Tổng thư ký mới của liên hợp quốc là ai

Tại cuộc họp diễn ra ngày 8/6 [giờ địa phương] vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc [LHQ] đã thông qua Nghị quyết số 2580 [năm 2021], giới thiệu lên Đại hội đồng LHQ tái bổ nhiệm ông António Guterres vào vị trí Tổng thư ký LHQ nhiệm kỳ thứ hai từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2026.

  • Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres tái đắc cử

Đặc ân to lớn

Tiếng vỗ tay chúc mừng vang lên trong khán phòng khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Tuyên bố chính thức về nghị quyết bổ nhiệm Tổng thư ký LHQ. Ông António Guterres, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha, người đã điều hành cơ quan tị nạn LHQ [UNHCR] trong hơn một thập kỷ trước khi được bổ nhiệm vào vị trí cao nhất của LHQ vào tháng 10/2016, đã tiếp tục được ủy thác sứ mệnh Tổng thư ký LHQ trong nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo. 

Ông Guterres kế nhiệm vị trí của ông Ban Ki-moon từ tháng 1/2017, chỉ vài tuần trước khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ. Nhìn lại hành trình 5 năm qua, Tổng Thư ký LHQ trong một bài phát biểu hồi tháng 5 khẳng định đã cố gắng dành toàn bộ năng lượng "để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của chiến tranh, sự kém phát triển và bạo lực", và tạo điều kiện để "mọi người có thể thịnh vượng và phát triển". 

Song theo Reuters, phần lớn nhiệm kỳ đầu của ông Guterres buộc phải tập trung vào hạn chế những thiệt hại tiềm tàng của chính sách đối ngoại đơn phương, dân tộc chủ nghĩa của Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump, người luôn đặt câu hỏi về giá trị của LHQ và chủ nghĩa đa phương. Trên thực tế, Mỹ là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho LHQ, tương đương 22% ngân sách thường niên và 1/4 ngân sách dành cho lực lượng gìn giữ hòa bình. 

Theo New York Times, 10 ứng viên đã bày tỏ nguyện vọng tranh cử vị trí Tổng thư ký LHQ nhiệm kỳ mới nhưng đều không trở thành ứng cử viên chính thức vì không được nước nào trong số 193 thành viên LHQ ủng hộ. Vì vậy, trong cuộc bỏ phiếu trên, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha không có đối thủ.

Phát biểu ngay sau cuộc họp, Tổng Thư ký LHQ António Guterres khẳng định việc được tái bổ nhiệm là một vinh dự lớn, đồng thời gửi lời cảm ơn tới các quốc gia thành viên đã đặt trọn niềm tin nơi ông. Ông cũng bày tỏ lòng biết ơn đến Bồ Đào Nha vì đã đề cử ông một lần nữa. 

"Thật là một đặc ân to lớn khi được phục vụ "chúng ta, các dân tộc" và dưới sự lãnh đạo của những cá nhân tuyệt vời tại LHQ trong suốt 4 năm rưỡi vừa qua, dù phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp. Với tư cách là Tổng thư ký LHQ, theo đuổi các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương là nghĩa vụ cao cả nhất", ông khẳng định. 

Sven Jurgenson, Đại sứ Estonia, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an LHQ, khẳng định ông António Guterres đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong nhiệm kỳ đầu tiên, và rằng ông xứng đáng tiếp tục đảm nhận vị trí này. 

"Ông ấy là người kiến tạo những cầu nối", Đại sứ Jurgenson khẳng định. Dự kiến, Đại hội đồng LHQ sẽ thông qua Nghị quyết bổ nhiệm Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2022-2026 vào ngày 18/6 tới.

Ông António Guterres vạch rõ những ưu tiên của mình trong nhiệm kỳ Tổng Thư ký Liên hợp quốc thứ hai. Ảnh: Reuters.

