, thường thì vào những tháng này con bạn cũng ít bú mẹ hơn do đó bạn có thể tập thể dục giảm béo cũng như áp dụng những biện pháp giảm béo khác mà không lo ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con đâu nhé.

Khi nào được tập thể dục sau sinh mổ?


 

Riêng với những chị em sau sinh mổ thì bạn cần nhiều thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu tập luyện giảm béo. Ít nhất bạn phải chờ vết thương lành hẳn và không còn đau nữa mới bắt đầu tập luyện được nhé. Theo các bác sĩ thì bạn có thể bắt đầu thực hiện giảm béo  sau khi sinh mổ được 6 tháng nhé, thời điểm này vết thương đã lành lặn, tập thể dục cũng sẽ ít đau hơn. Tuy nhiên để đảm bảo cho sức khỏe thì chỉ nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản để tập luyện, chúng giúp cơ thể bạn thích nghi dần dần từ đó giảm cân hiệu quả hơn.

Dù bạn muốn giảm béo nhanh thế nào thì cũng không nên tập luyện quá sức để gây hại đến sức khỏe đâu, thường những ngày đầu tập luyện chỉ nên tập 15 – 20 phút, nếu cơ thể thấy mệt thì nên dừng lại nghỉ ngơi ngay, như vậy thì mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe và bài tập cũng thành công hơn.

Bài tập thể dục cho mẹ sinh mổ

Nên chọn những bài tập nhẹ nhàng để tập

Đi bộ, dọn dẹp nhà cửa, choi cùng con, những động tác nhẹ nhàng trong yoga,… là điển hình những bài tập tốt cho các mẹ sau sinh mổ. Tuyệt đối không nên thực hiện nhiều động tác gập người, xoay hông, nâng chân, … nhiều nhé vì chúng dễ tác động đến vết mổ của bạn.

Chúc các mẹ thành công nhé !

Ngày 21/11/2013 11:05 AM [GMT+7]

Tôi bầu bí năm 28 tuổi – cái tuổi cũng chẳng còn son trẻ gì nên tôi đã nỗ lực ăn uống hết mình chỉ mong con yêu được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Đến bây giờ, mỗi lần khoe “chiến tích” tăng cân khi mang bầu nhiều người vẫn bảo tôi “nói khoác”, ấy nhưng thực tế đúng là tôi tăng đến 27kg. Tôi ít ốm nghén, ăn uống được và nhất là thuộc cơ địa người dễ tăng cân. Ngày trước khi bầu bí, tôi luôn cố gắng ăn uống kiêng khem để bớt tăng cân bởi tôi chỉ cần ngửi thấy mùi đồ ăn nhiều dầu mỡ, chỉ cần mỗi bữa ăn thêm 1 bát cơ là y như rằng 1 tuần sau cân nặng đã tăng. Thế nhưng khi bầu bí, mọi hy vọng đều đặt hết vào con nên còn lý do gì để ăn kiêng đâu.

Tôi bước lên bàn đẻ khi cân nặng lên đến 72kg. Bác sĩ bảo tôi chắc "lăn nhanh hơn bò". Tôi vẫn tự hào bởi tôi có ăn uống được, chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất mới tăng cân nhiều thế chứ. Và đương nhiên tôi tăng cân nhiều cũng đồng nghĩa với việc con trai tôi đủ chất để phát triển, khi chào đời bé nặng 4,1kg. Tôi tự hào lắm lắm.

Cũng nhờ việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất thế mà sau sinh tôi rất nhiều sữa. 1 tháng đầu tôi “phát rồ” vì sữa. Ngực tôi lúc nào cũng căng tức mặc dù con đã bú no và lăn ra ngủ. Ngày ngày tôi phải hút sữa bỏ đi, tiếc lắm. Nhưng cũng lại phải cảm ơn cái sự "nhiều sữa ấy” mà cân nặng tôi sụt nhanh đáng kể. Sau khi đẻ xong tôi còn 65kg và 2 tháng sau đó, tôi còn 55kg. Cân nặng mỗi tháng lại giảm đi một vài kg do con lớn dần, ti mẹ nhiều và sữa cũng tiết ra nhiều hơn. Mẹ thường bảo tôi may mắn có nhiều sữa, cơ thể sinh sữa thế này sẽ không phải lo đến chuyện giảm cân sau sinh. Tôi mừng lắm và tích cực ngày ngày cho con bú, hì hụi hút sữa thừa bỏ đi.

Sau sinh nở, tôi giảm cân nhanh nhưng vòng eo thì vẫn như

đang bầu 5 tháng. [ảnh minh họa]

Hết 5 tháng nghỉ chế độ, tôi quay trở lại với công việc. Lúc này cân nặng của tôi chỉ còn 52kg thôi nhưng tôi chợt hoảng hốt khi nhận ra vòng eo thon gọn của mình giờ đã thay thế bằng chiếc bụng phệ. Tôi nhớ ra rằng mình mới chỉ quan tâm đến cân nặng mà quên đi vòng eo. Khi sinh con, tôi đẻ mổ nên cũng chẳng gen bụng gì cả. Sau khi vết mổ đã lành, tôi có gen được 1-2 lần nhưng thấy ngứa ngáy, khó chịu nên tôi bỏ luôn. Đã thế tôi còn ngày ngày ngồi cho con ti, ngồi hút sữa khiến chiếc bụng giờ chẳng khác đang mang bầu 5 tháng. Tôi mặc chiếc váy chồng mới tặng nhân dịp đi làm trở lại. Vai, mông, ngực đều vừa vặn duy chỉ có phần eo là nổi lên "lèo bèo" ngấn mỡ. Tôi hoảng hốt cởi chiếc váy ra và vào nhà tắm soi gương. Ôi cái bụng của tôi! Giờ nó xấu xí, xuống cấp trầm trọng thế này sao? Phải có đến hàng kg mỡ trong bụng, làm thế nào để “đốt cháy” mỡ đi đây?

Tôi lao vào đọc sách, tham khảo ý kiến bạn bè và nỗ lực giảm mỡ bụng với chế độ mà tôi đã chắt lọc được:

Bắt đầu là tập thể dục, nhảy dây nào!

Cũng may ngày đó có bà ngoại nên chăm Sáo cho tôi nên tôi có thời gian để vừa đi làm, vừa đến phòng tập thể dục. Cơ quan tôi lại có chế độ nghỉ sớm 1 giờ cho người nuôi con nhỏ nên cứ 4 giờ tôi đã rời công sở. Tôi dành 1 giờ đó để đến phòng tập đều đặn 3 buổi/tuần. Trong những buổi học này, tôi tập chung vào các bài tập toàn thân để tạo cơ săn chắc.

Những lúc rảnh rỗi, tôi không quên tập bài thể dục nhảy dây mà tôi đã thành thói quen ngay từ hồi con gái. Những bài tập nhảy dây sẽ giúp đốt cháy calo rất nhanh [500-600 calo mỗi lần tập luyện]. Nhảy dây cũng rất đơn giản và có thể thực hiện được mọi lúc, mọi nơi. Tôi thường nhảy dây vào buổi sáng khi mà Sáo chưa ngủ dậy. Mỗi ngày tôi tập khoảng 15 phút thôi và thấy người nhẹ nhõm đi từng ngày.


Tôi có thể vừa chơi với con vừa tập những động tác thể dục đơn giản. [ảnh minh họa]

Đừng quên tập cơ bụng

Với những bài tập cơ bụng, tôi không đến phòng tập mà mày mò học các bài tập trên mạng rồi tự tập ở nhà. Tôi dành 3 ngày còn lại khi không đến phòng tập để chú trọng tập các bài về cơ bụng. Những bài tập về cơ bụng rất đơn giản như gập duỗi, nâng hạ chân, mỗi động tác lặp lại khoảng 20 lần. Tôi thực hiện được những bài tập này ngay cả khi đang trông Sáo hoặc nằm trên giường chơi với con. Tôi học được một tư thế tập rất có lợi để đốt cháy mỡ bụng đó là tư thế kiểu tấm ván: Nằm xấp xuống sàn, sau đó dùng lực của các ngón chân và cẳng tay nâng cơ thể lên, khuỷu tay cong 90 độ gần giống với động tác chống đẩy. Giữ yên tư thế này trong khoảng từ 30-60 giây sao cho các cơ được căng tối đa.

