Rơ la hẹ 3 tháng 10 ngày máy lần

Mẹ đã từng nghe về phương pháp rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh chưa?

Liệu phương pháp này có hiệu quả và an toàn không?

Cách thực hiện như thế nào?

Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết này, mẹ hãy đọc và tham khảo nhé!

1. Lá hẹ có tác dụng gì?

Lá hẹ chứa nhiều vitamin B và các khoáng chất như đồng, sắt, canxi, pyrandoxine, thiamine, mandan, riboflavin và niacin.

Lá hẹ còn rất giàu Vitamin K, một loại khoáng chất cần thiết cho răng miệng vì thiếu vitamin K là một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu lợi, sức khỏe răng miệng kém.

Như các mẹ đã biết, sữa là thức ăn chính của trẻ sơ sinh. Khi bé bú, các dưỡng chất sẽ tích tụ và tạo thành mảng bám trên bề mặt lưỡi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Chính vì vậy, rơ lưỡi cho bé là điều cần thiết,  việc này sẽ giúp cho khoang miệng của trẻ luôn sạch sẽ và ngăn ngừa các chứng bệnh như tưa lưỡi, nấm lưỡi, sâu răng…

Ngoài những vitamin, khoáng chất kể trên, trong lá hẹ còn chứa odorin, allicin, sulfit…. đây là những chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, chống nhiễm trùng và giảm ngứa cực kỳ hiệu quả…. thậm chí loại kháng sinh này còn tốt hơn hả Penicillin [kháng sinh trong Tây y]

Kháng sinh tự nhiên trong lá hẹ rất an toàn, không tác dụng phụ, không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Kể cả phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng lá hẹ để điều trị các chứng bệnh liên quan đến răng miệng.

Rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm và hạn các bệnh như: tưa lưỡi, nấm lưỡi, sâu răng… Ngoài ra, lá hẹ còn kháng viêm, giải độc, cầm máu và giúp trẻ dễ chịu hơn khi bước vào thời kỳ mọc răng.

Một số công dụng khác của lá hẹ:

  • Chữa ho cho trẻ sơ sinh
  • Chữa nhức răng, cảm mạo cho người lớn
  • Ngăn ngừa đái dầm ở trẻ nhỏ
  • Hỗ trợ điều trị cho người bị bệnh đái tháo đường
  • Trị táo bón, nhuận tràng
  • Giúp sáng mắt
  • Chữa đau lưng, thấp khớp, tăng cường sinh lý nam giới

2. Thời điểm rơ lưỡi bằng lá hẹ

Theo kinh nghiệm dân gian, thời điểm thích hợp nhất để rơ lưỡi bằng lá hẹ là khi bé tròn 3 tháng 10 ngày, tức là 100 ngày sau khi sinh.

Để xác định chính xác thời gian này mẹ có thể đếm lịch hoặc truy cập VÀO ĐÂY đế tính ngày cho bé. Chỉ cần nhập ngày tháng năm sinh là mọi thứ sẽ được xử lý.

Với cách tính này mẹ cần lưu ý 2 vấn đề sau:

  • Nếu con sinh vào buổi sáng thì ngày đầu tiên được tính là ngày bé chào đời.
  • Nếu con sinh về đêm hoặc thời điểm sắp hết ngày thì ngày đầu tiên tính là ngày hôm sau.

Ví dụ, bé sinh lúc 3h00 phút ngày 10-7-2018 thì đây là ngày đầu tiên. Như vậy ngày 21-10-2018 là thời điểm để rơ lưỡi cho bé.

Ngoài ra, cha mẹ cần tuân những nguyên tắc sau:

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn thì rơ lưỡi 2-3 lần/tuần.
  • Trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn: 2 lần/ngày, rơ sau khi bú khoảng 1-2 tiếng.
  • Trẻ bú mẹ kết hợp sữa ngoài: rơ lưỡi mỗi ngày.

3. Cách chế biến lá hẹ

Trước tiên, mẹ hãy ra chợ mua lá hẹ. Nên chọn những lá tươi, sạch, có mùi hăng nhẹ và đảm bảo là lá tự nhiên không phun thuốc trừ trâu, thuốc tăng trưởng.

Cách chế biến như sau:

  • Rửa sạch rồi ngâm lá hẹ vào nước đun sôi để nguội có hòa thêm muối trong khoảng 20 phút, sau đó để ráo nước hoàn toàn.
  • Tiếp theo, đếm đúng số lá dùng để rơ miệng cho bé. Bé trai 7 lá, bé gái 9 lá.
  • Giã dập lá hẹ rồi vắt lấy nước cốt, nếu lá quá hăng thì hòa thêm 1 chút nước sôi để nguội cho bớt hăng.
  • Đổ ra chén sạch rồi bắt đầu rơ lưỡi cho bé.

4. Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bé, mẹ cần tuân thủ các bước sau:

Rửa tay

Trước khi rơ lưỡi cho bé hãy rửa tay bằng xà bông hoặc cồn y tế để hạn chế vi khuẩn bám vào gạc rơ lưỡi cũng như dịch chiết lá hẹ.

Rửa xong hãy để tay khô tự nhiên, không nên dùng khăn thấm vì vật dụng này có thể chứa vi khuẩn. Tốt nhất mẹ dùng nước rửa tay khô để làm sạch.

Bế đúng tư thế

Bế con trong tư thế thoải mái nhất, sao cho đầu bé ngang tầm ngực mẹ. Trong quá trình rơ, mẹ nên vỗ về để con cảm thấy an toàn và nằm yên cho mẹ thao tác.