Trọng trách dài hạn

Trong bài phát biểu tranh cử đưa ra hồi tháng 5 vừa qua, ông Guterres đã vạch rõ những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới của mình, theo đó khẳng định, thế giới bằng mọi giá phải tránh một kiểu đứt gãy địa chiến lược mới, hay còn gọi là Chiến tranh Lạnh, trong tất cả các lĩnh vực từ khủng hoảng khí hậu đến phổ biến vũ khí hạt nhân hay vấn đề nhân quyền, và liều thuốc tốt nhất nằm ở việc "khơi lại cam kết chung đối với các giá trị cơ bản".

Ông Guterres bày tỏ niềm tin mạnh mẽ vào việc các quốc gia có thể cùng nhau giải quyết khủng hoảng và xung đột, nhưng cần "tối đa hóa sức mạnh hội tụ của LHQ, tăng gấp đôi nỗ lực thúc đẩy ngoại giao vì hòa bình, thúc đẩy xây dựng lòng tin, hòa giải với thiện chí và không ngừng gắn kết con người với nhau". 

Giám đốc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế của LHQ Richard Gowan nhận định, trong nhiệm kỳ mới, Tổng Thư ký António Guterres có thể sẽ tập trung nỗ lực của mình để đạt được nhiều tiến bộ hơn về biến đổi khí hậu, và "định vị bản thân" như người đại diện lên tiếng cho các nước nghèo đang vật lộn để phục hồi sau COVID-19.

Ông António Guterres cũng từng đề cập đến COVID-19 trong bài phát biểu tranh cử của mình, nhấn mạnh đại dịch là một "lời nhắc nhở rõ ràng" về những hạn chế trong việc hành động tập thể, nhưng cũng mở ra tiềm năng trong phối hợp đa phương trên nền tảng số để đối phó với mọi thách thức. 

Từ đó, ông António Guterres cho biết sẽ tập trung tiếp tục ứng phó với đại dịch COVID-19 và giải quyết các hậu quả đại dịch. Về hợp tác giữa Tổng Thư ký LHQ và Hội đồng Bảo an, ông cam kết nỗ lực cùng Hội đồng Bảo an giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh, góp phần phục vụ người dân trên thế giới. 

"Chúng ta đang ở một thời điểm thật mong manh, rõ ràng rằng những thách thức phức tạp ngày nay sẽ truyền cảm hứng cho một cách tiếp cận từ tốn - một cách tiếp cận mà một mình tôi không thể có đủ câu trả lời, càng không thể áp đặt quan điểm riêng mình. Tôi sẽ là người hội tụ, người hòa giải, người xây những cầu nối và là người kết nối trung thực giúp tìm ra các giải pháp có lợi cho tất cả mọi người để vượt qua những thách thức và khó khăn", Tổng Thư ký LHQ António Guterres khẳng định, trước thềm nhiệm kỳ mới đầy hứa hẹn của ông.

An Nhiên

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: REUTERS

Ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của ông Guterres, cho biết trọng tâm của hai chuyến đi sẽ là thảo luận về các biện pháp cấp bách cần làm để tái lập hòa bình tại Ukraine.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc [LHQ] sẽ đến Nga trước vào ngày 26-4 và có cuộc làm việc kết hợp ăn trưa với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Tổng thống Nga Putin sẽ tiếp ông Guterres sau cuộc gặp này.

Điện Kremlin xác nhận chuyến thăm nhưng không cung cấp thêm chi tiết như nội dung thảo luận và ông Guterres sẽ gặp thêm những ai.

Ngày 28-4, ông Guterres sẽ đến Ukraine và gặp ngoại trưởng Ukraine cùng Tổng thống Zelensky.

Theo Hãng tin Reuters, hai chuyến đi diễn ra không lâu sau khi ông Guterres gửi các bức thư riêng cho phái đoàn đại diện Nga và Ukraine tại LHQ. Trong đó ông đề nghị đến thăm và gặp trực tiếp người đứng đầu hai nước.

Hãng thông tấn AFP bình luận việc ông Guterres đề nghị gặp trực tiếp ông Putin và ông Zelensky là một nỗ lực nhằm giành lại thế chủ động của LHQ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan cuộc xung đột ở Ukraine.

Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Zelensky có rất ít sự liên lạc kể từ khi chiến sự bùng nổ. Theo các thông tin công khai, hai bên chỉ mới điện đàm một lần vào ngày 26-3.

Trong khi đó, Tổng thống Putin đã không nhận điện thoại của ông Guterres hay có bất kỳ liên hệ nào kể từ khi người đứng đầu LHQ gọi hành động quân sự của Nga ở Ukraine là vi phạm hiến chương LHQ, theo AFP.

Tổng thư ký Guterres đã nhiều lần kêu gọi hỗ trợ nhân đạo cho người dân Ukraine. Mới đây nhất, hôm 19-4, ông kêu gọi một lệnh ngừng bắn ở Ukraine để mở các hành lang nhân đạo cho thường dân nhân Tuần thánh của Chính thống giáo.

Tuy nhiên giao tranh vẫn nổ ra, trong đó đáng chú ý là ở thành phố Mariupol nằm bên bờ biển Azov.

Khi được hỏi về điều này, bà Eri Kaneko - một người phát ngôn khác của ông Guterres - cho biết tổng thư ký LHQ "không quá thất vọng vì những lời kêu gọi cá nhân của ông không được chú ý".

Theo bà Kaneko, điều thất vọng nhất là không có các lệnh ngừng bắn tạm thời để hàng hóa viện trợ nhân đạo của LHQ đến được với người dân Ukraine.

Mỹ mời đồng minh cùng bàn chuyện gởi vũ khí cho Ukraine trong dài hạn

BẢO DUY

Geneva, ngày 28 tháng 2 năm 2022 

Trong cuộc đời mình, tôi đã đọc nhiều báo cáo khoa học, nhưng chưa từng đọc báo cáo nào như thế này.

Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu [IPCC] ngày hôm nay như một tập bản đồ về nỗi đau của con người và là một bản cáo trạng phê phán sự thất bại về lãnh đạo trong lĩnh vực khí hậu. 

Trên thực tế, báo cáo này cho thấy cách thức con người và hành tinh này đang bị đánh bại bởi vấn đề biến đổi khí hậu.

Giờ đây, gần một nửa nhân loại đang sống trong vùng nguy hiểm.

Giờ đây, nhiều hệ sinh thái đang trong tình trạng không thể quay lại như trước.

Giờ đây, vấn đề ô nhiễm các-bon không được kiểm soát đang đẩy cuộc sống của những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới rơi vào tình trạng bị phá hủy.

Sự thật này là không thể phủ nhận.

Sự thất bại này của vai trò lãnh đạo là một tội ác.

Những kẻ gây ô nhiễm lớn nhất thế giới gây tội đốt phá ngôi nhà duy nhất của chúng ta.

Điều cần làm bây giờ là thực hiện mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Khoa học đã chỉ ra rằng để đạt được điều đó, thế giới cần giảm 45% lượng khí thải  vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Nhưng theo các cam kết hiện tại, lượng phát thải toàn cầu sẽ tăng gần 14% trong thập kỷ hiện tại.

Đó là một thảm họa.

Điều đó sẽ phá hủy mọi cơ hội để đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Báo cáo ngày hôm nay nhấn mạnh hai sự thật cốt lõi.

Thứ nhất, than đá và các loại nhiên liệu hóa thạch khác đang khiến nhân loại nghẹt thở.

Chính phủ của tất cả quốc gia G20 đã đồng ý ngừng tài trợ hoạt động than đá ở nước ngoài. Giờ đây, họ phải khẩn trương làm điều tương tự đối với hoạt động trong nước và gỡ bỏ đội tàu than trong nước.

Những đối tượng trong khu vực tư nhân vẫn tài trợ cho hoạt động than đá phải chịu trách nhiệm giải trình.

Những gã khổng lồ dầu khí - và những bên bảo lãnh cho họ - cũng đang được chú ý.

Bạn không thể tuyên bố mình là xanh trong khi các kế hoạch và dự án của bạn làm suy yếu mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, và phớt lờ việc giảm lượng phát thải lớn phải thực hiện trong thập kỷ này.

Mọi người có thể nhìn thấu màn khói âm mưu này.

