Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trích Vũ Như tô Nguyễn Huy Tưởng

Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài được xây dựng bởi một loạt những mâu thuẫn mang tính chất đối kháng nhằm phát triển tính cách của mỗi nhân vật. Dựa vào đoạn trích đã được học, anh chị hãy phân tích những mâu thuẫn đối kháng trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích mâu thuẫn trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

1.

Hướng dẫn

Mở bài

Giới thiệu vấn đề:  Trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được những mâu thuẫn mang tính đối kháng để đẩy xung đột kịch lên cao trào, từ đó đặt ra bao bài học nhân văn sâu sắc về nghệ thuật, người nghệ sĩ.

2. Thân bài

– Mâu thuẫn được thể hiện trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là những mâu thuẫn mang tính đối kháng vô cùng căng thẳng và không thể giải quyết:

+ Trước hết đó là mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của bạo chúa với cuộc sống khổ cực của người dân.

  • Lê Tương Dực muốn xây dựng Cửu Trùng Đài làm nơi ăn chơi, hưởng thụ mà dùng quyền lực để bóc lột tiền bạc, xương máu của người dân.
  • Khi mâu thuẫn này được đẩy lên cao nhất, nhân dân đã nổi dậy phá hủy tất cả, giết chết bạo chúa, đốt cháy Cửu Trùng Đài và bắt giữ người xây dựng Cửu Trùng Đài là Vũ Như Tô.

+ Mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật cao siêu, thuần túy với những nhu cầu, lợi ích trực tiếp của người dân.

  • Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài với khát vọng xây dựng được một công trình hoành tráng, vĩ đại.
  • Vũ Như Tô chỉ là một người nghệ sĩ nghèo, bản thân ông không đủ điều kiện để xây dựng nên công trình mơ ước mà cả cuộc đời mình ấp ủ.
  • Vũ Như Tô đã  sử dụng tiền bạc của bạo chúa để xây dựng,

Xem thêm:  Chủ đề ánh sáng trong tác phẩm Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam

–>quyết định chết người bởi từ khi Vũ Như Tô đồng ý với bạo chúa cũng là khi ông quay lưng lại với nhân dân, trở thành kẻ đối địch của hàng vạn người.

– Đoạn trích còn là bi kịch đầy đắng cay, tuyệt vọng của người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật nhưng hiện thực nghiệt ngã, đen tối đã đẩy người nghệ sĩ vào đáy sâu của bi kịch.

3. Kết bài

Thông qua những xung đột kịch mang tính đối kháng, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ mang đến sự kịch tính, căng thẳng cho đoạn trích mà còn qua đó gửi gắm được bao bài học, thông điệp sâu sắc về nghệ thuật và người nghệ sĩ với cuộc đời.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích mâu thuẫn trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng được sáng tác dựa trên một sự kiện lịch sử từng xảy ra ở Thăng Long dưới thời vua Lê Tương Dực. Vở kịch xoay quanh cuộc đời của người nghệ sĩ Vũ Như Tô với khát vọng xây dựng lên một công trình nguy nga tráng lệ có thể “tranh tinh xảo với hóa công”, trở thành niềm tự hào của đất nước nhưng vì xung đột với lợi ích của nhân dân mà trở thành đối tượng của lòng căm thù. Trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được những mâu thuẫn mang tính đối kháng để đẩy xung đột kịch lên cao trào, từ đó đặt ra bao bài học nhân văn sâu sắc về nghệ thuật, người nghệ sĩ.

Mâu thuẫn được thể hiện trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là những mâu thuẫn mang tính đối kháng vô cùng căng thẳng và không thể giải quyết. Trước hết đó là mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của bạo chúa với cuộc sống khổ cực của người dân. Lê Tương Dực muốn xây dựng Cửu Trùng Đài làm nơi ăn chơi, hưởng thụ mà dùng quyền lực để bóc lột tiền bạc, xương máu của người dân, gây nên bao cảnh lầm than, khiến bao gia đình li tán, con xa cha, vợ chìa chồng, oán hận chất chồng. Khi mâu thuẫn này được đẩy lên cao nhất, nhân dân đã nổi dậy phá hủy tất cả, giết chết bạo chúa, đốt cháy Cửu Trùng Đài và bắt giữ người xây dựng Cửu Trùng Đài là Vũ Như Tô.

Xem thêm:  Phân tích phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu

Phân tích những mâu thuẫn đối kháng trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật cao siêu, thuần túy với những nhu cầu, lợi ích trực tiếp của người dân. Trong đoạn trích, không chỉ có Lê Tương Dực là đối tượng của lòng căm thù mà bản thân Vũ Như Tô, người nghệ sĩ làm nên Cửu Trùng Đài cũng bị liên lụy, trở thành nạn nhân của bạo loạn bởi trong mắt của những người dân vì Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài nên cuộc sống của họ thêm lầm than, đau khổ đến cùng cực.

Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài với khát vọng xây dựng được một công trình hoành tráng, vĩ đại có thể “tranh tinh xảo với hóa công”, một công trình nguy nga tuyệt mĩ còn mãi với thời gian. Tuy nhiên Vũ Như Tô lại chỉ là một người nghệ sĩ nghèo, bản thân ông không đủ điều kiện để xây dựng nên công trình mơ ước mà cả cuộc đời mình ấp ủ. Để hiện thực hóa cho giấc mơ Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô đã quyết định sử dụng tiền bạc của bạo chúa để xây dựng, tuy nhiên đây là quyết định chết người bởi từ khi Vũ Như Tô đồng ý với bạo chúa cũng là khi ông quay lưng lại với nhân dân, trở thành kẻ đối địch của hàng vạn người.

Đoạn trích còn là bi kịch đầy đắng cay, tuyệt vọng của người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật nhưng hiện thực nghiệt ngã, đen tối đã đẩy người nghệ sĩ vào đáy sâu của bi kịch. Cửu Trùng Đài là tâm huyết cả đời của Vũ Như Tô nhưng đó lại là hiện thân của xa hoa, trác táng của bạo chúa. Vũ Như Tô muốn thực hiện hoài bão của bản thân thì buộc phải đối địch với lợi ích trực tiếp của nhân dân, còn nếu đứng trên lập trường của một người  dân muốn ủng hộ, bảo vệ cho cuộc sống của người dân thì ước mơ cao cả mà cả đời ấp ủ thì Vũ Như Tô mãi mãi không thể thực hiện được giấc mợ nghệ thuật của mình. Đây cũng chính là bi kịch không lối thoát của người nghệ sĩ thiên tài.

Xem thêm:  Giới thiệu về tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh của tác giả Lê Hữu Trác

Đến cuối cùng khi mọi thứ bị phá hủy: bạo chúa bị giết, Cửu Trùng Đài bị đốt, bản thân Vũ Như Tô bị bắt thì ông đã tuyệt vọng kêu lên đầy đau đớn “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài”. Và đến cuối người nghệ sĩ ấy vẫn không thôi trăn trở “Xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? Là có công hay có tội”.

Thông qua những xung đột kịch mang tính đối kháng, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ mang đến sự kịch tính, căng thẳng cho đoạn trích mà còn qua đó gửi gắm được bao bài học, thông điệp sâu sắc về nghệ thuật và người nghệ sĩ với cuộc đời.

1. Mở bài

– Giới thiệu vài nét về Nguyễn Huy Tưởng: Một cây bút sáng tác văn học thiên về những đề tài lịch sử.
– Giới thiệu khái quát vở kịch Vũ Như Tô, đặc biệt là đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài với cách xây dựng các mâu thuẫn, xung đột đẩy mạch truyện lên đỉnh cao, tạo tình huống hấp dẫn người đọc.

2. Thân bài

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài

* Bối cảnh của vở kịch: Viết về sự kiện trong khoảng thời gian từ năm 1516 – 1517 dưới triều vua Lê Tương Dực, khi đó ở kinh thành Thăng Long, xảy ra mâu thuẫn giữa nhân dân và triều đình, cùng lúc đó kiến trúc sư đại tài Vũ Như Tô lại cho xây dựng Cửu Trùng Đài đồ sộ và tốn kém. Khi công trình tâm huyết của mình bị thiêu rụi, Vũ Như Tô bất lực và đau đớn. * Mâu thuẫn của vở kịch:– Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn với phe vua Lê Tương Dực; giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ.– Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với nhân dân lao động đồng thời là mâu thuẫn nội tâm Vũ Như Tô. * Cụ thể các mâu thuẫn:– Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn với tên vua bạo chúa Lê Tương Dực:+ Phe nổi loạn bao gồm hầu hết những tầng lớp trong xã hội, từ dân chúng đến thợ xây dựng Cửu Trùng Đài.+ Tên vua Lê Tương Dực: Không chăm lo cho đời sống dân chúng mà ăn chơi sa đọa.=> Mâu thuẫn: Chỉ vì xây dựng Cửu Trùng Đài mà hắn cho lệnh tăng sưu thuế, bắt thợ giỏi, hành hạ những người chống đối khiến nhân dân rơi vào cảnh khốn cùng, xung đột ngày càng dâng cao đã gây ra hậu hỏa kinh hoàng cho triều đình. – Mâu thuẫn giữa các phe nội phản trong triều đình:+ Phe cánh đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau là Ngô Hạch, An Hòa Hầu dấy binh nổi loạn, lôi kéo người làm phản, giết Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Đan Thiềm, phá hủy Cửu Trùng Đài.+ Mâu thuẫn giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ trong triều đình.– Mâu thuẫn gay gắt nhất là giữa Vũ Như tô với nhân dân lao động:+ Nhân dân với tầm nhìn thực tế, lợi ích nhất thời, thiết thực.+ Người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô: Yêu cái đẹp, hoài bão lớn, tâm huyết nhiều nhưng tài năng thể hiện không đúng chỗ, đúng lúc; không ý thức được hậu quả khôn lường xuất phát từ phía đại chúng. => Hoàn cảnh đất nước không tạo điều kiện cho Vũ Như Tô thực hiện khát vọng sáng tạo của mình. – Mâu thuẫn trong nội tâm Vũ Như Tô: Cũng chính là bắt nguồn từ người dân và thợ thuyền+ Người dân: Phải chịu cuộc sống đói khổ, bị hành hạ, bóc lột nên oán giận vua và kẻ khởi xướng xây dựng Cửu Trùng Đài.+ Kiến trúc sư: Chỉ say sưa với tác phẩm của mình, quên đi thực tại của nhân dân.

=> Khi công trình bị thiêu rụi, người nghệ sĩ vẫn nghĩ mình vô tội, một lòng sống chết bảo vệ công trình dang dở, vẫn khăng khăng tin bản thân quang minh chính đại.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của việc xây dựng các mâu thuẫn, xung đột trong tác phẩm kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. 

II. Bài văn mẫu Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Nguyễn Huy Tưởng, một cây bút sáng tác văn học thiên về những đề tài lịch sử, thể hiện nguồn kiến thức rộng lớn về con người và xã hội. Kịch “Vũ Như Tô” là một trong những hòn ngọc sáng chói trong sự nghiệp văn chương của ông. Trong đó, đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” được trích từ hồi thứ V của tác phẩm. Với cách xây dựng tầng lớp mâu thuẫn hợp lý, tác giả đã liên kết câu chuyện không chỉ khéo léo mà còn đẩy mạch truyện lên đỉnh cao, tạo tình huống hấp dẫn đến người đọc.

Có ý kiến cho rằng, “Vũ Như Tô” không chỉ là một vở kịch đơn thuần mà là kịch lịch sử, lấy cốt lõi từ một sự kiện có thật, viết về sự kiện trong khoảng thời gian năm 1516 – 1517 dưới triều vua Lê Tương Dực, vị vua thứ chín của thời Hậu Lê. Tác phẩm được hoàn thiện vào mùa hè năm 1941. Lấy bối cảnh một sự kiện diễn ra tại thành Thăng Long, khi mâu thuẫn giữa nhân dân và triều đình vô cùng căng thẳng thì Vũ Như Tô – một kiến trúc sư đại tài lại xây dựng Đài Cửu Trùng, công trình rất đồ sộ và tốn kém. Đứng trước áp lực dư luận và sự nổi loạn đòi đốt Đài của nhân dân, Vũ Như Tô bất lực và đau đớn nhìn đứa con tinh thần của mình bị thiêu rụi. Mâu thuẫn trong vở kịch được xây dựng giữa phe nổi loạn với phe vua Lê Tương Dực, giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ, nổi bật nhất là những mâu thuẫn nội tâm của Vũ Như Tô.

Chính sự triều đình lúc bấy giờ rơi vào cảnh nhiễu nhương, các phe nổi loạn thi nhau giành giật ngôi vị. Phe nổi loạn gồm hầu hết những tầng lớp trong xã hội, từ dân chúng đến thợ xây dựng Cửu Trùng Đài. Nhân dân lao động mâu thuẫn với tên vua bạo chúa Lê Tương Dực suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa. Đây là mâu thuẫn giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến đương thời. Mâu thuẫn này đã tồn tại từ trước đó, cho đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài thì mâu thuẫn càng trở nên căng thẳng…[Còn tiếp].

>> Xem bài mẫu hoàn chỉnh Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài.

——————HẾT———————

Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài được của tác giả Nguyễn Huy Tưởng, được giới thiệu trong chương trình học SGk Ngữ văn lớp 11 thuộc tuần học thứ 16. Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống…Bên cạnh Dàn ý phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài, các em có thể tham khảo thêm những bài viết như: Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Nguyễn Huy Tưởng, Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng, Trình bày những xung đột trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài;…

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề