Phân tích thoả thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm

Bài viết đăng trên Đặc San Thông tin Khoa học pháp lý của Bộ Tư Pháp [số 3/2017] - Chuyên đề Pháp luật Cạnh tranh: Kinh nghiệm Quốc tế và vấn đề hoàn thiện Luật Cạnh tranh của Việt Nam

THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

TS. Nguyễn Anh Tuấn[1]

1.             Dẫn nhập

Như đã phân tích, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường tạo ra cho các doanh nghiệp áp lực giảm giá thành, cải tiến chất lượng và đa dạng hóa hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp. Để giảm áp lực cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận ngắn hạn, các doanh nghiệp có thể tìm cách “câu kết” [collude] với nhau.

Từ góc độ kinh tế, “câu kết” được hiểu là “các đối thủ cạnh tranh bằng cách thức nào đó thống nhất về giá bán hoặc mức sản lượng cung ứng hoặc cả hai.”[2]  Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có thể câu kết với nhau thông qua xác lập thỏa thuận để ấn định giá cả hoặc sản lượng [như trường hợp đã xảy ra ở Việt Nam khi 19 doanh nghiệp bảo hiểm cùng nhau ký Bản Thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới và Điều khoản Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô để nâng mức phí bảo hiểm xe cơ giới];[3] hoặc thông qua các hành vi tương tác ngầm giữa các doanh nghiệp trong thị trường tập trung hay còn gọi là thỏa thuận ngầm [ví dụ như 2 doanh nghiệp nhập khẩu một mặt hàng để phân phối chính hãng có thể ngầm thỏa thuận theo dõi mức thay đổi về giá bán của nhau để điều chỉnh tương ứng].[4] Sự câu kết này của các doanh nghiệp đã được chứng minh là có hại không chỉ đối với quá trình cạnh tranh mà cả với quyền lợi của người tiêu dùng [ví dụ vụ việc 12 công ty bảo hiểm học sinh ở Khánh Hòa đã ký thỏa thuận thống nhất giá dịch vụ bảo hiểm học sinh để hạn chế cạnh tranh lẫn nhau].[5] Do vậy, mọi hành động câu kết nhằm hạn chế cạnh tranh phải bị cấm và loại bỏ.

Mặt khác, như một phần của quyền tự chủ kinh doanh, các doanh nghiệp được quyền lựa chọn hợp tác hay cạnh tranh lẫn nhau miễn là sự lựa chọn đó không gây tổn hại đến người tiêu dùng. Chẳng hạn như trong lĩnh vực công nghệ, chi phí để tự nghiên cứu và phát triển một sản phẩm mới đôi khi rất cao do rào cản về độc quyền khai thác bằng sáng chế, trong khi đó việc mua lại sản phẩm từ đối thủ cạnh tranh sẽ giúp làm giảm chi phí. Do vậy, doanh nghiệp có thể thỏa thuận cùng sử dụng sáng chế [“patent pool”], theo đó các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh thỏa thuận cùng khai thác sử dụng sáng chế lẫn nhau, giúp các bên tiết kiệm chi phí đầu tư của các bên tham gia nhưng đi kèm với nó cũng là các hạn chế về khai thác thương mại như không cạnh tranh, giá cả, phân chia địa bàn cung ứng, bán kèm, v.v. Trong các trường hợp này, luật cạnh tranh không nên cấm các doanh nghiệp tham gia hợp tác vì chúng có tác dụng thúc đẩy hiệu quả kinh tế.

Việc phân biệt câu kết với các dạng hợp tác thúc đẩy cạnh tranh khác, đặc biệt là khi các tác động thực sự của việc hợp tác không thể thấy ngay được là một vấn đề tương đối phức tạp, đòi hỏi sự cẩn trọng khi xây dựng các quy định điều chỉnh thỏa thuận HCCT.[6]

2.             Yêu cầu đối với pháp luật điều chỉnh thỏa thuận HCCT

Từ các phân tích trên, để đảm bảo tính hiệu quả, pháp luật điều chỉnh thỏa thuận HCCT cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, cần có các quy định chặt chẽ và chế tài nghiêm khắc đối với thỏa thuận HCCT. Như đã đề cập ở phần trên, do khả năng tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn, doanh nghiệp luôn có động lực để câu kết hình thành các thỏa thuận HCCT. Thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh ở nhiều nước đã cho thấy thỏa thuận HCCT luôn đứng đầu về số lượng và tính chất so với các vi phạm cạnh tranh khác. Theo thống kê của Hội đồng Châu Âu, trong năm 2013-2017, có 181 doanh nghiệp bị phạt do tham gia thỏa thuận HCCT với tổng số tiền lên đến hơn 8.4 tỉ Euro.[7] Tại Việt Nam, 2 trong số 3 quyết định xử phạt hành vi HCCT do Hội đồng cạnh tranh [HĐCT] ban hành cho đến nay là vi phạm quy định về thỏa thuận HCCT. Về khía cạnh hiệu quả, các nghiên cứu kinh tế đã chứng minh thỏa thuận HCCT ít hiệu quả hơn và nguy hại hơn so với cả độc quyền hay tập trung kinh tế theo chiều ngang.[8] Do đó, việc áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và chế tài nghiêm khắc đối với thỏa thuận HCCT là cần thiết nhằm giảm động lực câu kết giữa các doanh nghiệp.

Thứ hai, cần có các biện pháp hữu hiệu để các bên tự phá vỡ thỏa thuận HCCT. Các doanh nghiệp có khuynh hướng che dấu thỏa thuận HCCT để tránh sự trừng phạt của pháp luật cạnh tranh. Do vậy, các thỏa thuận HCCT trở nên khó bị phát hiện và điều tra do cơ quan cạnh tranh thiếu chứng cứ để xử lý. Thực tế là cho đến nay các thỏa thuận HCCT đã bị xử lý tại Việt Nam đều là các thỏa thuận công khai, cho thấy khả năng các doanh nghiệp có những thỏa thuận HCCT nhưng chưa bị phát hiện là cao. Tuy nhiên, các thỏa thuận HCCT hoàn toàn có thể bị vô hiệu hóa nếu pháp luật, chính sách cạnh tranh có thể tận dụng các điểm yếu nội tại hoặc bên ngoài của các thỏa thuận HCCT. Ví dụ như gỡ bỏ rào cản thâm nhập thị trường để làm gia tăng liên tục các đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài, từ đó làm suy yếu các nhóm có thỏa thuận HCCT. Bên cạnh đó, việc áp dụng chính sách khoan hồng [miễn hoặc giảm mức độ chế tài vi phạm cạnh tranh đối với các doanh nghiệp hợp tác với cơ quan điều tra khai báo và cung cấp bằng chứng về một thỏa thuận HCCT] là một biện pháp hữu hiệu để phát hiện kịp thời và xử lý hiệu quả các thỏa thuận HCCT ngầm.

