Lãi suất tiền vay các ngân hàng hiện nay mới nhất năm 2022

Cuộc đua lãi suất đang được hâm nóng khi ngày càng xuất hiện thêm nhiều yếu tố khiến các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước dường như vẫn đang đứng ngoài cuộc đua này.

THÊM NHIỀU NGÂN HÀNG TĂNG LÃI SUẤT TIẾT KIỆM

Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC], lãi suất huy động trung bình đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tiếp tục có diễn biến tăng nhẹ trong tháng 4/2022, cùng ở mức 0,08 điểm phần trăm lên mức 4,9%/năm và 5,66%/năm. So với cùng kỳ năm 2021, cả 2 loại lãi suất trung bình này đều đã tăng trở lại, lần lượt ở mức 0,08 và 0,02 điểm phần trăm, sau 2 năm liên tục giảm.

Chi tiết hơn, 2 nhóm ngân hàng thương mại cổ phần cùng chứng kiến lãi suất huy động tăng trong tháng 4, đối với cả 2 loại kỳ hạn. Trong đó, nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn [vốn trên 5.000 tỷ đồng] tăng 0,11 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 tháng lên 4,70%/năm và 0,12 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 12 tháng lên 5,46%/năm.

Tương tự, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ [vốn dưới 5.000 tỷ đồng] nâng lãi suất của 2 loại kỳ hạn trên thêm 0,05 điểm phần trăm và 0,03 điểm phần trăm, lên lần lượt 5,51% và 6,13%/năm.

Riêng nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục không điều chỉnh lãi suất trong tháng 4/2022. Lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được duy trì ở mức 3,78%/năm trong tháng thứ 11 liên tiếp; và lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn đang không thay đổi ở mức 4,95%/năm sau 9 tháng.

Việc các ngân hàng thương mại nhà nước chưa điều chỉnh biểu lãi suất huy động chủ yếu là do vẫn giữ được lợi thế về nguồn vốn. Trong đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng này trong 3 tháng đầu năm tăng khoảng 66.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các chương trình miễn phí chuyển khoản kể từ đầu năm 2022 cũng đang phát huy hiệu quả để hút tiền gửi không kỳ hạn về.

Tuy nhiên, khi nhìn tổng thể toàn hệ thống, giới chuyên môn cho rằng, các ngân hàng tại Việt Nam đang phải chịu nhiều áp lực khiến lãi suất huy động tăng trong thời gian vừa qua.

Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng [tới ngày 25/4/2022] đạt 6,75%, mức cao nhất trong 10 năm qua. Nhiều ngân hàng nhỏ và vừa đã dùng gần hết hạn mức tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước phát đợt đầu. Tín dụng tăng mạnh khiến kênh thị trường mở [OMO] liên tục được sử dụng để bơm tiền ngắn hạn ra ngoài hệ thống sau gần 1 năm kênh này đóng băng.

Thứ hai, áp lực lạm phát ngày càng rõ nét. Khi lạm phát tăng, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động để giữ mức lãi suất thực dương thì mới có thể hút dòng tiền nhàn rỗi của cư dân. Và để tránh xảy ra cuộc chạy đua lãi suất, các ngân hàng buộc phải điều chỉnh dần với bước tăng nhỏ.

Thứ ba, FED thắt chặt chính sách tiền tệ khiến đồng USD tăng giá từng ngày, tạo áp lực giảm giá cho các đồng tiền khác, đặc biệt là đồng nội tệ của các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả VND. Theo đó, muốn duy trì ổn định tỷ giá, các quốc gia này cũng phải siết cung tiền, hoặc bơm thanh khoản USD. Nhưng với hướng giải quyết nào thì lãi suất trong nước cũng sẽ tăng.

