Quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng bảo gồm những nội dụng chính nào

Theo đó, với mục đích nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ; đảm bảo tính chuyên nghiệp, liêm chính, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ. Là cơ sở để mỗi cá nhân cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tự điều chỉnh hành vi của mình nhằm đạt tới các giá trị văn hóa.

Ngoài ra, thực hiện công khai các nhiệm vụ, công vụ và một số quan hệ xã hội liên quan đến việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Mặt khác, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện văn hóa công vụ; làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Phạm vi áp dụng Quy tắc ứng xử này bao gồm: các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ.

Đối tượng áp dụng là tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ.

Trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc

Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân theo các quy định sau:
Mặc trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của Ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc [quần, áo kín đáo, váy dài quá đầu gối, không xẻ tà quá cao, không được mặc quần bò, áo phông không có ve cổ]. Khuyến khích nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mặc trang phục dân tộc vào các ngày lễ, tết hoặc các dịp đặc biệt của Bộ. Đối với ngành, lĩnh vực có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định riêng.
Tư thế, tác phong, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, hòa nhã, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải đeo hoặc cài thẻ tên, phù hiệu, chức danh đúng quy định.
Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc. Không hút thuốc lá tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc [trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền phân công đi tiếp khách theo nghi thức lễ tân ngoại giao]. Không đeo tai nghe, mở nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc. Giữ gìn vệ sinh nơi công sở và nơi làm việc; không thắp hương, không lư

Ứng xử của cán bộ , công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Phải đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín thấp. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”.

Công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; nắm bắt kịp thời tâm lý, lối sống, lề lối làm việc, tạo sự công bằng và phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới.

Bảo vệ danh dự của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi có phản ánh, tố cáo không đúng sự thật.

Xây dựng môi trường làm việc của cơ quan, đơn vị năng động, chuyên nghiệp; giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công vụ trong tổ chức của mình.

Ứng xử của công chức, viên chức và người lao động không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Chấp hành quyết định của người lãnh đạo, quản lý; phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó; thường xuyên chủ động sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Không được lợi dụng việc phát biểu ý kiến, việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý và đồng nghiệp; không nịnh bợ cấp trên lấy lòng vì động cơ không trong sáng.

Đối với đồng nghiệp: a] Phải có tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. b] Không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức; không to tiếng thiếu lành mạnh, cãi nhau, đánh lộn nơi cơ quan, công sở. Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, Quy tắc cũng quy định về: ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực thi công vụ; ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nơi công cộng; ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động với nhân dân nơi cư trú và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong gia đình.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ thực hiện tốt Quy tắc này sẽ được xem xét biểu dương, khen thưởng theo quy định. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ vi phạm các quy định tại Quy tắc này, tùy mức độ, sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai tại tổ chức mình công tác. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Nội vụ.

Anh Cao

Sáng ngày 9/7, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến “Nâng cao đạo đức cán bộ ngân hàng thông qua bộ chuẩn mực đạo đức”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS,TS. Đào Minh Phúc - Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng - nhìn nhận: “Nghiệp vụ ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro từ việc gửi tiền, từ việc cho vay, và từ dịch vụ thanh toán hộ khách hàng. Trong đó, rủi ro đạo đức nảy sinh từ chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng sử dụng vốn của ngân hàng và hậu quả của rủi ro đạo đức lại do người gửi tiền và chính ngân hàng phải gánh chịu. Thống kê cho thấy có tới 52/63 tỉnh, thành tại Việt Nam đã xảy ra các vụ án liên quan đến rủi ro đạo đức trong lĩnh vực ngân hàng”.

Do đó, ngân hàng phải bằng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, quản trị và xử lý các rủi ro phát sinh bảo đảm hoạt động an toàn, trôi chảy và hiệu quả. Có quản trị tốt rủi ro, ngân hàng kinh doanh mới có lãi, mới là nơi để khách hàng tin tưởng, “chọn mặt gửi vàng”.

“Người làm ngân hàng cần phải ý thức rõ được đặc thù nghề nghiệp của nghề ngân hàng, để hiểu và tuân thủ những yêu cầu, quy định khắt khe của ngành, trong đó rất quan trọng là những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp”, PGS,TS. Đào Minh Phúc nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Chí Thành - Trưởng ban công tác hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - cho biết, người làm ngân hàng phải tuân theo những yêu cầu và chuẩn mực khắt khe về kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức. Để nêu cao những phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng, xây dựng hình ảnh đẹp của ngân hàng đối với xã hội, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành Ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng đã ban hành Bộ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng nhằm kiểm soát và ngăn ngừa, giảm thiểu các vụ việc vi phạm, nâng cao ý thức nghề nghiệp cán bộ ngân hàng.

Bộ Chuẩn mực gồm 6 chuẩn mức đạo đức và 2 nhóm quy tắc ứng xử. Trong đó, 6 chuẩn mực đạo đức bao gồm:

Tính tuân thủ: Yêu cầu bắt buộc hàng đầu mà người cán bộ ngân hàng phải luôn ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc như tuân thủ pháp luật về ngân hàng và các quy định pháp luật khác; Tuân thủ quy trình nghiệp vụ chung của Ngân hàng Nhà nước, của riêng từng ngân hàng. Không làm tắt, không bỏ khâu nào trong quy trình nghiệp vụ để tránh xảy ra sai sót.

Sự cẩn trọng: Cùng với tính tuân thủ, cẩn trọng mọi công việc là yêu cầu không thể thiếu, nhằm tránh sai sót, gây hậu quả khó lường. Làm ngân hàng không cho phép sự liều lĩnh, mạo hiểm, cần sự chắc chắn. Chắc chắn trong từng khâu, làm khâu nào chắc khâu ấy.