Các quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [OECD] phải loại bỏ dần than đá vào năm 2030, và tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch khác vào năm 2040.

Sự kết hợp năng lượng toàn cầu hiện tại đã bị phá vỡ.  

Các sự việc đang xảy ra đã cho thấy quá rõ rằng việc chúng ta tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch khiến nền kinh tế toàn cầu và an ninh năng lượng dễ bị tổn thương trước các cú sốc và khủng hoảng địa chính trị.

Thay vì làm chậm quá trình cắt giảm các-bon trong nền kinh tế toàn cầu, bây giờ chính là lúc chúng ta cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sang tương lai năng lượng tái tạo.

Nhiên liệu hóa thạch là một ngõ cụt - đối với hành tinh của chúng ta, đối với nhân loại, và đối với các nền kinh tế.

Một sự chuyển đổi nhanh chóng, được quản lý tốt sang sử dụng năng lượng tái tạo là con đường duy nhất để đảm bảo an ninh năng lượng, khả năng tiếp cận cho toàn dân và công tác xanh cho thế giới của chúng ta.

Tôi xin kêu gọi các quốc gia phát triển, Ngân hàng Phát triển Đa phương, các nhà tài trợ khu vực tư nhân và những bên liên quan khác thành lập liên minh để giúp các nền kinh tế lớn mới nổi chấm dứt việc sử dụng than đá.

Các cơ chế hỗ trợ có mục tiêu này sẽ vượt qua nhu cầu hiện nay về phát triển bền vững.

Phát hiện cốt lõi thứ hai từ báo cáo này là một tin tốt hơn chút: đầu tư vào công tác thích ứng với biến đổi khí hậu.

Việc thích ứng giúp cứu sống con người.

Khi các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng hơn - và điều này sẽ xảy ra – thì việc mở rộng quy mô đầu tư sẽ là điều cần thiết giúp con người tồn tại.

Việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu phải được đầu tư với nguồn lực tương đương và với sự khẩn trương.

Đó là lý do tại sao tôi đang cố gắng thúc đẩy để giành được 50% tổng nguồn tài chính trong lĩnh vực khí hậu cho công tác thích ứng.

Cam kết Glasgow về tài trợ cho công tác thích ứng rõ ràng là không đủ để giải quyết những thách thức mà các quốc gia trên tuyến đầu phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng khí hậu.

Tôi cũng đang hối thúc tháo gỡ những trở ngại ngăn cản các quốc đảo nhỏ và các quốc gia kém phát triển nhất trong việc nhận được nguồn tài chính mà họ rất cần để cứu sống con người và sinh kế.

Chúng ta cần các hệ thống xét duyệt mới để giải quyết thực tế mới này.

Chậm trễ đồng nghĩa với cái chết.

Tôi xin lấy cảm hứng từ tất cả những người trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thông qua việc đưa ra giải pháp.

Tất cả các ngân hàng phát triển - đa phương, khu vực, quốc gia - đều biết cần phải làm gì: làm việc với các chính phủ để thiết kế các dự án hiệu quả về thích ứng với biến đổi khí hậu và giúp họ tìm nguồn vốn, cả từ khu vực công lẫn khu vực tư nhân.

Và mọi quốc gia phải tôn trọng cam kết Glasgow để tăng cường các kế hoạch quốc gia hàng năm về khí hậu để phù hợp với mục tiêu 1,5 độ C.

Các quốc gia G20 cần đóng vai trò dẫn dắt trong tiến trình này, nếu không nhân loại sẽ phải trả một cái giá còn thê thảm hơn.

Tôi biết mọi người ở khắp mọi nơi đang lo lắng và giận dữ.

Tôi cũng vậy.

Bây giờ là lúc để biến cơn thịnh nộ thành hành động.

Mỗi mức giảm nhiệt độ dù nhỏ đến đâu cũng đều quan trọng.

Mọi tiếng nói đều có thể tạo ra sự khác biệt.

Và mỗi giây trôi qua đều quan trọng.

Xin cảm ơn.

Video liên quan

Chủ Đề