Phố dương khuê ở đâu

Vừa qua, phản ánh đến báo Kinh tế & Đô thị, một số người dân trên phố Dương Khuê cho biết, bất chấp các quy định của Chỉ thị 16/CT-TTg về triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, tại ngõ 60 phố Dương Khuê - một khu chợ "cóc" vẫn hoạt động nhộn nhịp.

Chợ ''cóc'' họp tại ngõ 60 phố Dương Khuê.

Từ những phản ánh trên, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có mặt tại khu vực này để ghi nhận thực tế thì những phản ánh trên hoàn toàn có cơ sở.

Cụ thể, tại phía vỉa hè giáp với hàng rào tôn của một dự án đang triển khai xây dựng [bên tay phải đường hướng từ phố Dương Khuê vào] các tiểu thương ngang nhiên chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh gây mất vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.

Tại đây, không chỉ buôn bán kinh doanh sai quy định, trong quá trình hoạt động, người bán và người mua phần lớn đều không chấp hành các quy định về giãn cách xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Thậm chí, do là khu chợ "cóc", không có ai quản lý nên việc quy định đo thân nhiệt cho người dân, người kinh doanh đều bị bỏ ngỏ.

Chợ 'cóc' tại ngõ 60, phố Dương Khuê đã diễn ra từ lâu.

Sau khoảng 5 phút có mặt ở khu vực này, theo ghi nhận của chúng tôi một tổ công tác của phường Mai Dịch đã có mặt tại khu vực này để yêu cầu các hộ kinh doanh dừng hoạt động. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, sự có mặt của các lực lượng này không đủ sức hạ nhiệt những bất cập do khu vực này là địa bàn giáp ranh giữa phường Mai Dịch và phường Mỹ Đình.

Trao đổi với phóng viên, một cán bộ phường Mai Dịch cho biết, ngõ 60 phố Dương Khuê là địa bàn giáp ranh giữa 2 phường Mai Dịch và phường Mỹ Đình 2 [quận Nam Từ Liêm], hàng ngày các lực lượng chức năng phường Mai Dịch vẫn tiến hành kiểm tra, xử lý, ngăn chặn các hành vi kinh doanh tại khu vực này, đặc biệt là khu vực thuộc địa bàn quản lý, song hiệu quả đem lại vẫn chưa được như kỳ vọng.

Chợ ''cóc'' gây mất vệ sinh môi trường, trật tự đô thị.

Theo lý giải của vị này, đối với khu vực thuộc địa bàn quản lý, các lực lượng chức năng phường sẽ kiên quyết xử lý nghiêm, nhưng đối với khu vực thuộc địa bàn của phường Mỹ Đình 2 quản lý, việc xử lý chỉ có thể dừng lại ở mức nhắc nhở, mà đã nhắc nhở thì khó có thể tạo ra những chuyển biến tích cực.

Cũng theo vị này, trước tình trạng trên, các lực lượng chức năng phường đã nhiều lần kiến nghị các lực lượng chức năng phường Mỹ Đình 2 tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhưng đến nay, việc phối hợp của các lực lượng chức năng phường Mỹ Đình 2 rất hạn chế.

Đây là thực trạng diễn ra tại khu vực thuộc địa bàn phường Mỹ Đình.

Trong khi đó, lãnh đạo Công an phường Mỹ Đình 2 cho biết, chợ "cóc" này đã tồn tại từ rất lâu, hiện tại, Công an phường đã tham mưu cho UBND phường biện pháp xử lý. Đồng thời, lãnh đạo Công an phường Mỹ Đình 2 cho biết, đây là khu vực giáp ranh giữa hai phường nên để xử lý dứt điểm cần có sự thống nhất giữa 2 phường.

Thực tế cho thấy, việc xử lý vi phạm trật tự đô thị tại các khu vực giáp ranh là việc không hề đơn giản. Song, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đề nghị phường Mỹ Đình 2 nâng cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương vào cuộc, phối hợp với các đơn vị có liên quan để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trật tự đô thị.

Báo Kinh tế & Đô thị sẽ tiếp tục phản ánh thông tin vụ việc.

[PLO]- Tại kỳ họp đầu tháng 8 vừa qua, HĐND TP Hà Nội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2016. Trong các tuyến phố mới có phố Dương Khuê, thuộc quận Cầu Giấy.

Ông Dương Khuê [1839-1902] là người ở làng Vân Đình, huyện Ứng Hòa [Hà Nội]. Ông là con cả Đô ngự sử Dương Quang và là anh ruột của danh sĩ Dương Lâm. Dòng họ ông danh giá, sản sinh ra nhiều nhân tài. Hậu duệ phải kể đến là Dương Thiệu Tước, Dương Thụ… rồi Lady bom Dương Nguyệt Ánh.


[Nguồn: Wikipedia]

Ông Dương Khuê là người văn hay, chữ tốt. Năm Mậu Thìn [1868], thời vua Tự Đức, ông dự thi đình đỗ tiến sĩ.

Trước đây, ông vẫn được xem là một đại biểu của khuynh hướng "thoát ly hưởng lạc" trong văn học Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ 19. Song gần đây, bước đầu giới nghiên cứu đã có cách lý giải mới đối với phần tâm sự của ông gửi gắm trong thơ văn.

Là một viên chức buổi giao thời, đường làm quan không mấy suôn sẻ..., vì thế các sáng tác của ông chính là một phương tiện giúp ông giải tỏa những bất mãn đối với hiện thực...

Bài ca trù tiêu biểu và nổi tiếng của ông Dương Khuê là bài Gặp lại cô đầu cũ:

Hồng Hồng, Tuyết, Tuyết,

Mới ngày nào chửa biết cái chi chi.

Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì!

Ngoảnh mặt lại, đã tới kỳ tơ liễu.

Ngã lãng du thời, quân thượng thiếu,

Kim quân hứa giá, ngã thành ông

Cười cười nói nói thẹn thùng,

Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại.

Riêng một thú Thanh Sơn đi lại,

Khéo ngây ngây dại dại với tình.

Đàn ai một tiếng dương tranh.

Câu chữ Hán“Ngã lãng du thời, quân thượng thiếu/ Kim quân hứa giá, ngã thành ông” nghĩa là: Khi ta đã trưởng thành, lãng du đây đó thì nàng còn nhỏ/ Nay nàng đến tuổi lấy chồng thì ta đã lên ông” - hoàn cảnh trớ trêu làm sao. Nhưng Dương Khuê muốn nói đến cái lỡ làng của cuộc đời ông đấy thôi.

Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì!

Ngoảnh mặt lại, đã tới kỳ tơ liễu.

15 năm thấm thoắt đó là tính từ khi ông đỗ tiến sĩ, được vua Tự Đức biết đến nhưng cũng chẳng làm được gì cho dân, cho nước, cho sự nghiệp bản thân.

Hôm nay, có phố mang tên ông như một sự đánh giá lại. Trân trọng và ngậm ngùi cho thân phận trí thức Việt một thời loạn lạc.

PHAN KHIÊM

  • 03/11/2016
  • Ban Thông tin truyền thông
  • 8703

Ngày 28 /10 năm 2016 Hội đồng Họ Dương Hà Nội và các hậu duệ Cụ Dương Khuê đã tổ chức mừng Lễ gắn biển phố Dương Khuê – phường Mai Dịch – quận Cầu Giấy – TP Hà Nội.

Đến dự lễ: Đại biểu Thành phố Hà Nội: Ông Lê Minh Đức – Chánh văn phòng hội đồng nhân dân, Ông Nguyễn Quang Thắng – phó trưởng ban văn hóa hội đồng nhân dân; Đại biểu quận Cầu Giấy: Ông Dương Thanh – phó bí thư quận ủy – chủ tịch UBND; Đại biểu phường Mai Dịch: Ông Phạm Vũ Hòa – phó bí thư đảng ủy – chủ tịch UBND phường, bà Nguyễn Thị Chín – Đảng ủy viên – phó chủ tịch UBND phường;

Đại biểu Hội đồng Họ Dương Việt Nam có: ông Dương Thanh Biểu – PCT làm trưởng đoàn; HĐHD Miền Trung- Tây nguyên, thành phố Hà Nội và HĐHD các quận, huyện thành phố Hà Nội, gần 200 bà con Họ Dương địa phương lân cận và của quê hương Cụ.

Cụ Dương Khuê là người làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông, nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Xuất thân trong một gia đình nhà Nho. Cụ là con cả Đô ngự sử Dương Quang. Dương Khuê là người văn hay, chữ tốt. Năm 1864, ông đỗ Cử nhân. Năm Mậu Thìn [1868] thời vua Tự Đức, Cụ dự thi Đình đỗ Tiến sĩ và được bổ làm Tri phủ Bình Giang – Hải Dương, rồi được thăng làm Bố chính, rồi hàm Thượng thư bộ Binh.

Trong các tác phẩm Cụ để lại cho đời sau có Vân Trì thi thảo [Bản thảo thơ Vân Trì]; và một số bài ca trù  nổi tiếng như bài “ Hồng hồng tuyết tuyết”… Với thân thế, sự nghiệp của Cụ nhân kỷ niệm 62 năm ngày giải phóng thủ đô [10/10/1954-10/10/2016], Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký quyết định gắn biển đường, phố Dương Khuê.

Phố Dương Khuê thuộc phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy. Con cháu họ Dương muốn đến tham quan hãy tìm đến trường đại học Tài Chính. Đứng từ ngoài đường 32 nhìn vào trường Tài Chính, phố Dương Khuê nằm sát bên tay phải trường Tài Chính . Từ nay đoạn phố cũ chính thức mang tên phố Dương Khuê.

Một số hình ảnh mừng lễ gắn biển phố Dương Khuê:

Các đại biểu Hội đồng Họ Dương: Việt Nam, TP Hà Nội, quận Tây Hồ và các hậu duệ Cụ Dương Khuê trong mừng lễ gắn biển phố mang tên Dương Khuê

Đại biểu  lãnh đạo thành phố Hà Nội và quận Cầu Giấy tặng hoa chúc mừng

Lễ Chào cờ

Ông Dương Thanh Biểu – PCT HĐHDVN phát biểu 

Hậu duệ của Cụ Dương Khuê, Bà Dương Tuyết Lan phát biểu cảm tưởng của mình 

Anh Dương Hồng Long – Hậu duệ của cụ Dương Khuê tặng sách in các tác phẩm của Cụ Dương Khuê

                                                                                     Xuân Trường

Video liên quan

Chủ Đề