Với các áp lực trên, một số ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lãi suất huy động VND trong tháng 5/2022. Điển hình, SCB áp dụng lãi suất huy động tiết kiệm mới tăng khoảng 0,1 - 0,3%/năm, trong đó lãi suất kỳ hạn 6 tháng lên 6%/năm; 9 tháng lên 6,5%/năm; 12 tháng lên 7,3%/năm…

Hay như, Sacombank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, theo đó lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3,7%/năm; 6 tháng tăng lên 4,7%/năm. Ở kỳ hạn huy động 12 tháng, lãi suất tăng lên 5,8%/năm.

Một số ngân hàng cũng điều chỉnh tăng biểu lãi suất tiết kiệm còn có SHB, Eximbank, Ngân hàng Bản Việt, Nam Á, ACB…

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG NÀO CAO NHẤT?

Do nhiều ngân hàng thay đổi biểu lãi suất nên bảng xếp hạng lãi suất tiền gửi cao nhất trong tháng 5/2022 cũng có một vài thay đổi so với tháng trước đó.

Dẫn đầu danh sách là SCB với mức lãi suất 7,6%/năm. Mức lãi suất niêm yết này đối với kỳ hạn 13 tháng và chỉ áp dụng cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên.

Xếp liền sau là ngân hàng HDBank với mức lãi suất cao nhất 7,15%/năm. Điều kiện đi kèm để được hưởng lãi suất này là khách hàng cần có khoản tiết kiệm tối thiểu từ 300 tỷ đồng trở lên, lĩnh lãi cuối kỳ với kỳ hạn 13 tháng. Nếu không đạt đủ số tiền tối thiểu,ngân hàng áp dụng lãi là 6%/năm cho kỳ hạn 13 tháng này.

Techcombank và ACB đang cùng triển khai lãi suất tiết kiệm cao nhất ở mức 7,1%/năm. Khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền từ 999 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 12 tháng tại Techcombank sẽ được nhận lãi suất ưu đãi kể trên. Trong khi đó ngân hàng ACB đang huy động lãi suất 7,1%/năm cho khoản tiền gửi tối thiểu từ 100 tỷ đồng trở lên với thời hạn gửi là 13 tháng.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như MSB [7%/năm]; LienVietPostBank [6,99%/năm]; MB [6,9%/năm], Ngân hàng Việt Á [6,9%/năm], BacABank [6,9%/năm]... Nhưng các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.

Tại nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước bao gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi so với trước. Theo đó, VietinBank có lãi suất cao nhất ở mức là 5,6%/năm. Trong khi mức cao nhất tại các ngân hàng Vietcombank, Agribank và BIDV cùng là 5,5%/năm.

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động để hút ròng tiền. [Ảnh: TTXVN]

Bắt đầu từ tháng Tư, một loạt ngân hàng công bố biểu lãi suất mới tăng hơn so với mức cũ. Mức lãi suất cao nhất lên tới 7,8%/năm dành cho các kỳ hạn dài trên 12 tháng.

Các chuyên gia nhận định từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ tăng dần và phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát.

Ngân hàng cổ phần "đua" lãi suất huy động

Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á [NamABank] vừa công bố biểu lãi suất huy động trực tuyến mới, với nhiều kỳ hạn và có mức điều chỉnh cao nhất tới 0,3%/năm. Đây cũng là ngân hàng có mức điều chỉnh lãi suất cao nhất tính đến thời điểm hiện nay.

Cụ thể, tại kỳ hạn 6 tháng tăng 0,3% lên 6,5%/năm; kỳ hạn 8 tháng tăng 0,2% lên 6,6%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng 0,1% lên 6,6%/năm; kỳ hạn 10-11 tháng, lãi suất tăng 0,3% lên 6,8%/năm.

Mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng vẫn là 7,4%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 16 tháng trở lên khi gửi online. Kỳ hạn 12-15 cũng có mức lãi suất 7,2%/năm.

[Dự báo lãi suất ngân hàng sẽ hấp dẫn hơn trong năm 2022]

Đối với tiền gửi tại quầy, NamABank vẫn giữ nguyên biểu lãi suất với mức cao nhất là 6,7%/năm khi gửi kỳ hạn từ 18 tháng đến 23 tháng.