Cách rơ lưỡi

Trước tiên, lấy một viếng vải sạch hoặc gạc rơ lưỡi đã được tiệt trùng rồi đeo lên đầu ngón tay trỏ, thấm dung dịch lá hẹ rồi thao tác như sau:

  • Nhẹ nhàng đặt ngón tay lên môi bé, tách miệng ra và đưa vào bên trong miệng. Rơ 2 bên nướu theo chuyển động hình tròn, từ trong ra ngoài. Chú ý dùng lực vừa đủ, hạn chế chà xát, tránh làm tổn thương nướu.
  • Rơ nướu xong hãy rơ sạch 2 bên má và vòm họng. Lưu ý không được thọc sâu vào cổ họng bé.
  • Cuối cùng, rơ toàn bộ lưỡi theo hướng từ trong ra ngoài. Thao tác dứt khoát và nhanh chóng để bé không cảm thấy buồn nôn.

Rơ xong hãy đợi ít nhất 20 phút để dưỡng chất trong lá hẹ thẩm thấu và phát huy tác dụng, sau đó mới cho bé bú.

Về tần suất rơ lưỡi bằng lá hẹ hãy đọc lại mục số 2, mình đã nói rất cụ thể.

5. Một số lưu ý

  • Phương pháp rơ lưỡi bằng lá hẹ chỉ áp dụng khi bé đủ 3 tháng 10 ngày. Không nên thực hiện trước thời gian này.
  • Trước và sau khi rơ hãy cho bé uống 1-2 thìa nước ấm để làm ẩm miệng.
  • Khăn, gạc rơ lưỡi chỉ dùng 1 lần, không tái sử dụng. Rơ xong nếu vẫn còn thừa dịch chiết lá hẹ thì bỏ đi, không được lưu trữ để dùng tiếp.
  • Luôn bế bé khi rơ lưỡi, không được để trẻ nằm trên giường.
  • Quá trình rơ có thể bé sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí là nôn trớ do mùi hăng của lá hẹ. Đây là điều hoàn toàn bình thường, cha mẹ không cần lo lắng, nếu bé nôn hãy thực hiện vào lần sau.
  • Gạc rơ lưỡi phải được tiệt trùng để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Quá trình rơ nên thao tác nhẹ nhàng, chà xát quá mạnh sẽ làm tổn thương niêm mạc lưỡi, nhiễm trùng, viêm nướu… rất nguy hiểm.

6. Chuyên gia nói gì về phương pháp này

Thực tế thì chưa có nghiên cứu khoa học nào về tính hiệu quả của phương pháp rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh. Đây đơn thuần chỉ là kinh nghiệm dân gian, truyền từ đời này qua đời khác.

Tuy nhiên, dựa vào thành phần và đặc tính của lá hẹ, không ít thì nhiều phương pháp cũng có tác dụng trong việc vệ sinh răng miệng và chăm sóc nướu cho trẻ sơ sinh.

Đó là lý tại sao nhiều chuyên gia, bác sĩ nhận định tích cực về phương pháp này.

Chuyện trẻ không bị sốt mọc răng nếu dùng nước lá hẹ bôi vào lợi khi được 3 tháng 10 ngày chỉ là phương pháp dân gian được các mẹ mách nhau. Tới nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều đó là đúng.

Tuy nhiên, theo Đông y thì lá hẹ tính ấm, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và có thể dùng trong trường hợp trẻ bị viêm lợi, đau nhức răng.

Do vậy, khi trẻ tới tháng tuổi mọc răng, bị sốt bố mẹ có thể dùng lá hẹ đắp lên vùng lợi trên và vùng lợi dưới của trẻBác sĩ Đào Hữu Minh, Phó khoa phụ trách khoa Khám bệnh - BV Y học cổ truyền Trung ương

Phương pháp dùng lá hẹ ép lấy nước bôi vào nướu khi trẻ 3 tháng 10 ngày giúp bé không bị sốt khi mọc răng là theo quan niệm dân gian và đã có người làm an toàn cho con.

Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý phải làm thật sạch, rửa sạch lá hẹ rồi mới ép lấy nước để tưa nướu cho trẻ.Bác sĩ Nguyễn Văn Lân – Viện Y học cổ truyền Quân đội

Với những thông tin trên, có thể thấy phương pháp rơ lưỡi bằng lá hẹ có tác dụng trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Thế nhưng không có gì là hoàn hảo, các mẹ cần biết rằng:

  • Rơ lưỡi bằng lá hẹ là mẹo dân gian nên còn phụ thuộc vào cơ địa từng bé, không phải bé nào áp dụng cũng có hiệu quả.
  • Không nên quá tin tưởng vào phương pháp này, hãy kết hợp với việc chăm sóc và thăm khám răng miệng định kỳ cho bé.

Ngoài lá hẹ, mẹ cũng có thể rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng với những bé đã trên 1 tuổi.

7. Lời kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của mình về phương pháp rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh. Nhìn chung, cách này khá hiệu quả và an toàn, mẹ có thể áp dụng để chăm sóc răng miệng cho bé.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng rau ngót để rơ lưỡi cho bé, cách làm tương tự như lá hẹ. Với mật ong thì chỉ nên áp dụng khi bé trên 1 tuổi.

Dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đã được tẩm dịch an toàn để chăm sóc răng miệng cho bé cũng là cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ biết cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy để lại bình luận phía dưới.

Chúc mẹ thành công, chúc bé luôn mạnh khỏe!

Chủ Đề