Quy định mật độ cây xanh trong xây dựng

Mật độ xây dựng là khái niệm phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, những người hoạt động trong ngành xây dựng đều nắm rõ về khái niệm này. Hiện nay, quy định về mật độ xây dựng ra sao?

  • Phân loại mật độ xây dựng theo quy định mới nhất
  • Quy định mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép
  • Quy định về mật độ xây dựng gộp tối đa

Câu hỏi: Tôi muốn biết, hện nay mật độ xây dựng được quy định thế nào? Mật độ xây dựng tối đa cụ thể ra sao?

Phân loại mật độ xây dựng theo quy định mới nhất

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm Thông tư 01/2021/TT-BXD, mật độ xây dựng gồm mật độ xây dựng thuần và mật độ xây dựng gộp.

1. Mật độ xây dựng thuần: là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích lô đất, không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình ngoài trời như tiểu cảnh trang trí, bể bơi, bãi đỗ xe, sân thể thao, nhà bảo vệ, lối lên xuống…

Lưu ý: các bộ phận công trình, chi tiết kiến trúc trang trí như: mái đua, mái đón, bậc lên xuống, bậu cửa, hành lang cầu… đã tuân thủ các quy định về an toàn cháy, an toàn xây dựng cho phép không tính vào diện tích chiếm đất nếu như đảm bảo không gây cản trở lưu thông của người, phương tiện và không kết hợp các công năng sử dụng khác.

2. Mật độ xây dựng gộp của khu vực đô thị: là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích toàn khu đất, có thể bao gồm cả: sân, đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình.

Quy định về mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép

- Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ [nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập] được quy định trong bảng [1]:

Diện tích lô đất [m2/căn nhà]

≤ 90

100

200

300

500

 1 000

Mật độ xây dựng tối đa [%]

100

90

70

60

50

40

CHÚ THÍCH: Lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 7 lần.


Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà chung cư được xác định trong đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị nhưng phải đảm bảo các quy định tại bảng [2]

Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất [m]

Mật độ xây dựng tối đa [%] theo diện tích lô đất

 3 000 m2

10 000 m2

18 000 m2

 35 000 m2

≤ 16

75

65

63

60

19

75

60

58

55

22

75

57

55

52

25

75

53

51

48

28

75

50

48

45

31

75

48

46

43

34

75

46

44

41

37

75

44

42

39

40

75

43

41

38

43

75

42

40

37

46

75

41

39

36

>46

75

40

38

35

CHÚ THÍCH: Đối với lô đất có các công trình có chiều cao >46 m đồng thời còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 13 lần.


Ngoài ra yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà phải đáp ứng điều kiện như:

Nếu công trình có chiều cao < 46 m

- Khoảng cách giữa cạnh dài của công trình phải đảm bảo ≥ 1/2 chiều cao công trình, không được < 7 m;

- Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình khác phải đảm bảo ≥ 1/3 chiều cao công trình, không được < 4 m;

Nếu cùng một lô đất có các dãy nhà liền kề nếu được quy hoạch cách nhau, khoảng cách giữa cạnh mặt sau của dãy nhà liền kề phải đảm bảo ≥ 4 m.

Nếu công trình có chiều cao ≥ 46 m

- Khoảng cách giữa cạnh dài của công trình phải ≥ 25 m;

- Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình khác đảm bảo ≥ 15 m.

Về khoảng lùi công trình

Khoảng lùi của các công trình tiếp giáp với đường giao thông [đối với đường giao thông cấp khu vực trở lên] được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị.

Đồng thời phải thỏa mãn điều kiện tại bảng quy định khoảng lùi tối thiểu [m] của các công trình theo bề rộng đường [giới hạn bởi các chỉ giới đường đỏ] và chiều cao xây dựng công trình:

Bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình [m]

Chiều cao xây dựng công trình [m]

Chủ Đề