Tiếp đến là Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt [VietCapitalBank] điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức lãi suất cao nhất lên đến 7%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng khi gửi tiết kiệm online [tăng 0,2%/năm]; kỳ hạn 18 tháng cũng được ngân hàng tăng thêm 0,2% lên 6,9%/năm… Đối với hình thức gửi tại quầy, lãi suất của ngân hàng này cũng tăng 0,1%-0,2%/năm ở một số kỳ hạn.

Một số ngân hàng khác như Bắc Á, Phương Đông, Hàng Hải, Đông Nam Á, Quốc tế, Đông Á cũng tăng lãi suất tiết kiệm tại quầy từ 0,1% đến 0,2% một năm.

Đáng chú ý, Techcombank công bố lãi suất tiết kiệm cao nhất lên tới 7,8%/năm, tuy nhiên để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải gửi từ 999 tỷ đồng trở lên và sử dụng thêm sản phẩm bảo hiểm tại ngân hàng này.

Với các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank, lãi suất tiết kiệm vẫn giữ ổn định. Theo đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng của cả bốn ngân hàng này đều duy trì ở mức 4%/năm như hồi tháng Ba.

Một số chuyên gia cho rằng xu hướng tăng lãi suất huy động có thể do thanh khoản ở một số ngân hàng eo hẹp hơn do nhu cầu tín dụng tăng cao. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết quý 1, tín dụng toàn nền kinh tế tăng gần 5%, cao hơn rất nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm trước [1,62%].

Đây là tín hiệu tích cực, khác với xu thế chung của các năm từ 2018-2021 với việc nhu cầu khách hàng thường tăng mạnh trong quý cuối năm và giảm tốc trở lại trong 3 quý đầu năm sau.

Lãi suất cho vay có thể tăng nhẹ

Kết quả điều tra thống kê về xu hướng kinh doanh của các ngân hàng mới được Ngân hàng Nhà nước công bố cũng cho thấy dự báo nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.

Theo đó, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 4,8% trong quý 2 và tăng 14,1% trong cả năm. Mặt bằng lãi suất cho vay-huy động cũng được dự báo tiếp tục duy trì không đổi hoặc tăng nhẹ 0,03-0,06 điểm phần trăm trong quý 2 và 0,13-0,18 điểm phần trăm trong cả năm 2022.

Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC] cho rằng với áp lực lạm phát ngày càng hiện hữu, mặt bằng lãi suất đã chạm đáy và tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế và lạm phát.

Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia chứng khoán SSI cũng nhận định do mặt bằng lãi suất hiện đã chạm đáy nên từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ tăng dần và phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát. Đơn vị này cho biết tương lai có thể xuất hiện kịch bản lãi suất huy động tăng nhanh hơn dự kiến. Mặc dù diễn biến lãi suất huy động từ đầu năm đến nay phù hợp với kỳ vọng của SSI nhưng rủi ro lạm phát vẫn là một mối lo ngại, đặc biệt là do tác động của cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine khiến giá dầu tăng nhanh.

Trong khi đó, đánh giá xu hướng lãi suất trong năm 2022, các chuyên gia phân tích HSBC cho rằng rủi ro lạm phát gia tăng, dù là do cung, vẫn là dấu hiệu cho thấy cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Tổ chức dự báo lãi suất sẽ được tăng 50 điểm cơ bản vào quý 3/2022, sớm hơn so với dự báo đưa ra trước đó hồi quý 4. Lãi suất điều hành nhiều khả năng điều chỉnh tăng lên mức 4,5% vào cuối năm 2022.

Tại hội thảo ngân hàng-doanh nghiệp tổ chức tại Thanh Hóa mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng thừa nhận nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, tác động của chính sách thương mại, chính sách thắt chặt tiền tệ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của một số nước lớn, cùng với nhiều áp lực từ kinh tế trong nước. Ngoài ra, kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả, điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.

Chính vì vậy, thời gian tới, Thống đốc chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay./.

Thúy Hà [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề