Review ngành tài chính ngân hàng học viện tài chính

Học tài chính ngân hàng không dễ, kiến thức học tập không thể chỉ gói gọn trong một câu “tài chính và ngân hàng”. Đó là nội dung của Review ngành tài chính ngân hàng dưới đây.

So với những Đại gia ngành như Công nghệ thông tin, Marketing – tài chính ngân hàng là một Phú ông giàu ngầm và giàu bền bỉ trong các nhóm ngành kinh tế. Những công việc liên quan đến chuyên ngành này không quá HOT trong giới nghề nghiệp tại Việt Nam bởi số lượng nhân sự hiện tại mà thị trường cần không quá nhiều và những người thành công ở các vị trí công việc liên quan lại khá kín tiếng. Tuy nhiên, những người học và làm công việc liên quan đến tài chính ngân hàng đều hiểu rằng đây là một ngành có nhiều cơ hội để “đổi đời” và không hề kém tiềm năng so với các ngành HOT khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo những nội dung Review ngành tài chính ngân hàng dưới đây.

Review ngành Tài chính ngân hàng – Khái niệm và đặc điểm

Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thông qua ngân hàng hoặc các công cụ tài chính do ngân hàng phát hành. Học ngành tài chính ngân hàng là học về cách vận hành, lưu thông tiền tệ và các dịch vụ tài chính liên quan.

Đây là một ngành có kiến thức rất rộng và có nhiều chuyên ngành khác nhau như tài chính Thuế, tài chính doanh nghiệp, tài chính bảo hiểm…

Học tài chính ngân hàng sẽ học những kiến thức, kỹ năng gì?

Một người học tài chính ngân hàng sẽ học các kiến thức về:

  • Hoạt động và vận hành của các ngân hàng thương mại
  • Hoạt động tài chính trong một doanh nghiệp và hoạt động tài chính quốc tế
  • Hoạt động chứng khoán và các kiến thức về thị trường, dòng tiền trên thị trường chứng khoán

Các kỹ năng được rèn luyện của sinh viên tài chính ngân hàng

Review ngành tài chính ngân hàng không chỉ cung cấp cho bạn biết bạn sẽ học gì mà còn giúp bạn nhận ra mình cần chú ý rèn luyện kỹ năng gì nếu học ngành tài chính ngân hàng. Các kỹ năng cần có -và sẽ được rèn luyện trong môi trường đại học của sinh viên tài chính ngân hàng bao gồm:

  • Kỹ năng tính toán và phân tích, đánh giá – Ngành tài chính ngân hàng liên quan nhiều đến việc tìm hiểu sự vận hành của dòng tiền để từ đó đưa ra các chính sách, chiến lược về tài chính đúng đắn cho doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Chính vì vậy người học phải là người nhạy cảm với các con số, có kỹ năng phân tích và đưa ra quyết định đúng đắn. Kỹ năng này thể hiện trong kết quả học tập của bạn với môn toán và những nhận định thường ngày của bạn với các tình huống, sự việc xảy ra trong cuộc sống.
  • Kỹ năng tổng hợp thông tin và dữ liệu. Đây cũng là kỹ năng quan trọng hỗ trợ tốt cho sinh viên ngành tài chính ngân hàng trong các công việc sau này.

Review ngành tài chính ngân hàng – Ngành tài chính ngân hàng có dễ tìm việc làm không?

Mặc dù nhu cầu nhân lực của ngành tài chính ngân hàng không quá lớn nhưng đây lại là ngành nghề có công việc ít bị tác động bởi các vấn đề xã hội như dịch bệnh hay Kinh tế. Vì dù trong bất cứ trường hợp nào, chỉ cần con người vẫn có nhu cầu trao đổi mua bán thì dòng tiền vẫn cần lưu thông và các giao dịch vẫn cần thực hiện. Là một sinh viên tài chính – ngân hàng, bạn không chỉ có cơ hội làm việc tại các ngân hàng trong các vị trí như nhân viên tư vấn tín dụng, nhân viên giao dịch hay chuyên viên phân tích tài chính. Trong các doanh nghiệp về bảo hiểm, đầu tư hoặc các doanh nghiệp thương mại dịch vụ cũng cần các vị trí đảm nhiệm các công việc quản lý dòng tiền và phân tích tài chính. Bên cạnh đó, sinh viên tài chính ngân hàng không quá ồ ạt nên tỷ lệ cạnh tranh trước các cơ hội công việc không quá cao nên bạn dễ tìm được việc làm hơn.

Tuy nhiên, để có thể thành công với ngành tài chính ngân hàng bạn cần trang bị cho mình rất nhiều các kiến thức, kỹ năng tổng hợp liên quan đến quản trị, kế toán, tài chính, ngân hàng. Chính vì vậy, bạn cần có nỗ lực lớn để thành công trong ngành này.

Học tài chính ngân hàng như thế nào?

Hiện nay bạn có thể học đại học, cao đẳng ngành tài chính ngân hàng tại các trường đại học, cao đẳng công lập, dân lập trên khắp đất nước. Tuy nhiên cũng có nhiều hình thức khác bạn có thể tham khảo:

Tài chính ngân hàng hàng là một ngành học rất hay đặc biệt dành cho các bạn có mong muốn tìm hiểu về dòng tiền, kinh doanh hay chứng khoán. Chính vì vậy nếu như bạn đã và đang có những tố chất này đừng bỏ lỡ việc tìm hiểu về ngành học thú vị này. Về chương trình đại học online nói chung bạn có thể tham khảo thông tin tại Cổng thông tin đại học từ xa của AUM Việt Nam.

Để đăng ký học Đại học trực tuyến ngành Kế toán lấy bằng cử nhân, bạn hãy liên hệ trực tiếp Văn phòng tuyển sinh AUM Việt Nam tại HOTLINE 091 55 00 256 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Để đăng ký học Đại học trực tuyến ngành Tài chính ngân hàng lấy bằng cử nhân, bạn hãy liên hệ trực tiếp Văn phòng tuyển sinh AUM Việt Nam tại HOTLINE 091 55 00 256 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tài chính ngân hàng là ngành học khá rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Cùng tham khảo bài viết Review ngành tài chính ngân hàng của Top Tài Liệu dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

– Trước tiên, hãy cùng khám phá một ví dụ siêu dễ hiểu: hàng tháng bạn được bố mẹ cho tiền tiêu vặt [dòng tiền vào]. Bạn dùng số tiền này để gửi xe hoặc mua trà sữa [dòng tiền ra]. Đến một ngày, bạn nhận thấy tiền bố mẹ cho đã vơi đi khá nhiều bởi mua quà vặt, bạn phải tự điều chỉnh lại trước khi không còn đồng nào để gửi xe nữa. Việc quản lý tiền bạc này chính là mảnh ghép nhỏ trong thế giới tài chính.

– Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm hoạt động quản lý tiền và tài sản, đầu tư, cho vay, chứng khoán, bảo hiểm và tiến hành các giao dịch tiền tệ. Ngành Tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính thông qua doanh nghiệp như ngân hàng thương mại, công ty tài chính tiêu dùng, công ty chứng khoán, công ty kiểm toán, quỹ đầu tư…

– Tài chính, hiểu theo cách đơn giản nhất là hoạt động quản lí tiền bạc. Trở thành sinh viên ngành Tài chính-Ngân hàng nghĩa là bạn sẽ nghiên cứu sự vận động và cách thức gia tăng giá trị của dòng tiền trong suốt 4 năm học.

– Theo đuổi ngành học này, các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu đến lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ,… Không những thế, ngành này còn giúp bạn nắm rõ được cách quản lý tài chính hiệu quả, quản trị cho ngân hàng, doanh nghiệp hoặc công ty.

– Để theo học ngành này, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:

+ Khối A00 [Toán, Vật lý, Hóa học]

+ Khối A01 [Toán, Vật lý, Tiếng Anh]

+ Khối D01 [Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh]

+ Khối D07 [Toán, Hóa học, Tiếng Anh]

+ Khối  D03 [Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp]

+ Khối D09 [Toán, Lịch sử, Tiếng Anh]

+ Khối C15 [Toán, Ngữ văn, Khoa học xã hội]

+ Khối C14 [Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân]

+ Khối A16 [Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên]

Khi trở thành sinh viên ngành Tài chính-Ngân hàng, bạn được cung cấp:

– Kiến thức cơ bản về toán, tin học, ngoại ngữ.

– Những hiểu biết nền tảng về kinh tế và kinh doanh.

– Kiến thức chuyên sâu về kinh doanh ngân hàng, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp.