Việc kết hợp yêu cầu thứ nhất và thứ hai trên đây cây chính là cách tiếp cận “cây gậy và củ cà rốt” trong việc phát hiện và xử lý thỏa thuận HCCT mà Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế [OECD] thường khuyến nghị áp dụng. Cơ sở của cách tiếp cận này xuất phát từ động cơ hình thành các thỏa thuận HCCT: trước khi tham gia thỏa thuận HCCT, các doanh nghiệp phải cân nhắc giữa lợi nhuận đem lại và chi phí bỏ ra để thực hiện. Một cơ chế xử lý thỏa thuận HCCT hiệu quả đòi hỏi phải đáp ứng hai yếu tố: áp đặt các biện pháp chế nghiêm khắc mang tính răn đe đối với các bên tham gia thỏa thuận HCCT – tức biện pháp trừng phạt [“cây gậy”], đồng thời tạo ra các cơ chế khuyến khích các bên tham gia thỏa thuận HCCT rút khỏi thỏa thuận và báo cáo cơ quan quản lý cạnh tranh về các thỏa thuận đó – tức biện pháp động viên [“củ cà rốt”]. Biện pháp trừng phạt cần phải đủ tính răn đe [nghĩa là phải phạt thật nặng] thì mới có hiệu ứng như mong muốn đối với các biện pháp động viên. Bởi vì tính hiệu quả của biện pháp động viên phụ thuộc vào tính hiệu quả của biện pháp trừng phạt.[9]

Thứ ba, các quy định của luật cạnh tranh cần cấm tuyệt đối các thỏa thuận ấn định giá, giới hạn sản lượng, phân chia thị trường/khách hàng và thông thầu [thường được gọi là Hardcore cartels, tạm dịch là Các Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng]. Các nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng Các Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng không đem lại bất kỳ hiệu quả kinh tế nào và chỉ gây ra những tác động tiêu cực đối với cạnh tranh và lợi ích người tiêu dùng. Do vậy, cần có cơ chế cho phép cơ quan cạnh tranh bỏ qua bước đánh giá tác động HCCT đối với các Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng. Chỉ cần chứng minh được có sự tồn tại thỏa thuận này là Cơ quan cạnh tranh có thể áp dụng chế tài đối với các bên tham gia, không cần phải thực hiện thêm một bước là đánh giá tác động HCCT. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian điều tra, xử lý, nâng cao hiệu lực của pháp luật cạnh tranh.

 Thứ tư, những thỏa thuận có tác động HCCT nhưng có thể đem lại hiệu quả kinh tế mà không thể đạt được thông qua cạnh tranh cần được xem xét tính hợp lý thay vì cấm tuyệt đối. Khác với Các Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng [Hardcore cartels], một số dạng thỏa thuận HCCT có thể có các mục đích khác hơn là chỉ ấn định giá hoặc sản lượng, như các thỏa thuận tận dụng lợi thế về quy mô để thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ công nghệ. Trong các trường hợp này các cơ quan quản lý cạnh tranh phải cân nhắc cả các tác động HCCT và thúc đẩy cạnh tranh của thỏa thuận để cho phép hay không. Nếu các tác động thúc đẩy cạnh tranh đem lại nhiều hơn so với tác động HCCT, các thỏa thuận đó có thể được cho phép thực hiện [chẳng hạn thông qua miễn trừ].[10]

Trong phần tiếp theo, tác giả sẽ đánh giá tính phù hợp, khả thi của các quy định về thỏa thuận HCCT trong Luật Cạnh tranh 2004 [LCT] theo các nguyên tắc trên và so sánh với kinh nghiệm quốc tế.

3.             Đánh giá các quy định về thỏa thuận HCCT trong Luật Cạnh tranh 2004

Các quy định về các thỏa thuận HCCT quy định tại Chương II của LCT. Điều 8 LCT quy định tám loại thỏa thuận HCCT. Điều 9 quy định cấm thỏa thuận HCCT theo hai cách gồm cấm tuyệt đối và cấm trên cơ sở thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Cụ thể, nhóm thứ nhất bao gồm các thỏa thuận HCCT sau đây: thỏa thuận ngăn cản tham gia thị trường, thỏa thuận loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường, thỏa thuận thông đồng thắng thầu. Các thỏa thuận thuộc nhóm này đương nhiên là trái pháp luật [cấm tuyệt đối], tức là các cơ quan quản lý cạnh tranh không cần phải xem xét yếu tố về thị phần của các bên tham gia thỏa thuận HCCT cũng như khả năng mang lại hiệu quả kinh tế để được đáp ứng điều kiện miễn trừ. Nhóm thứ hai bao gồm các thỏa thuận HCCT sau đây: thỏa thuận ấn định giá, thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ hoặc khách hàng, thỏa thuận hạn chế sản phẩm đầu ra, thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư. Các thỏa thuận này được áp dụng cơ chế gần như nguyên tắc hợp lý, nghĩa là chỉ bị cấm trong trường hợp các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp từ 30% trở lên trên thị trường liên quan và có thể được hưởng miễn trừ nếu các thỏa thuận HCCT đó nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng.[11]

Mặc dù đã đáp ứng được phần nào yêu cầu điều chỉnh đối với hành vi thỏa thuận HCCT, các quy định của Luật Cạnh tranh vẫn còn tồn tại một số bất cập dẫn đến hiệu quả thực thi chưa cao. Cụ thể như sau:

Về khái niệm thỏa thuận HCCT, LCT có cách tiếp cận hẹp dựa trên hành vi thay vì xem xét bản chất HCCT của thỏa thuận dẫn đến quy định của luật không bao quát được các hành vi thỏa thuận HCCT trên thực tế. Luật Cạnh tranh không đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về thỏa thuận HCCT. Do đó, phạm vi của quy định pháp luật điều chỉnh thỏa thuận HCCT bị giới hạn bởi tám loại thỏa thuận HCCT được liệt kê tại Điều 8 LCT. Về vấn đề này, Luật mẫu UNCTAD không đưa ra hạn chế dạng thỏa thuận HCCT.[12] Cách tiếp cận của UNCTAD tương tự pháp luật cạnh tranh của Liên minh Châu Âu, theo đó Uỷ ban Châu Âu và các tòa án đã nhiều lần khẳng định danh sách các loại thỏa thuận HCCT nêu tại Khoản 1, Điều 101 của Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu [TFEU] không phải là một danh sách hoàn chỉnh và đầy đủ. Theo đó, mọi thỏa thuận có yếu tố HCCT đều chịu sự điều chỉnh bởi luật cạnh tranh.[13] Như vậy, cách tiếp cận quy định hành vi thỏa thuận HCCT dưới hình thức liệt kê, mô tả biểu hiện bên ngoài của hành vi như trong LCT hiện nay là bất hợp lý,thỏa có thể dẫn đến bỏ sót các hành vi thỏa thuận phản cạnh tranh diễn ra trên thực tế nhưng chưa được mô tả, liệt kê hoặc giải thích, chẳng hạn thỏa thuận HCCT thông qua việc trao đổi các thông tin về giá hay về thị trường, thị phần.

Phương pháp phân loại các thỏa thuận không xem xét bản chất và tác động của các thỏa thuận đối với quá trình cạnh tranh cũng như quyền lợi người tiêu dùng. Các Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng được coi là có tác động xấu đối với cạnh tranh và cần bị cấm tuyệt đối ở nhiều nước trên thế giới[14] bao gồm thỏa thuận ấn định giá, thỏa thuận hạn chế sản lượng [khoản 2], và thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ hoặc khách hàng [khoản 3] thì lại được xếp vào nhóm thứ hai. Như vậy, các doanh nghiệp vẫn có thể tham gia các thỏa thuận HCCT này một cách hợp pháp nếu có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan thấp hơn 30%. Trường hợp vượt quá ngưỡng này, các bên tham gia thỏa thuận vẫn có thể độc lập được hưởng miễn trừ nếu các bên đó đáp ứng các tiêu chí chung theo luật định.[15] Cách phân loại này cho thấy tại thời điểm ban hành LCT, các nhà làm luật vẫn chưa chưa thực sự đánh giá đúng bản chất phản cạnh tranh của các dạng Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng. Khi vấn đề này được đưa ra tranh luận tại Quốc Hội, quan điểm nghiêm cấm các loại Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng không nhận được nhiều sự đồng tình của các đại biểu Quốc hội.[16]

Thực tế cho thấy hiện nay sau 10 năm Luật cạnh tranh ra đời, vẫn có nhiều trường hợp các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh dấu hiệu cùng câu kết thao túng giá gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng nhưng chưa được xử lý.[17] Điều này một phần xuất phát từ bất cập trong quy định về xác định thị trường liên quan, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá thị phần kết hợp của các bên tham gia. Như đã trình bày ở trên hiện nay các nước trên thế giới, và cả các định chế quốc tế khác như OECD, và Mạng lưới cạnh tranh quốc tế [ICN] đều khuyến cáo phải có thái độ nghiêm khắc và quyết liệt nhất chống lại Các Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng do vậy cần phải điều chỉnh phương pháp phân loại theo xu thế chung của thế giới là cấm tuyệt đối Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng.  

Điểm bất hợp lý thứ ba là LCT còn tạo hành lang an toàn khá rộng là mức 30% thị phần trên thị trường liên quan cho các dạng thỏa thuận HCCT thuộc nhóm hai. Cách tiếp cận này được sử dụng bởi vì ban soạn thảo trước đây nhận thức rằng hầu hết các thỏa thuận HCCT không gây hại cho môi trường cạnh tranh và cho các khách hàng nếu các bên tham gia thỏa thuận HCCT không giữ vị trí thống lĩnh.[18] Một lý do cũng được đưa ra để lý giải cho mức thị phần 30% là dựa trên căn cứ tham khảo ngưỡng thị phần áp dụng tại Pháp Lệnh Bưu Chính và Viễn Thông có hiệu lực tại thời điểm đó.[19] Tuy nhiên có lẽ mục tiêu sâu xa hơn là để bảo vệ các doanh nghiệp nội địa với tiềm lực hạn chế trước những đối thủ cạnh tranh nước ngoài tiềm năng sẽ gia nhập thị trường Việt Nam một khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.[20] Cụ thể, theo Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam, ngưỡng quy định đã được xác định trên cơ sở xét thấy hầu hết các doanh nghiệp nội địa là doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức vốn pháp định chưa đến 10 tỷ VNĐ [xấp xỉ 500.000 USD] và số lao động chưa đến 300 người. Các doanh nghiệp này được cho là có thị phần chưa đến 30% và do đó không thuộc trường hợp gây ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó, truyền thống kinh doanh của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung là “buôn có bạn bán có phường”, nên có ý kiến lo ngại là các quy định cấm các doanh nghiệp nội địa tham gia thỏa thuận HCCT sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài.   

Các hệ thống pháp luật như Liên Minh Châu Âu, hay Hoa Kỳ đều có quy định về hành lang an toàn dành cho một số thỏa thuận HCCT theo chiều ngang dựa trên ngưỡng thị phần. Tuy nhiên, các ngưỡng này thấp hơn nhiều so với ngưỡng 30% của Việt Nam và hành lang an toàn không được áp dụng đối với các Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng trong mọi trường hợp. Ví dụ, EU áp dụng ngưỡng 10%, ngoại trừ các Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng.[21] Như đã nêu trên, các nghiên cứu kinh tế đã chứng minh hành vi thỏa thuận HCCT có tác hại hơn các dạng hành vi HCCT khác, vì vậy cần phải xem xét thu hẹp hành lang an toàn đối với thỏa thuận HCCT so với hiện nay.

