Rằm tháng giêng có tên khác là gì

Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng nguyên là một trong 4 ngày rằm lớn trong năm của nước ta. Vào ngày này người dân thường cúng bái tổ tiên, trời đất và lên chùa, đi lễ để cầu bình an trong cuộc sống.

Cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu được lưu truyền trong dân gian với nhiều giai thoại khác nhau. Theo T.S Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tết Nguyên Tiêu, Tết Nguyên Đán cũng như nhiều ngày Tết khác của người Việt, đều có sự ảnh hưởng từ các tích truyện của Trung Quốc. Khi về đến Việt Nam, qua sự tiếp biến văn hóa, các phong tục, ngày lễ này đều có sự thay đổi ít nhiều. Tuy nhiên, cũng trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, nước ta đồng thời có sự du nhập của Phật giáo, ảnh hưởng đến nhiều phương diện truyền thống, trong đó có ngày Tết Nguyên Tiêu. Nhờ sự hỗn dung văn hóa này, Tết Nguyên Tiêu cũng có ít nhiều sự biến đổi.

Rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt

"Theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng là ngày trọng đại và vô cùng đặc sắc, mang ý nghĩa rất lớn. Vào ngày này, dân chúng lên chùa cúng dâng sao giải hạn với mong muốn giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành. Chính vì vậy mà vào Rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc", T.S Đinh Đức Tiến cho biết.

Từ nghi thức Phật giáo này kết hợp thêm với tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, từ đó, không gian thờ cúng của ngày Rằm tháng Giêng càng mang nhiều ý nghĩa hơn.

Thành tâm khấn vái cầu phúc, cầu an, cầu may mắn trong năm mới. Ảnh: TTXVN

Bên cạnh đó, Rằm tháng Giêng đánh dấu sự kết thúc tháng "ăn chơi" của người nông dân để bắt tay chuẩn bị một vụ mùa mới. Trước khi xuống đồng, người dân làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Bởi vậy, từ lâu nay, mọi người luôn quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".

Cũng theo quan niệm xưa, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ [từ 11h trưa đến 1h chiều] là thời điểm tốt nhất. Mọi người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng trong khoảng thời gian từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng.

Lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng

- Dọn dẹp ban thờ: Trước khi tiến hành cúng, gia chủ cần phải dọn dẹp ban thờ tỉ mỉ, cẩn thận. Khi làm việc này gia chủ chú ý không nên xê dịch bát hương. Trước khi lau dọn cần thắp một nén nhang xin tổ tiên về việc sẽ lau dọn bàn thờ để cúng Rằm.

- Nên thắp hương theo số lẻ: Khi thắp hương, người dân thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.

- Không dùng hoa quả giả: Nên mua hoa tươi để dâng trên ban thờ. Hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

- Gia chủ khi tiến hành cúng cần phải ăn mặc trang phục chỉnh tề, khi khấn cần thành tâm, không cười nói.

Link: //vtv.vn/xa-hoi/ram-thang-gieng-co-y-nghia-the-nao-doi-voi-nguoi-viet-2022021417381941.htm

Ngày 15/1 hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á. Có nơi thậm chí còn quan niệm "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng". Ở Trung Quốc, ngày này người ta tổ chức Lễ hội đèn lồng để chính thức kết thúc những ngày Tết nguyên đán.

Liên quan đến ngày Lễ đèn lồng kỷ niệm ngày trăng tròn đầu tiên theo lịch âm này có rất nhiều truyền thuyết đã được dựng lên.

Truyền thuyết thứ nhất kể rằng: "Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết.

Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân Thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới.

Rất may cho loài người là có một số vị thần trên Thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên Thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong".

Truyền thuyết thứ hai kể rằng: "Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ tên là Yuanxiao sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15 tháng 1 đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần có tên là Dongfang Shuo đã nghĩ ra một kế để giúp cô. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, ngày 16 tháng 1, Thiên dình sẽ sai Hỏa thần xuống thiêu rụi Kinh thành.

Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15. Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng, nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không hề ai biết".

Tuy nhiên, cả hai câu chuyện trên chỉ là truyền thuyết, còn theo các học giả Trung Quốc thì Lễ hội đèn lồng xuất phát từ truyền thống sử dụng lửa để kỷ niêm ngày lễ hội và xua đi những điều không may của người dân nước này.

Nhưng kể từ khi đạo Phật du nhập vào Trung Quốc vào thời Hán thì Lễ hội đèn lồng đã khoác lên mình những màu sắc tôn giáo khác nhau. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ Đức Phật, trong khi những người theo Đạo giáo thì dùng ngày này để kỷ niệm sinh nhật của Hoả thần.

Không chỉ có đèn lồng, vào ngày này người ta còn làm những cái bánh Yuanxiao [giống như bánh chưng của Việt Nam]. Vì vậy, có nhiều nơi Lễ hội đèn lồng còn được gọi là Lễ hội bánh Yuanxiao.

Tuy nhiên, dù tên gọi có là gì thì đây cũng được coi là một ngày Lễ rất quan trọng của người Trung Quốc, là một phần quan trọng trong dịp Tết nguyên đán. Nó là Lễ hội chính thức khép lại những ngày Tết nguyên đán của người dân nơi đây.

rằm tháng Giêng còn có tên gọi khác là gì?

Tết Nguyên Tiêu [Chữ Nho: 節元宵], Tết Thượng Nguyên, Rằm Tháng Giêng là ngày lễ hội truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 [đêm trước trăng rằm] trọn ngày 15 [ngày rằm] cho đến nửa đêm 15 [đêm trăng rằm] của tháng giêng Âm lịch.

Tại sao phải cúng rằm tháng Giêng?

Việc cúng lễ trong ngày này phần lớn được tổ chức tại chùa, vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu mong quanh năm an lành cho bản thân và gia đình. Hoặc cũng có gia đình Việt Nam tụ tập ở nhà trưởng họ hay nhà thờ họ.

Tết rằm tháng Giêng còn gọi là tết gì?

Rằm tháng Giêng hay tết Nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật... Nhiều người tin rằng đây là đêm đức Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…

Lễ rằm tháng Giêng là lễ gì?

Cúng Rằm tháng Giêng là một nghi lễ quan trọng của người Việt. Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, vì sau ngày này còn có Tết Trung Nguyên [Rằm tháng Bảy] và Tết Hạ Nguyên [Rằm tháng Mười].

Chủ Đề