– Kỹ năng thực hành quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng:

+ Phân tích, dự báo tài chính

+ Quản trị tài chính doanh nghiệp, đầu tư tài chính, cấp tín dụng.

+ Thiết kế và tư vấn các sản phẩm dịch vụ, tài chính ngân hàng.

– Sinh viên học ngành Tài chính – Ngân hàng có thể làm tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, tập đoàn tài chính như: ACB, Sacombank, Vietinbank, ANZ, KPMG, Bảo Việt, Dai-ichilife, ACE Group,…

– Một số vị trí công việc thường tuyển sinh viên tốt nghiệp tài chính ngân hàng như:

+ Kiểm toán nội bộ ngân hàng

+ Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế

+ Chuyên viên kinh doanh tiền tệ

+ Chuyên viên tài chính

+ Chuyên viên tư vấn tài chính DN

+ Chuyên viên lập kế hoạch

+ Chuyên viên mua bán sát nhập DN

+ Chuyên viên môi giới chứng khoán

+ Chuyên thẩm định dự án đầu tư

+ Chuyên viên định giá tài sản

+ Chuyên viên quản trị rủi ro

+ Chuyên viên tư vấn thuế

+ Kế toán tổng hợp

+ Nhân viên ngân hàng

+ Nghiên cứu và trợ giảng: Có khả năng nghiên cứu và trợ giảng Tài chính kế toán, ngân hàng ở các trường cao đẳng, đại học…

– Nghề nghiệp phát triển sau ba năm

+ Giám đốc tài chính

+ Kế toán trưởng

+ Chuyên viên ngân hàng

– Hiện nay, thu nhập của những người làm trong ngành ngân hàng tương đối cao so với những khu vực kinh tế khác, đặc biệt là ở các ngân hàng tuyến Trung ương và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Ngành tài chính – ngân hàng đứng đầu trong 10 ngành có mức lương cao nhất theo các hợp đồng tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao trong nhiều năm liên tục.

– Theo kết quả khảo sát của mạng lưới nhân sự lớn tại Đông Nam Á JobStreet cũng cho thấy mức lương ở các vị trí trong ngành ngân hàng tại Việt Nam sẽ có sự chênh lệch tùy theo thâm niên làm việc. Như đối với nhân viên ngân hàng ít kinh nghiệm thì có mức lương tháng trung bình 5-9 triệu đồng mỗi tháng. Còn đối với nhân viên có kinh nghiệm nhiều hơn thì mức lương tháng trung bình vào khoảng 6,7-11 triệu đồng. Các nhân sự cấp cao, chuyên viên có lương 7-12 triệu đồng/tháng, còn các cấp trưởng phòng hoặc quản lý mức lương sẽ dao động 12 – 25 triệu đồng một tháng.

– Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay thì việc tìm một ngôi trường đào tạo ngành này là không hề khó. Tuy nhiên đối với các bạn học sinh để có thể lựa chọn cho mình một môi trường chất lượng giảng dạy tốt và phù hợp với bản thân thì lại không hề dễ dàng. Dưới đây sẽ đề cập một số trường đại học đào tạo ngành học này giúp bạn đọc dễ dàng tham khảo:

– Khu vực miền Bắc

+ Đại học Kinh tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội

+ Đại học Ngoại thương Hà Nội

+ Đại học Kinh tế Quốc dân

+ Đại học Thương Mại

+ Học viện Ngân hàng

+ Học viện Tài Chính

+ Đại học Công Nghiệp Hà Nội

+ Đại học Thăng Long

+ Viện Đại học Mở Hà Nội

+ Đại học Công Đoàn

+ Đại học Điện lực

+ Học viện Chính Sách và phát triển

+ Đại học Công nghệ giao thông vận tải [Cơ sở Hà Nội]

+ Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

+ Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

– Khu vực miền Trung

+ Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

+ Đại học Kinh tế – Đại học Huế

– Khu vực miền Nam

+ Đại học Ngoại thương [Cơ sở TP.HCM]

+ Đại học Kinh tế TP.HCM

+ Đại học Tôn Đức Thắng

+ Đại học Tài chính – Marketing

+ Đại học Sài Gòn

+ Đại học Mở TP.HCM

+ Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM

+ Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

+ Đại học Hoa Sen

+ Đại học Nguyễn Tất Thành

+ Đại học Công nghệ TP.HCM

+ Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM

+ Đại học Quốc tế Hồng Bàng

+ Đại học Cần Thơ

Video liên quan

Chủ Đề