Quyền sống còn của trẻ em là gì

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Quyền trẻ em là những đòi hỏi cơ bản, chính đáng mà trẻ em cần phải có để đảm bảo tồn tại và phát triển một cách tốt nhất.

1. Nhóm quyền sống còn: Trẻ em có quyền được sống; được khai sinh và có quốc tịch; được chăm sóc, nuôi dưỡng; được sống chung với cha mẹ và được chăm sóc sức khỏe khi bị ốm đau.

2. Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền được chăm sóc dinh dưỡng, sức khoẻ để phát triển về thể lực; được vui chơi, giải trí; được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu để phát triển về trí tuệ; được bảo đảm an sinh xã hội.

3. Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt; được bảo vệ khỏi chất ma túy, khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang,…

4. Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội, được bày tỏ ý kiến và hội họp, được tham gia ý kiến đối với những vấn đề liên quan đến cuộc sống của trẻ em.

Trẻ em cũng có các bổn phận đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội, quê hương, đất nước và bản thân trẻ em

- Quyền không bị buộc cách ly cha mẹ trái với ý kiến của cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ

- Quyền không chịu sự cân thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư

- Quyền được hưởng an toàn xã hội bao gồm bảo trợ xã hội và các biện pháp cần thiết khác

- Quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động có hại cho sức khỏe của trẻ

- Quyền được bảo vệ chống lại việc sử dụng ma túy hay bị lôi kéo vào việc sản xuất , buôn bán ma túy

- Quyền được bảo vệ khỏi sự tra tấn, đối xử, trừng phạt độc ác, bị tước quyền tự do bất hợp pháp

- Quyền được bảo vệ không phải tham gia chiến sự khi chưa đủ 15 tuổi

4. Nhóm quyền được tham gia, bao gồm:

- Quyền được hình thành quan điểm riêng và tự do phát triển những quan điểm đó về các vấn đề có tác động đến trẻ em

Bất kể ai từ khi sinh ra đều có quyền được sống và không ai được quyền xâm phạm đến quyền đó, với trẻ em cũng vậy, cũng có quyền được sống và quyền này của trẻ em được pháp luật rất coi trọng và bảo vệ bởi trẻ em là những sinh linh bé nhỏ và rất dễ bị tổn thương. Vậy, cho tôi hỏi: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền sống của trẻ em được quy định ra sao?

Quyền sống của trẻ em được quy định tạivới nội dung như sau:

Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.

Bên cạnh đó, tại Luật này cũng có quy định về quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em như sau:

Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung trả lời về quyền sống của trẻ em. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Luật trẻ em 2016.

Thời gian gần đây ở nhiều địa phương liên tiếp xảy ra các vụ tước đoạt tính mạng của trẻ em, đặc biệt là các vụ bố, mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ tự tử và ép con chết theo.

Điều đáng lo ngại là bên cạnh luồng dư luận lên án, phẫn nộ đối với các trường hợp đấng sinh thành tự cho mình quyền mang theo các con sang “thế giới bên kia” thì vẫn có tiếng nói xót thương, bào chữa với lý lẽ “người ta cùng quẫn quá nên mới thế”.

Dưới góc độ pháp luật, quyền được sống là quyền tối cao của tất cả mọi người, trong đó có trẻ em. Người nào tước đi sinh mạng của trẻ em, dù đó là bố, là mẹ, dù là với lý do gì, đều phạm tội sát nhân và người đó nếu không còn sống để chịu sự trừng phạt của pháp luật thì cũng phải hứng chịu sự lên án của dư luận.

Ảnh minh họa - TTXVN

Quyền sống đứng đầu 24 quyền trẻ em ở Việt Nam

Trẻ em là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời.

Khái niệm trẻ em được các quốc gia sử dụng thống nhất và đã được đề cập trong Tuyên ngôn Geneva năm 1924, Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1968, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, Công ước 138 của Tổ chức Lao động quốc tế [ILO] về tuổi tối thiểu làm việc năm 1976.

Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 quy định: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi”. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 của Việt Nam quy định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Luật Trẻ em năm 2016 có quy định rộng hơn: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [không kể công dân Việt Nam hay người nước ngoài, người không có quốc tịch].

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 và Công ước có hiệu lực tại nước ta từ ngày 20/12/1990. Công ước có 54 điều quy định về các quyền của trẻ em theo bốn nhóm là quyền được sống còn, quyền được bảo vệ; quyền được phát triển và quyền được tham gia.

Quyền sống là quyền cơ bản thiêng liêng của con người, trong đó có trẻ em, được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau mà cơ bản nhất là Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” [Điều 19].

Luật Trẻ em năm 2016 đưa ra những quy định rất chi tiết về các quyền của trẻ em, trong đó có quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc sức khỏe; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; quyền vui chơi, giải trí; quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền về tài sản; quyền bí mật đời sống riêng tư; quyền được sống chung với cha, mẹ; quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp…

Trên hết, trước hết trong 24 quyền của trẻ em ở Việt Nam là quyền được sống. Bị tước đoạt quyền này cũng đồng nghĩa là các quyền sau đó trở nên vô nghĩa. Điều 12 của Luật Trẻ em năm 2016 quy định “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển”.

Hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta đã có nhiều quy định nghiêm cấm các hành vi vi phạm quyền con người, trong đó có quyền trẻ em và quy định các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm đó.

Điều 6 của Luật Trẻ em năm 2016 quy định 15 nhóm hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo đảm cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh. Đây là 15 nhóm hành vi vi phạm quyền trẻ em đặc thù đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của trẻ em. Đứng đầu trong nhóm hành vi bị nghiêm cấm là sự tước đoạt quyền sống của trẻ em.

Điều 123 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: giết người dưới 16 tuổi; giết phụ nữ mà biết là có thai...

Pháp luật không phân biệt thủ phạm có phải là bố, mẹ của người dưới 16 tuổi hay không, cũng không phân biệt người đó là chồng của người phụ nữ mang thai hay không.

Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

Pháp luật đã có những quy định rất rõ ràng về các quyền của trẻ em, trong đó quyền được sống là thiêng liêng nhất, cũng như đưa ra các hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm. Quan niệm xã hội cũng cần đồng hành với pháp luật để góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các vụ trẻ em bị đấng sinh thành dùng “quyền” làm bố, làm mẹ tước đoạt sinh mạng, con cái bị coi như tài sản riêng, có thể “dùng” mà cũng có thể “bỏ”.

Quyền có bản của trẻ em có ý nghĩa gì?

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương và chăm sóc của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.

Có bao nhiêu quyền của trẻ em?

Toàn bộ 23 quyền của trẻ em theo Luật Trẻ em 2016.

Quyền sống. ... .

Quyền được khai sinh và có quốc tịch. ... .

Quyền được chăm sóc sức khỏe. ... .

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng. ... .

Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu. ... .

Quyền vui chơi, giải trí ... .

Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc. ... .

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo..

Thế nào là quyền được sống còn?

1, Quyền được sống còn bao gồm quyền của trẻ em được sống một cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.

Quyền được phát triển của trẻ em là gì?

Quyền được phát triển: Gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

Chủ Đề