Đing hành vi HC thứ tư là các điều kiện miễn trừ áp dụng đối với một số loại thỏa thuận HCCT nhất định quy định tại khoản 1, Điều 10 LCT là khá chung chung và không đưnglà khá chu rõ ràng d ràng khá chung chung và dụng đối với một số loại. Theo quy định tại Điều 10, thỏa thuận HCCT thuộc nhóm hai dù vượt quá ngưỡng thhuộc nhóm hai d30% vẫn được cho phép nếu các thỏa thuận HCCT thỏa mãn bất kỳ tiêu chí nào trong số sáu tiêu chí mihỏa mãnmà luật quy định. Cụ thể, luật miễn trừ các thỏa thuận HCCT có mục đích [i] hợp lý hoá việc tổ chức kinh doanh của các bên tham gia thỏa thuận HCCT; [ii] thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật; [iii] thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của các chủng loại sản phẩm; [iv] thống nhất các điều kiện kinh doanh; [v] tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; hoặc [vi] tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Các tiêu chí mi tiến bộ kỹ thuật;thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của các chủng loại sản phẩm; [iv] thống nhất các điều kiện kinh doanh;Tuy nhiên, không có hướng dẫn bổ sung nào để xử lý đối với trường hợp đáp đng tiêu chí trên nhưng lại có tác động HCCT. Hay nói cách khác, luật còn để ngỏ về cách thức cơ quan quản lý cạnh tranh cân bằng các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thỏa thuận HCCT để làm cơ sở xác định trường hợp được miễn trừ.

So sánh vơ sở xác định trường hợppháp lu vơ sở xác định trường hợp được miễn trừ. thỏa thuận nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của các chủng loại sản phẩm; [iv] thống nhất các điều kiện kinh doanh; [v] tăng cường sức cạnh tranh của doanh ncủa EU yêu cầu các thỏa thuận HCCT được miễn trừ phải cho phép các khách hàng được chia sẻ lợi ích một cách công bằng [khoản 3, Điều 10 TFEU]. Tương tự, điều kiện tiên quyết để được hưởng miễn trừ theo luật mẫu UNCTAD là thỏa thuận đó phải tạo ra ‘lợi ích ròng’ – nghĩa là lợi ích của thỏa thuận phải lớn hơn các tác động phản cạnh tranh của thỏa thuận đó.

Đháp lu v, tính hu vơ sở xác định trường hợp được miễn trừ. thỏa cínhphnh đưnh hu vơ sở xác định trường hợp được miễn trừ. thTrưh hu vơ sở xác định trường hợp được miễn trừ. thỏa thuận nhất các tiêu chuẩn cơ sưh hu vơ thưh hu vơ hhưh hu vơ sở xác định trường hợp được miễn trừ. thỏa thuận nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của các chủng loại sản phẩm; [iv] thống nhất các điều kiện kinh doanh; [v] tCác quy đqhu vơ  g đqhu vơ sở xác định trường hợp được miễ nêu trên c sở xác định trườnđã đưrên c sở xtã năm 1999.[22] Tương tự, các trưtự, sở xác định thic trưtựcũng không đưự, xem là căn c xác địn hưm là căn c x theo luật ctheo luật Hoa Kỳ và EU.

Bất hợp lý thứ năm là LCT và các văn bản hướng dẫn không đưa giải thích về việc xác định hình thức “thỏa thuận” cũng làm cho việc thực thi của cơ quan quản lý cạnh tranh trở nên khó khăn vì thường các thỏa thuận HCCT thường không được công bố công khai. Đồng thời, các đối thủ cạnh tranh vẫn có thể “câu kết” với nhau để hạn chế cạnh tranh dưới dạng trao đổi thông tin gián tiếp qua bên thứ ba như hiệp hội, doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, hoặc cấu kết ngầm thông qua việc phối hợp cùng hành động v.v.. Do vậy, với cách quy định hiện tại cơ quan quản lý cạnh tranh không có cơ sở rõ ràng để xử lý các thỏa thuận HCCT “ngầm”. Quan sát trên thị trường trong thời gian qua, có một số trường hợp các doanh nghiệp đồng loạt tăng giá gas, giá thép trong thời gian qua có dấu hiệu phối hợp để điều chỉnh giá nhưng không có cơ sở để xử lý.[23]

Điểm bất hợp lý thứ sáu là các quy định về hình phạt và áp dụng hình phạt đối với thỏa thuận HCCT chưa thật sự nghiêm khắc và chưa có cơ chế động viên các bên của thỏa thuận chủ động tố giác thỏa thuận HCCT.[24] Điều 18 của LCT lấy tổng doanh thu trên toàn quốc để làm cơ sở tính mức tiền phạt. Mức 10% tổng doanh thu là tương đối thấp so với các hệ thống pháp luật khác, chẳng hạn như tại Hoa Kỳ, mức phạt tối đa có thể lên đến 20% giá trị thương mại của các giao dịch bị ảnh hưởng,[25] còn EU áp dụng mức tối đa là 10% doanh thu toàn cầu của doanh nghiệp vi phạm.[26]

Cũng liên quan đến vấn đề chế tài, cả LCT lẫn các văn bản hướng dẫn thi hành đều không quy định chi tiết cách thức tính mức tiền phạt. Những quy định liên quan chỉ đưa ra các tiêu chí chung xác định mức độ xử lý[27] và các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng để điều chỉnh mức tiền phạt.[28] Chính vì vậy mà pháp luật đã tạo ra thẩm quyền khá rộng cho các cơ quan trong việc tùy nghi áp dụng các tiêu chí đó. Việc này có khả năng dẫn đến các hệ quả không mong muốn: Một là các cơ quan có thể đặt ra mức tiền phạt quá cao hoặc quá thấp cho các bên tham gia thỏa thuận HCCT. Hai là có thể có sự khác nhau trong mức tiền phạt cuối cùng được áp dụng cho các hành vi vi phạm tương tự nhau, bởi vì pháp luật không quy định rõ ràng mỗi tiêu chí sẽ được áp dụng ra sao. Điều này có thể đe dọa đến tính tương xứng của mức phạt và hành vi cũng như gây ra nguy cơ có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.

Trên thực tế, mức tiền phạt đối với các thỏa thuận ấn định giá mà Hội Đồng Cạnh Tranh [HĐCT] áp dụng là rất thấp và hầu như không có tính răn đe. Ví dụ, trong vụ việc 19 doanh nghiệp bảo hiểm ấn định mức phí bảo hiểm xe cơ giới, HĐCT áp dụng mức hình phạt tương đương 0,025% tổng doanh thu của năm tài chính 2007 với tổng số tiền phạt trên 1,7 tỷ đồng.[29] Trong vụ việc 12 doanh nghiệp bảo hiểm thống nhất ấn định giá bảo hiểm học sinh, HĐCT không ấn định mức phạt mà chỉ yêu cầu nộp 100 triệu phí xử lý vụ việc cạnh tranh.[30] Như vậy mức phạt trong hai vụ này đã thể hiện rõ các vấn đề như đã phân tích ở trên: mức phạt vừa rất thấp, vừa không thống nhất về nguyên tắc xử lý.

