Phương pháp lập dàn ý của bài văn miêu tả

Lập dàn ý là bước vô cùng quan trọng khi làm văn, đặc biệt là trong văn tự sự và văn tả cảnh. Vậy cách lập dàn ý cho các bài văn khác nhau có giống nhau không?

Tầm quan trọng của việc lập dàn ý

Lập dàn ý chính là việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung chủ yếu, các ý lớn ý nhỏ dự định sẽ triển khai trong bài viết. Dàn ý chính là cái khung cho bài văn của bạn.

Trước khi đặt bút lên trang giấy, lập dàn ý là bước không thể bỏ qua. Khi viết, ta sẽ dựa vào dàn ý để tránh tình trạng trùng lặp ý, thiếu ý, lạc đề,…

Lập dàn ý bài văn tự sự

Khái niệm

Lập dàn ý bài văn tự sự là xây dựng nên bộ khung cho câu chuyện mà mình sẽ viết hay sẽ kể.

Cách lập dàn ý bài văn tự sự 

Đầu tiên, ta phải xác định được đề tài và chủ đề của bài viết

Bước tiếp theo, ta tưởng tượng và phát ra những nét chính của cốt truyện dưa theo đề tài và chủ đề đã chọn. Thông thường, các tác phẩm tự sự truyền thống có kết cấu:

Trình bày – Khai đoạn – Phát triển – Đỉnh điểm – Kết thúc

Sau đó, ta sẽ tiến hành lập dàn ý. 

Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện [hoàn cảnh xảy ra, không gian, thời gian diễn ra sự việc, các nhân vật tham gia vào sự việc…]

Thân bài: Kể diễn biến sự việc

  • Kể cụ thể các sự việc xảy ra theo trình tự tự nhiên, sự việc nào xảy ra trước kể trước cho đến khi sự việc kết thúc

  • Có thể kể theo trình tự đảo ngược: đưa kết quả sự việc ở thời điểm hiện tại lên trước, rồi dùng cách hồi tưởng để kể lại sự việc. Cách kể này có thể gây bất ngờ, hứng thú cho người đọc.

Kết bài: Kết thúc câu chuyện, trình bày ngắn gọn cảm nghĩ về truyện.

Lập dàn ý bài văn tả cảnh

Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh sẽ tả [cảnh đó là gì, ở đâu, vào thời gian nào…]

Thân bài: Miêu tả để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh vật

  • Tả bao quát cảnh vật

  • Tả chi tiết: có thể tả theo hai cách

+ Theo trình tự thời gian

+ Theo trình tự không gian: từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, hoạt động của con người,…

Kết bài: Trình bày ngắn gọn cảm xúc, suy nghĩ về cảnh vật.

Lập dàn ý bài văn nghị luận

Đối với văn nghị luận xã hội, có hai dạng bài khác nhau: nghị luận về một hiện tượng xã hội và nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Mỗi dạng bài lại có một cách làm riêng, vì  vậy cách lập dàn ý của hai dạng bài cũng khác nhau.

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

Mở bài: Giới thiệu sơ lược về vấn đề nghị luận

Thân bài:

  • Giải thích về hiện tượng xã hội cần bàn luận

+ Có thể hiểu hiện tượng đó theo những cách nào. Đó là hiện tượng tiêu cực hay tích cực

+ Các biểu hiện và thực trạng của hiện tượng trên

  • Lý giải, bàn luận về hiện tượng xã hội đó

+ Tác động của hiện tượng trên đến đời sống xã hội: nêu ý nghĩa, tác dụng hoặc hậu quả của hiện tượng xã hội đó. [Tác động đến bản thân, gia đình và xã hội như thế nào?]

+ Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xã hội trên: bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

+ Lên án, phê phán các hiện tượng tiêu cực. Biểu dương, khuyến khích những hiện tượng tích cực

  • Nêu ra những giải pháp cũng như bài học nhận thức

+ Bài học nhận thức dành cho mọi người từ hiện tượng trên

+ Các giải pháp [đối với bản thân, gia đình, xã hội]: 

  • Biện pháp để phát triển, mở rộng đối với các hiện tượng tốt, có ý nghĩa với cuộc sống [hiến máu cứu người, nhặt được của rơi trả lại người mất,...]

  • Biện pháp để giảm thiểu, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực

Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân

Lập dàn ý bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Mở bài: Dẫn dắt vào đề, trình bày ngắn gọn vấn đề nghị luận và phạm vi dẫn chứng

Thân bài: 

  • Giải thích khái niệm về tư tưởng đạo lý cần bàn luận

+ Giải thích các từ ngữ, cách hiểu tổng quát về tư tưởng đạo lý hoặc quan điểm của tác giả

+ Những biểu hiện của tư tưởng cần bàn luận trong cuộc sống

  • Bình luận, phân tích về vấn đề nghị luận

+ Khẳng định rằng quan điểm, tư tưởng trên là đúng hay sai [có thể vừa đúng vừa sai trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau.]

+ Phân tích các mặt đúng / sai của vấn đề, lấy dẫn chứng cụ thể

+ Biểu dương những tấm gương tốt, phê phán các hành động tiêu cực

+ Mở rộng vấn đề:tư tưởng, quan điểm trên có cần bổ sung, xem xét thêm điều gì không [một số ý kiến về vấn đề đó ở những hoàn cảnh, điều kiện khác,...]

  • Bài học nhận thức, liên hệ giải pháp

+ Bài học rút ra từ quan điểm, tư tưởng trên

+ Bản thân cần làm gì?