Thậm chí có hôm cao hứng, tôi đặt con lên chân và chơi trò “cúc cu”, vừa để mẹ có thể uốn cong người, giúp săn chắc cơ bụng, vừa để con thích thú vì được bay bổng trên chân mình. Những bài tập cơ bụng vô cùng đơn giản, dễ tập nhưng hiệu quả thì vô cùng ngạc nhiên đấy. Mẹ hãy tranh thủ tập mọi lúc mọi nơi, đảm bảo mỡ bụng sẽ được đốt cháy nhanh chóng.

Nói không với muối, đường

Chắc các mẹ cũng thừa biết rằng ăn ngọt nhiều đương nhiên sẽ tăng cân và để vòng eo nhanh săn chắc thì phải tìm cách giảm thiểu khả năng tích nước, giảm lượng natri trong cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc tôi nói 'KHÔNG' với muối và đường. Chế độ ăn trong kế hoạch giảm eo 2 tháng của tôi là nhiều rau xanh, nước, trái cây và đương nhiên tôi không hề bỏ qua tinh bột bởi tôi vẫn cho con bú đều đặn. Nếu ăn kiêng tôi sẽ không thể đủ sữa cho con ti. Tôi chỉ hạn chế đến mức tối đa đồ ngọt và muối thôi.

Cuối cùng là: Thoải mái đi…!

Một nguyên tắc khi giảm eo mà tôi đúc rút ra được là đừng quá lo lắng đến vòng eo của mình đến nỗi bị stress vì nó. Bụng phệ sau sinh là chuyện đương nhiên. Hãy tự hào rằng chúng ta vừa sản sinh ra một sinh linh tuyệt vời cho thế giới này. Tuy nhiên không có người phụ nữ xấu, chỉ có những người không biết làm đẹp nên chúng ta hãy từ từ làm đẹp thôi. Tôi luôn tâm niệm rằng, giảm eo được là tốt nhưng không cũng chẳng sao. Tôi sẽ giảm eo từ từ và chắc chắn 3-4 năm nữa eo sẽ thon như ngày con gái thôi. Tuy nhiên tôi vẫn nỗ lực tập luyện để nếu không giảm được eo thì cũng mang lại cho mình sức khỏe tốt. Tôi còn đọc được một thông tin rằng lo âu, căng thẳng có thể khiến cơ thể sản xuất thừa hormone cortisol gây tăng trọng vùng bụng. Như vậy là nếu chúng ta có chăm chỉ tập luyện mà tâm lý không thoải mái thì cũng chẳng có tác dụng đúng không?

4 chiêu “đốt cháy mỡ bụng” của tôi đơn giản thế đấy. Chỉ trong 2 tháng tập luyện, vòng eo 75 của tôi đã trở về 68cm. Điều quan trọng là bụng tôi không còn “lùng nhùng” ngấn mỡ và các cơ bắp thì khá săn chắc. Tôi cho rằng, chẳng có cách nào giảm eo khoa học và hiệu quả bằng việc tập luyện đâu. Vì vậy, các mẹ nên cố gắng dành chút thời gian, chỉ khoảng 30 phút/ngày, đảm bảo sẽ sớm lấy lại được vóc dáng như ngày con son đấy.

Chút kinh nghiệm nhỏ xin chia sẻ với các mẹ.

Xem thêm chủ đề Tin tức mẹ bầu

Tin liên quan

Tài trợ | Khương Thảo Đan

Tài trợ | Giảm cân an toàn tại nhà

Tài trợ | Tin tức sức khoẻ

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu

Video liên quan

Chủ Đề