Thêm vào đó, LCT vẫn chưa có quy định nào về chương trình khoan hồng. Việc thiếu hụt chương trình khoan hồng càng khiến cho các nỗ lực ngăn ngừa các thỏa thuận HCCT trở nên khó khăn hơn, vì không có cơ chế nào khuyến khích các bên tham gia thỏa thuận trình báo và cung cấp chứng cứ hỗ trợ cho hoạt động điều tra.

4.             Khuyến nghị sửa đổi các quy định về TTHCCT trong pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam.

Năm 2015, Cục Quản Lý Cạnh Tranh [“CQLCT”] đã công bố Báo Cáo Rà Soát Luật Cạnh Tranh trong đó cũng ghi nhận một số điểm bất cập như đã đề cập ở phần trên.[31] Dự thảo Lần 2 Luật Cạnh tranh [“Dự Thảo”] vừa được Chính phủ công bố để lấy ý kiến cũng đã phần nào giải quyết được các vấn đề nêu trên. Trong đó đáng kể nhất là đã ban hành định nghĩa Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh [Điều 3]; phân loại các hành vi thỏa thuận HCCT thuộc các nhóm điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế trong pháp luật cạnh tranh [Điều 12 & Điều 13]; quy định các tiêu chí đánh giá tác động HCCT một cách đáng kể [Điều 14]; và ban hành chính sách khoan hồng [Điều 17].

Tác giả có một số đề xuất để cải thiện tính hiệu quả trong việc thực thi các quy định liên quan đến Thỏa thuận HCCT trong Dự Thảo theo các nguyên tắc nêu tại Phần 1.

Xác định thỏa thuận HCCT bị cấm:

Khoản 7, Điều 3 Dự Thảo định nghĩa “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là cam kết hoặc sự ràng buộc giữa các bên dưới mọi hình thức có tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường.” Định nghĩa này khá rộng nhưng vẫn có thể chưa bao quát toàn bộ các trường hợp có thể được xem là hình thành thỏa thuận HCCT. Ví dụ, các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có thể gián tiếp thỏa thuận HCCT bằng cách chia sẻ thông tin thương mại nhạy cảm [như giá cả, chiến lược sản phẩm, thị trường,v.v.] thông qua một bên thứ ba. Trong trường hợp này, bên thứ ba đóng vai trò là trung gian tiếp nhận và chuyển thông tin. Giữa các bên không nhất thiết phải có sự cam kết hoặc ràng buộc cụ thể nào, tuy nhiên, bản chất việc chia sẻ thông tin thương mại nhạy cảm đã ảnh hưởng đến quyết định thương mại của các bên tham gia và đi đến hành vi thông đồng để HCCT [như cùng tăng giá, hoặc găm hàng tại một thời điểm để trục lợi]. 

Trong khi đó, luật cạnh tranh ở các nước thường không cố gắng đưa ra định nghĩa về thỏa thuận HCCT vì thực tế cho thấy các hành vi TTHCT là rất đa dạng khó có thể đưa ra được một định nghĩa bao quát các trường hợp. Nghiên cứu luật cạnh tranh của các nước có ảnh hưởng lớn như Mỹ và EU đều thấy có đặc điểm chung là họ thiết kế theo dạng hành vi và dùng ngôn ngữ bao quát để xác định các dạng câu kết phản cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Điều 1 của Đạo Luật Sherman, Mỹ quy định “Mọi hợp đồng, sự liên kết dưới dạng tờ rớt hay bất kỳ dạng nào khác, hoặc âm mưu, làm hạn chế kinh doanh hoặc thương mại giữa các tiểu Bang, hoặc với nước ngoài, đều bị tuyên bố là vi phạm pháp luật”.[32] Điều 101[1] của TFEU quy định “Những hành vi sau sẽ bị cấm vì không phù hợp với thị trường chung: tất cả các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, các quyết định của hiệp hội các doanh nghiệp, và các hành vi thông đồng có tác động ảnh hưởng đến kinh doanh giữa các Quốc gia thành viên và có mục đích hoặc tác động cản trở, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh trong thị trường chung”.[33] Điều 3, Luật Cạnh tranh Mẫu của UNCTAD gợi ý: “Cấm các thỏa thuận sau đây giữa các đối thủ cạnh tranh hoặc các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, bất kể thỏa thuận đó ở dạng văn bản hay miệng, chính thức hay không chính thức …”.[34]

Bên cạnh đó thiết kế các quy định tại Điều 12 và Điều 13 Dự Thảo vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi Điều 8 và Điều 9 LCT hiện nay. Theo đó Điều 12 liệt kê các dạng thỏa thuận HCCT, Điều 13 phân loại thỏa thuận bị cấm tuyệt đối [Điều 13.1] và có thể được xem xét theo nguyên tắc hợp lý [Điều 13.2]. Điểm mới của Dự Thảo là không còn giới hạn số lượng hành vi thỏa thuận HCCT như tại Điều 8 trước đây mà bổ sung điều khoản quét cho phép xem xét các thỏa thuận HCCT khác theo quy định tại khoản 7 Điều 3. Quy định này khắc phục hạn chế của Điều 8 LCT hiện nay, cho phép cơ quan cạnh tranh có thể điều tra xử lý hành vi HCCT không được liệt kê tại Điều 12 Dự Thảo. Việc phân nhóm tại Điều 13 Dự Thảo cũng được cập nhật so với Điều 9 LCT hiện nay. Theo đó, các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh bị cấm tham gia các Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng [nêu từ khoản 1 đến khoản 6 của Điều 12 Dự Thảo] mà không cần phải xem xét khả năng gây tác động HCCT. Các thỏa thuận HCCT khác sẽ được xem xét thông qua tác động HCCT một cách đáng kể theo quy định tại Điều 14 Dự Thảo.

Cách quy định trên của LCT và Dự Thảo là khá “đặc thù” và không thực sự hợp lý. Bởi vì, như đã phân tích ở trên, theo thông lệ trên thế giới, một nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi là các Thỏa thuận có mục đích hoặc ảnh hưởng HCCT đều bị cấm trừ khi được cho phép thực hiện [miễn trừ] theo quy định của luật. Luật đưa ra các tiêu chí để cơ quan quản lý cạnh tranh xác định một thỏa thuận có “mục đích hoặc ảnh hưởng HCCT” hay không [theo nguyên tắc hợp lý]; và các Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng được giả định là luôn có “mục đích hoặc ảnh hưởng HCCT” nên không cần phải xem xét nữa [theo nguyên tắc cấm mặc nhiên]. Quy định tại khoản 2 Điều 13 Dự Thảo chưa thật sự hợp lý vì:

Cách quy định này tạo cảm giác không nhất quán trong thái độ của nhà làm luật với thỏa thuận HCCT, nghĩa là Thỏa thuận HCCT có thể được phép thực hiện thay vì bị cấm. Trong khi đó, cách tiếp cận đúng phải là mọi thỏa thuận HCCT đều phải bị cấm. Bên cạnh đó, cách tiếp cận này cũng đặt gánh nặng chứng minh cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Theo đó, cơ quan quản lý cạnh tranh phải chứng minh được thỏa thuận “gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường”. Trong khi đó như trên đã nói, các thỏa thuận HCCT đã được chứng minh là có tác động xấu đến cạnh tranh và người tiêu dùng nên các cơ quan quản lý cạnh tranh không cần phải chứng minh nữa, và có thể xử lý luôn khi phát hiện thỏa thuận HCCT. Ngược lại, để được tiếp tục thực hiện/tránh khỏi bị trừng phạt, các doanh nghiệp sẽ phải chứng minh là thỏa thuận mà họ tham gia có đem lại hiệu quả hơn so với ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh. Cách tiếp cận như vậy vừa giảm áp lực điều tra cho cơ quan quản lý cạnh tranh, vừa làm tăng chi phí cho các bên tham gia thỏa thuận và họ sẽ buộc phải cân nhắc toàn diện các tác động của thỏa thuận trước khi thực hiện.  

Ngoài ra, Dự Thảo vẫn chưa xác định rõ các quy định về Thỏa thuận HCCT có bao gồm thỏa thuận dọc hay không. Thiết kế theo quy định tại Điều 13 Dự Thảo cho thấy có thể bao gồm thỏa thuận dọc. Mặc dù vậy, để đảm bảo tính minh bạch Dự Thảo cần làm rõ tiêu chí này. Tác giả cho rằng trong giai đoạn hiện nay không nên cấm mở rộng để cấm các thỏa thuận dọc bởi vì hai lý do: Thứ nhất, các thỏa thuận dọc có tác động HCCT thường ít rõ rệt hơn so với các thỏa thuận ngang. Trên thực tế, đôi khí khó so sánh được tác động HCCT cũng như các hiệu quả mà nó đem lại như hợp lý hóa kênh phân phối, mô hình kinh doanh, hậu mãi,.. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất điện thoại sẽ muốn các nhà phân phối của mình đầu tư mở showroom để khách hàng trải nghiệm sản phẩm và có nhân viên tư vấn, chế độ hậu mãi tốt. Những yêu cầu này sẽ làm tăng chi phí của nhà phân phối và do vậy cần phải có sự phân chia thị trường tiêu thụ hoặc duy trì mức giá nhất định để đảm bảo hiệu quả đầu tư tránh tình trạng “cơ hôi” [free-ride]. Trong trường hợp này, cân nhắc hiệu quả và HCCT luôn khó khăn và cần nhiều thời gian để phân tích. Việc cấm các thỏa thuận như vậy sẽ không cần thiết nếu nhà sản xuất không có vị trí thống lĩnh trên thị trường. Thứ hai, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật sẽ làm cho khối lượng công việc của cơ quan quản lý cạnh tranh tăng lên và khó có thể duy trì hiệu quả. Do vậy trước mắt, nên tập trung xử lý các thỏa thuận ngang. Các thỏa thuận dọc có thể được xem xét dưới dạng hành vi đơn phương [lạm dụng vị trí thống lĩnh] như hiện nay.       

Do vậy, tác giả cho rằng không cần thiết phải có định nghĩa Thỏa thuận HCCT tại khoản 7 Điều 3. Thay vào đó, cần bổ sung định nghĩa “Hành vi thông đồng”, “Thỏa thuận ngang”, “Thỏa thuận dọc”

Ví dụ “Thỏa thuận là bất kỳ hình thức hợp đồng, dàn xếp hoặc câu kết nào giữa các doanh nghiệp, và bao gồm một quyết định của hiệp hội, hay hành vi thông đồng.”

Điều 12 và Điều 13 nên được thiết kế lại, theo đó bỏ hẳn Điều 13 và điều chỉnh Điều 12 theo hướng như sau:

Điều 12: Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh

1.             Mọi thỏa thuận ngang có mục tiêu hoặc tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể đều bị cấm.

2. Các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh mặc nhiên được xem là có mục tiêu hoặc tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể nếu chỉ nhằm mục đích hoặc đem lại hệ quả sau đây:

a]             Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

b]             Phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

c]             Hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ.

d]             Ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.

e]             Loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận.

f]              Thông đồng trong đấu thầu để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Điều 13 …Bỏ

Quy định về miễn trừ

Quy định về miễn trừ tại Điều 16 cho phép các Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng có thể được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận HCCT nếu đáp ứng một trong hai tiêu chí là [i] phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong cùng thời kỳ hoặc [ii] nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng. Trong dự thảo tờ trình Chính phủ của Ban soạn thảo không nêu rõ căn cứ để đưa ra hai tiêu chí này. Tuy nhiên, tác giả cho rằng quy định này cần được sửa đổi.

Thứ nhất, như đã nêu ở phần trên cần khẳng định Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng sẽ không được hưởng miễn trừ trong mọi trường hợp.

Thứ hai, các tiêu chí này là chưa thực sự hợp lý và có thể tạo sự tùy nghi lớn trong việc áp dụng. Cụ thể, tiêu chí [i] là không thật sự rõ ràng đồng thời trong bối cảnh cảnh các doanh nghiệp nhà nước [DNNN] vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nhiều ngành lĩnh vực kinh tế hiện nay, tiêu chí này có thể gây lo ngại rằng các DNNN có thể tận dụng quy định này để hợp pháp hóa các thỏa thuận HCCT nghiêm trọng và đạt lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp tư nhân khác. Tiêu chí [ii] không nhất thiết đem lại lợi ích dài hạn cho quá trình cạnh tranh. Chẳng hạn các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh hiện hữu có thể tìm cách ngăn cản đối thủ cạnh tranh mới bằng cách thống nhất giảm giá hàng hóa, dịch vụ trong thời gian ngắn. Trong trường hợp này, mặc dù người tiêu dùng được hưởng lợi trước mắt là giá thành giảm, nhưng lại mất đi sự lựa chọn về hàng hóa dịch vụ do đối thủ cạnh tranh tiềm năng đem lại. Đồng thời, về dài hạn thị trường sẽ thiếu đi tính cạnh tranh vì đối thủ mới không thể tham gia và các bên của thỏa thuận sẽ lại nâng giá để thu hồi lợi nhuận khi không còn đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

Như vậy, thay vì đưa ra các tiêu chí miễn trừ, Luật cạnh tranh nên quy định các tiêu chí để chứng minh hiệu quả của thỏa thuận HCCT. ban soạn thảo có thể tham khảo quy định của EU. Theo đó, Điều 16 có thể được quy định như sau.

Điều 16 Đánh giá hiệu quả của thỏa thuận HCCT

1. Các thỏa thuận HCCT thuộc khoản 1 Điều 12 của Luật này có thể được thực hiện nêu thị phần kết hợp của các bên dưới 10 phần trăm trên thị trường liên quan; nếu vượt quá có thể được cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét cho thực hiện  xem xét cho thực hiện nếu đáp ứng tất cả các điều kiện sau đây:

[a] đóng góp cho việc phát triển sản xuất hoặc phân phối hàng hóa, hoặc nhằm thúc đẩy tiến trình công nghệ hoặc kinh tế;

[b] cho phép người tiêu dùng được chia sẻ công bằng [fair share] các lợi ích do thỏa thuận đem lại;

[c] không áp đặt các bên tham gia thỏa thuận các hạn chế không thật sự cần thiết để đạt được mục đích của thỏa thuận; và

[d] không cho phép các bên tham gia thỏa thuận loại bỏ cạnh tranh đối với sản phẩm liên quan.

2. Các bên của thỏa thuận phải có nghĩa vụ chứng minh thỏa thuận HCCT đáp ứng các điều kiện trên. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, hồ sơ, thủ tục và phí thẩm định của cơ quan quản lý cạnh tranh theo quy định tại Điều này.

[1] Luật sư thành viên, Công ty Luật LNT & Thành Viên []. Tác giả gửi lời cám ơn đến các bạn Trần Hải Thịnh và Nguyễn Diệu Quỳnh đã hỗ trợ để hoàn thành bài viết này.

[2] Joe S. Bain [2006], What Determines Cartel Success? [Điều Gì Quyết Định Đến Sự Thành Công Của Thỏa Thuận HCCT?], tạp chí Journal of Economic Literature, Vol. XLI [tháng 03/2006], tr. 45.

[3] Hội đồng cạnh tranh Việt Nam, Vụ việc Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, //www.hoidongcanhtranh.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=99 [truy cập lần cuối: 09/05/2017].

[4] W. Kip Viscusi, John M. Vernon, Josehp E. Harrington, Jr. [2000], Economics of Regulation and Antitrust [Kinh tế học về Hoạt động quản lý và Chống cạnh tranh], ấn bản số 03., The MIT Press, tr. 101.

[5] Hội đồng cạnh tranh Việt Nam, Giải quyết vụ việc 12 doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, //www.hoidongcanhtranh.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=55 [truy cập lần cuối: 09/05/2017].

[6] Ví dụ, xem Robert H. Bork [1987], The Antitrust Paradox: A Policy at War with Itself [Nghịch lý trong Chống độc quyền: Một Chính sách Mâu thuẫn với Chính nó], Basic Books, Inc., New York, tr. 263 đến tr. 279.

[7] Ủy ban châu Âu, Cartel Statistics [Thống kê về Thỏa thuận HCCT], //ec.europa.eu/competition/cartels/statistics/statistics.pdf [truy cập lần cuối: 09/05/2017].

[8] Phillip Areeda, Herbert Hovenkamp [2000], Antitrust Law: An Analysis of Antitrust Principles and Their Application [Pháp luật về Chống độc quyền: Phân tích về Những Nguyên tắc Chống độc quyền và Ứng dụng của chúng], ấn bản số 02,  tr. 2002.

[9] OECD [2002], Reports ‘Fighting against Hard-core Cartels: Harm, Effective Sanctions and Leniency Programmes’ [Báo cáo về Chống lại các Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng: Mối nguy hại, Các Biện pháp chế tài Hiệu quả và Các Chương trình Khoan hồng], OECD PUBLICATIONS, [24 2002 01 1 P] ISBN 92-64-19735-4 – No. 52503 2002, tr. 12, xem tại: //www.oecd.org/competition/cartels/2474442.pdf [truy cập lần cuối: 13/04/2014]; Xem thêm OECD [1998], Recommendation of the Council concerning Effective Action against Hard Core Cartels [Các Khuyến nghị của Hội đồng liên quan đến Hành động có Hiệu quả nhằm chống lại Các Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng], [C/M[98]7/PROV], tr. 921; ICN [2005], Defining Hard Core Cartel Conduct: Effective institutions, Effective Penalties – Building Blocks for Effective Anti-Cartel Regimes [Định rõ Hành vi Thỏa thuận HCCT Nghiêm trọng: các Định chế có Hiệu quả, các Biện pháp trừng phạt Hiệu quả – Tạo dựng các Trở ngại phục vụ cho những Chế độ Chống lại Thỏa thuận HCCT có Hiệu quả], Vol.1, báo cáo tại Hội nghị Thường niên lần thứ 4 của Mạng lưới Cạnh tranh Quốc tế [ICN] tại Bonn, Đức [tháng 06/2005], tr. 53, xem tại: //www.internationalcompetitionnetwork.org/uploads/library/doc346.pdf  [truy cập lần cuối: 13/04/2014].

[10] Ví dụ: Areeda và Kaplow đã đề xuất một loạt các câu hỏi dành cho tòa án khi giải quyết một vụ việc về ấn định giá. Các vấn đề sẽ được đề cập cụ thể trong Chương 2. Xem thêm: Phillip Areeda, Louis Kaplow [1988], Antitrust Analysis: Problems, Text, Cases [Law School Casebook Series] [Phân tích về Chống Độc quyền: Các Vấn đề, Lý thuyết, Các Vụ việc thực tiễn – Tuyển tập Sách Chuyên khảo trong Trường Luật], ấn bản số 04, Little Brown & Co Law & Business, tr. 196.

[11] Khoản 1, Điều 10 LCT.

[12] Bình luận của UNCTAD [Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển] về các điều khoản liên quan đến các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định rõ rằng ‘[c]ác hành vi kinh doanh mang tính hạn chế cạnh tranh được liệt kê từ điểm [a] đến điểm [g] của điều 3 được đưa ra với với trò là ví dụ và không nên hiểu đó là danh sách tất cả các hành vi ’. ‘Luật Mẫu về Cạnh Tranh’ của UNCTAD [2007] TD/RBP/CONF.5/7/Rev., đoạn 27.

[13] Bản Hợp nhất Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu [2008] OJ C115/47 [TFEU].

[14] Ví dụ, theo Thông báo của Ủy ban về các thỏa thuận ít quan trọng có tác động hạn chế cạnh tranh không đáng kể quy định tại Điều 81[1] Hiệp Ước Thành Lập Cộng đồng Châu Âu [trường hợp de minimis – không đáng kể] [Công báo số C 368 ngày 22.11.2001], nguyên tắc de minimis không được áp dụng đối với các Thỏa thuận nhằm HCCT như thỏa thuận ấn định giá, thỏa thuận hạn chế sản phẩm đầu ra, và thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ hoặc khách hàng.

[15] Khoản 2 Điều 9 và Điều 10 LCT.

[16] Ví dụ, Pháp lệnh về Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/04/2002 nghiêm cấm các doanh nghiệp bán dưới mức mức giá thị trường. Pháp lệnh được thay thế bởi Luật Giá 2012. Trong các buổi thảo luận của Quốc hội về dự thảo LCT, một số đại biểu cho rằng các thỏa thuận ấn định giá giữa các doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh bình thường và vì thế không nên bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, quan điểm này không được chấp nhận bởi Ban soạn thảo. Xem thêm Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc trả lời ý kiến của các đại biểu Quốc hội liên quan đến Luật Cạnh tranh.

[17] Quỳnh Như [2011], Bảo hiểm “bắt tay” làm giá: Thị phần nhỏ, khó xử lý, //vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=205507 [truy cập lần cuối: 09/05/2017].

[18] Bộ Thương mại Việt Nam [2004], Tờ Trình Chính Phủ về Dự án Luật Cạnh tranh, ngày 06/01/2004, tr. 5.

[19] Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam [2004], Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Cạnh tranh trình Quốc hội thông qua ngày 13/10/2004, tr. 9, 10.

[20]

[21] Thông báo về các Thỏa Thuận Ít Quan Trọng OJ [2001] C 683/13 thay thế Thông báo OJ [1997] C 372/13, 7[a] & [b].

[22] Hiroshi Iyori và Akinori Uesugi [1983], Luật Chống Độc Quyền của Nhật Bản, Ấn Phẩm Pháp Luật Liên Bang, tr. 75, 76.

[23] Mai Hà [2012], Doanh nghiệp gas bắt tay làm giá, //thanhnien.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-gas-bat-tay-lam-gia-492351.html [truy cập lần cuối: 09/05/2017]; Báo Đại đoàn kết [2016], Giá thép nhảy múa – người tiêu dùng chịu thiệt, //www.tcsc.vn/[X[1]S[1og02yazxwp3h1fo3emaap45]A[VXYpZWL30gEkAAAANWFmNjAwZDMtYThiOS00MmIwLWEyZGUtMWJhZjYxZGUwM2VlpyU29e-rXV0iKhrpl-r6XpgRKDQ1]]/NewsDetail.aspx?pages=BA&CatId=47&ArticleId=38362&LangId=1 [truy cập lần cuối: 09/05/2017].

[24] Bộ luật Hình sự 2015 đã hình sự hóa hành vi thỏa thuận HCCT, khẳng định tính nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi này. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc quy định về hành vi này tại Điều 217 chưa được nghiên cứu kỹ và có thể làm phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình thực hiện. Xem thêm: Đoàn Tử Tích Phước [2016], Chống Cartel, phải phạt thật nặng, //baodautu.vn/chong-cartel-phai-phat-that-nang-d38992.html [truy cập lần cuối: 09/05/2017].

[25] Hội Đồng Kết Án Hoa kỳ [“United States Sentencing Commission”], Sổ Tay Hướng Dẫn, Mục 3E1.1 [Nov. 2008], Phần R, xem tại: //www.ussc.gov/Guidelines/2008_guidelines/Manual/GL2008.pdf [truy cập lần cuối: 13/04/2014].

[26] Quy Chế Hội Đồng [EC] số 1/2003 ngày 16/12/2002 về việc thực hiện các quy tắc cạnh tranh được quy định tại các Điều 81 và Điều 82 của Hiệp ước [Văn bản với nội dung phù hợp với Khu vực Kinh tế châu Âu – EEA], Chương VI, xem tại: //eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CELEX:32003R0001 [truy cập lần cuối: 13/04/2014].

[27] Điều 7 Nghị định 120 [Điều 4 Nghị định 71/2014/NĐ-CP]

[28] Điều 85 Nghị định 116/2005/NĐ-CP.

[29] Thùy Duyên [2010], Phạt 19 doanh nghiệp bảo hiểm: “Mang tính chất cảnh báo”, //vneconomy.vn/tai-chinh/phat-19-doanh-nghiep-bao-hiem-mang-tinh-chat-canh-bao-20100803042740945.htm [truy cập lần cuối: 09/05/2017].

[30] Hải Vân [2013], Hủy “Bản thỏa thuận” và nộp phạt 100 triệu đồng, //www.baomoi.com/huy-ban-thoa-thuan-va-nop-phat-100-trieu-dong/c/12519475.epi [truy cập lần cuối: 09/05/2017].

[31] Bản báo cáo tóm tắt có tại trang web của CQLCT: //www.vca.gov.vn/Modules/CMS/Upload/36/2012_10_15/EN%20-%20Brief%20Report.pdf [truy cập lần cuối: 18/02/2014].

[32] Nguyên văn: “Every contract, combination in the form of trust or otherwise, or conspiracy, in restraint of trade or commerce among the several States, or with foreign nations, is declared to be illegal.”

[33] Nguyên văn: “The following shall be prohibited as incompatible with the common market: all agreements between undertakings, decisions by associations of undertakings and concerted practices which may affect trade between Member States and which have as their object or effect the prevention, restriction or distortion of competition within the common market…”

[34] Nguyên văn: “Prohibition of the following agreements between rival or potentially rival firms, regardless of whether such agreements are written or oral, formal or informal:…”

Video liên quan

Chủ Đề