Sự liêm chính: Đây là yêu cầu đối với mọi ngành nghề; song đối với đặc thù của nghề ngân hàng - gắn với tiền, càng đòi hỏi người cán bộ ngân hàng phải rèn luyện phẩm chất này, phải kiên định, bản lĩnh, tránh sự cám dỗ của đồng tiền.

Sự tận tâm và chuyên cần: Có tận tâm chuyên cần mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ, mới không ngừng nâng cao được năng lực của bản thân, ngày càng tinh thông nghiệp vụ, từ đó càng đam mê, yêu nghề, gắn bó với nghề và cống hiến được nhiều nhất cho nghề. Có chu đáo, tận tâm trong quan hệ với khách hàng mới tạo ra chất lượng dịch vụ và sự hài lòng, chiếm được lòng tin của khách hàng.

Tính chủ động, sáng tạo, thích ứng: Đây là yêu cầu mới đặt ra nhằm đáp ứng đòi hỏi của bối cảnh công nghệ ngân hàng đang phát triển nhanh, mô hình hoạt động của ngân hàng đang trong thời kỳ chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số ứng dụng công nghệ mới. Cần có tinh thần sẵn sàng thay đổi, tiếp thu cái mới, mạnh dạn đổi mới sáng tạo cả trong tư duy và phong cách làm việc. Cùng đó, áp lực cạnh tranh gia tăng, cán bộ ngân hàng cần nâng cao khả năng thích nghi với điều kiện, môi trường xung quanh.

Ý thức bảo mật thông tin: Bảo mật thông tin ngân hàng và khách hàng là trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, vì lộ lọt thông tin có thể gây tổn hại đến tài sản, thương hiệu, uy tín của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Trong thời đại mà thông tin, dữ liệu là nguồn tài nguyên quý báu như hiện nay, yêu cầu về bảo mật thông tin của khách hàng, của ngân hàng và của chính từng người trở nên hệ trọng và cấp thiết.

Hai quy tắc ứng xử là:

[1] Ứng xử trong nội bộ: Gồm ứng xử của cán bộ cấp dưới với cấp trên, cán bộ cấp trên với cấp dưới và đồng cấp với nhau;

[2] Ứng xử với bên ngoài: Với khách hàng và đối tác bên ngoài. Thái độ, phong cách, tác phong làm việc và giao tiếp trong quan hệ nội bộ và với bên ngoài thể hiện tính lịch sự và chuyên nghiệp của người cán bộ ngân hàng. Nó tạo ra không khí làm việc nghiêm túc, tạo môi trường làm việc lành mạnh, giúp cho bộ máy ngân hàng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài vận hành trôi chảy, thúc đẩy ngân hàng phát triển theo tầm nhìn chiến lược của ngân hàng, đáp ứng mọng đợi, kỳ vọng của nhân viên cũng như của khách hàng, của xã hội.

Cũng theo chia sẻ của ông Nguyễn Chí Thành, sau một thời gian triển khai, Bộ Chuẩn mực đã thu hút được sự quan tâm của các ngân hàng, các cán bộ ngân hàng và phần nào đã thực sự đi vào cuộc sống. Hiệp hội Ngân hàng và Trường Đào tạo Vietcombank cũng đã phối hợp số hóa thành công Bộ Chuẩn mực thành giáo trình đào tạo tạo trực tuyến [e-learning] để đưa vào giảng dạy cho cán bộ, nhân viên toàn ngành.

Tham gia ý kiến tại hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo ngân hàng đều nhìn nhận Bộ Chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động ngân hàng, đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng và xã hội, nhiều đơn vị đào tạo của các ngân hàng đều đưa Bộ Chuẩn mực vào chương trình đào tạo cho cán bộ.

Bà Lê Vân Trinh - Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank - đánh giá Bộ Chuẩn mực được xây dựng từ thực tiễn và nhu cầu của ngành Ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. Bộ Chuẩn mực được đầu tư nhiều công sức, trí tuệ và được xây dựng hết sức nghiêm túc, bài bản. Đi cùng với việc xây dựng Bộ Chuẩn mực, công tác truyền thông cũng đã được chú trọng một cách chuyên nghiệp. Đây là sáng tạo của Hiệp hội Ngân hàng trong hoạt động ngân hàng.

Đồng tình với bà Lê Vân Trinh, TS. Phạm Thu Thủy - Phó trưởng Khoa Ngân hàng của Học viện Ngân hàng - cho biết thêm, Khoa Ngân hàng đã đưa Bộ Chuẩn mực vào nội dung giảng dạy và cho rằng các ngân hàng khi tuyển dụng nhân sự có thể đưa nội dung của Bộ Chuẩn mực vào các nội dung thi tuyển.

Kết luận buổi Hội thảo, PGS, TS. Đào Minh Phúc khẳng định Hội thảo đã nhận được sự chia sẻ ý nghĩa từ các chuyên gia để hiểu rõ về quá trình xây dựng và ban hành Bộ Chuẩn mực, cũng như những đánh giá thực tiễn từ quá trình triển khai trong 2 năm vừa rồi ở các ngân hàng thương mại, trường đại học trong cả nước.

Đặc biệt các đại biểu tham dự Hội thảo đã đưa ra nhiều đề xuất có giá trị nhằm đưa Bộ Chuẩn mực vào công tác đào tạo cũng như áp dụng trong hoạt động của các ngân hàng thời gian tới nhằm phát huy tính hiệu quả trong thực tiễn, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ nâng cao đạo đức cán bộ ngân hàng.

Video liên quan

Chủ Đề