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận, trình bày suy nghĩ và liên hệ tới bản thân.

Dành ra một chút thời gian để lập dàn ý trước khi viết bài sẽ giúp bạn có một bài văn hoàn hảo hơn. Nếu bỏ qua bước này, bạn sẽ dễ bị cảm xúc dẫn dắt làm bài văn xa đề hoặc thiếu ý, lặp ý. Để có một dàn ý đủ mà vẫn không mất thời gian, bạn hãy nắm trong tay các cách lập dàn ý trên.

>> Tham khảo thêm:

Đề bài: Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em

Bạn đang xem: Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em

4 bài văn mẫu Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em

1. Mở bài:

Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả [Cảnh gì? – sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá…].

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:
– Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh [có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường….].

b. Tả chi tiết:

– Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? [Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng].– Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.– Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.– Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.

– Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3. Kết luận:

Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối… không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.

II. Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em, mẫu 2:

1. Mở bài:

Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? Ở đâu? Em đến vào dịp nào? [Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông].

2. Thân bài:

a] Tả bao quát:

Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh [rộng, hẹp…] như thế nào? [Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng…].

b] Tả chi tiết:

– Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị…[Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy…].
– Sinh hoạt của con người trong cánh [Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm… Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới].

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả [yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại…]; [Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu].

III. Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em, mẫu 3:

1. Mở bài:

– Chùa Thiên Ân là một cảnh đẹp mà em thích nhất.
– Nơi đây được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của quê hương em.

2. Thân bài:

a] Bên ngoài:– Chùa được xây dựng trên một vị thế đặc biệt, cảnh quan rất đẹp.– Tường thành bao quanh khuôn viên chùa.– Đầu ngõ có khóm trúc vàng râm mát.

– Hai trụ cổng đúc cao, cổng sắt đồ sộ.

b] Bên trong:– Sân chùa sạch đẹp, có trồng nhiều hoa.– Vườn chùa rộng và thoáng.– Trong vườn chùa có khu viên mộ của các vị tổ sư.– Ở hướng tây nam của vườn chùa có lăng mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.– Lăng mộ cụ Huỳnh vừa có đường nét đơn giản vừa có sự trang trọng, nghiêm kính.– Phía đông của vườn chùa có giếng Phật sâu thăm thẳm, nước trong suốt, mát lành.– Phía bắc có hòn non bộ sừng sững giữa hồ sen.– Trong đền có tượng Phật, chuông Thần uy nghi.– Đèn nến và nhang trầm nghi ngút khói hương.– Chuông chùa thỉnh thoảng ngân dài.

– Tiếng sư cụ đọc kinh vang vọng, ấm áp lòng người.

3. Kết bài:

– Chùa Thiên Ân và lăng mộ cụ Huỳnh là một di tích lịch sử văn hoá ở quê hương em.– Nơi đây không những có tín đồ Phật giáo về lễ Phật mà là nơi để mọi người về chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

– Em mong mọi người luôn giữ gìn vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này.

IV. Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em, mẫu 4:

1. Mở bài:

Giới thiệu cảnh đẹp ở địa phương em

Em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Em lớn lên nhờ gió của biển, nhờ thức ăn của biển, nhờ cát biển,…. Chính vì thế đối với em cảnh biển là cảnh đẹp nhất đối với em. Mỗi sang tiếng còi tàu từ khơi về vang khắp nơi. Mọi người đua nhau ra đón người nhà. Nhưng em thích nhất là cảnh hoàng hôm trên biển, đây có thể là cảnh đẹp nhất của quê hương em.

2. Thân bài: 

a. Tả bao quát:– Bầu trời dần tối lại, nắng bắt đầu tắt– Mọi người chuẩn bị về

– Đèn đường bắt đầu mở

b.Tả chi tiết:

*Khi mặt trời chưa lặn:– Bầu trời trong xanh, cao vời vợị, những đám mây xanh trải khắp như một tấm thảm– Những chú chim ríu rít bay lượn– Nước biển trong xanh– Nhìn xa xa là những chiếc thuyền giữa khơi chuẩn bị về đất liền sau một ngày làm việc vất vả– Đằng xa là những ngọn núi hay cù lao chập chờn

– Những người tắm biển đông nghịt, thoải thích tắm, như tận hưởng cuộc sống sau một ngày làm việc vất cả.

*  Khi mặt trời lặn– Nắng bắt đầu tắt, nắng dịu lại chứ không chói chang nữa– Mặt trời từ từ đi về phía chân trời– Hoàng hôn dần buông xuống, mặt trời như cái mâm đỏ khổng lồ.– Nước biển từ từ chuyển màu– Bãi cát vàng mịn bắt đầu ít người

– Những người tắm biển dần dần đi về.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên biển– Cảnh hoàng hôn trên biển đem lại cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp về quê hương mình thời thơ ấu.– Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh đẹp này.

V. Bài văn mẫu tả cảnh đẹp ở địa phương em

Nơi em sống là một vùng quê nằm ở ngoại thành. Xung quanh là ruộng lúa sông ngòi. Với những cánh đồng bát ngát, cò bay mỏi cánh hiện lên trong sương sớm.

Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà, tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp…[Còn tiếp]

>> Xem bài mẫu đầy đủ Tả cảnh đẹp ở địa phương em tại đây.

——————-HẾT———————-

Nếu được yêu cầu viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em, em sẽ phải triển khai và sắp xếp trình tự các ý như thế nào cho đúng?

Trong chương trình học Tiếng Việt lớp 5 có một nội dung quan trọng các em cần chú ý là Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em đầy đủ.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề