Ý nào dưới đây chưa thể hiện đúng giá trị của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần hai: Tác phẩm. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” là ai?

  • A. Phan Thanh Giản
  • B. Nguyễn Khuyến
  • C. Nguyễn Đình Chiểu
  • D. Nguyễn Tri Phương

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu:

  • A. Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
  • B. Không chỉ thành công ở các thể loại như văn tế, thơ Đường luật, lục bát mà còn đóng góp rất nhiều cho thể loại hát nói.
  • C. Có sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính dân gian, bút pháp lí tưởng hóa và tả thực.
  • D. Đậm đà bản sắc dân tộc, mang đậm sắc thái Nam bộ.

Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” là

  • A. Cuối năm 1861, nghĩa quân đã hi sinh trong trận chiến tấn công đồn Cần giuộc.
  • B. Cuối năm 1862, nghĩa quân đã hi sinh trong trận chiến tấn công đồn Cần giuộc.
  • C. Cuối năm 1863, nghĩa quân đã hi sinh trong trận chiến tấn công đồn Cần giuộc.
  • D. Cuối năm 1864, nghĩa quân đã hi sinh trong trận chiến tấn công đồn Cần giuộc.

Câu 4: Những nhận định và cảm nhận nào sau đây không đúng với tinh thần bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A. Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc.
  • B. Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.
  • C. Là tiếng khóc bi luỵ của nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ cần Giuộc.
  • D. Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

Câu 5: Bố cục bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” được chia thành mấy phần?

  • A. Một phần: ai vãn
  • B. Hai phần: lung khởi và kết
  • C. Ba phần: lung khởi, thích thực, kết
  • D. Bốn phần: lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.

Câu 6: “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” được viết theo thể

  • A. Văn xuôi
  • B. Lục bát
  • C. Song thất lục bát
  • D. Phú đường luật

Câu 7: Dòng nào sau đây nói về thể loại văn tế?

  • A. Một thể văn đặc biệt có quy mô nhỏ, mỗi đơn vị tác phẩm gồm hai vế đối xứng nhau về từ loại, âm thanh và ý nghĩa, dùng để biểu lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ trước con người, sự việc hoặc một hoàn cảnh nào đó mà tác giả quan tâm.
  • B. Một thể văn thư hành chính, để nhà vua hoặc thủ lĩnh ban bố cho thần dân, nhằm trình bày một chủ trương, công bố kết quả một sự việc.
  • C. Một loại văn gắn với phong tục tang lễ chủ yếu nhằm bày tỏ sự thương tiếc của tác giả và những người thân với người đã mất.
  • D. Là thể loại văn học lịch sử thời trung đại, thường khắc trên bia đặt ở đền miếu, lăng mộ, đình thần, chùa chiền, đế ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng, hoặc các sự kiện lịch sử quan trọng.

Câu 8: Một bài văn tế thường có hai nội dung cơ bản nào sau dây?

  • A. Phần ghi chép tiểu sử, lai lịch và phần ca ngợi, phẩm bình.
  • B. Nêu nguyên nhân cái chết và suy nghĩ của người còn sống đối với người đã chết.
  • C. Kể về cuộc đời, tính cách, phẩm hạnh của người quá cố và bộc lộ tình cảm, thái độ của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.
  • D. Luận về lẽ sống chết và ca ngợi công đức của người quá cố.

Câu 9: Từ "nghĩa sĩ" trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" có nghĩa là:

  • a. Là người đỗ đầu một kì thi.
  • b. Là người có tài năng quân sự.
  • c. Là người có tài năng nhiều mặt, hoạt động trên nhiều lĩnh vực.
  • d. Là người có chí khí, không ngại hi sinh vì nghĩa như giúp đời, cứu nước.

Câu 10: Âm hưởng chung của những bài văn tế thường là:

  • A. Bi thương
  • B. Thương xót
  • C. Bi luỵ
  • D. Bi tráng

Câu 11: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” xuất thân vốn là?

  • A. Xuất thân là những quan lại, quý tộc yêu nước.
  • B. Là những nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực.
  • C. Xuất thân là quân cơ, quân vệ của triều đình.
  • D. Vốn là những nông dân: “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

Câu 12: Phần kết của bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” gồm mấy câu cuối?

  • A 2 câu cuối
  • B. 3 câu cuối
  • C. 4 câu cuối
  • D. 5 câu cuối.

Câu 13: Những điểm nào sau đây biểu hiện giá trị nghệ thuật của bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”?

  • A. Độc đáo trong cách xây dựng hình tượng nhân vật.
  • B. Ngôn ngữ sinh động, trong sáng và bình dị.
  • C. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính trữ tình và hiện thực.
  • D. Tất cả các ý.

Câu 14: Ý nào dưới đây chưa thể hiện đúng giá trị của bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"

  • A. Bài văn tế được chọn để đọc trong buổi truy điệu các nghĩa sĩ trong trận tấn công đồn Cần Giuộc
  • B. Bài văn tế là tiếng khóc cao cả: khóc cho các nghĩa sĩ và khóc cho Tổ quốc đau thương.
  • C. Bài văn tế đã xây dựng một tượng đài nghệ thuật hiếm có về người nông dân nghĩa sĩ, tương xứng với vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của họ.
  • D. Bài văn tế thể hiện trong sự kết hợp giữa tính trữ tình và tính hiện thực và giọng điệu bi tráng.

Câu 15: Số nghĩa quân đã hi sinh trong cuộc tấn công đồn Cần Giuộc. [trong bài ?Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?]

  • A. 18 người.
  • B. 19 người.
  • C. 20 người.
  • D. 21 người.

Cập nhật: 07/09/2021

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

Câu 1: Ý nào không phải nét đặc sắc nghệ thuật trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

A. Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh

B. Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc

C. Thủ pháp liệt kê, đối lập

D. Ngôn ngữ dân dã, thuần Việt

Đáp án:

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh

- Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc

- Thủ pháp liệt kê, đối lập

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2:Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc viết về:

A. Những người lính ở Cần Giuộc chống lại giặc Pháp

B. Những sĩ phu yêu nước ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp

C. Những người nông dân ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp

D. Người dân Nam Bộ đứng lên chống Pháp

Đáp án:

Bài văn tế tạc khắc nên hình tượng những người nông dân ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp, hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, hào hùng của nhân dân ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

A. Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ

B. Vì sự bền vững của triều đình

C. Giữ gìn từng miếng cơm manh áo

D. Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại

Đáp án:

Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh không phải để bảo vệ sự bền vững của triều đình. Khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không có tinh thần phản kháng, bạc nhược, đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của đất nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Bài văn tế nào dưới đây có giọng điệu hài hước, dí dỏm, khác biệt so với những bài thơ khác?

A. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc [Nguyễn Đình Chiểu]

B. Văn tế Phan Chu Trinh [ Phan Bội Châu]

C. Văn tế sống vợ [Trần Tú Xương]

D. Văn tế Trương Quỳnh Như [Phạm Thái]

Đáp án:

Âm hưởng chung của các bài văn tế là bi thương, nhưng sắc thái biểu cảm của mỗi bài có thể khác nhau. Có bài chỉ thuần túy là một tiếng khóc Văn tế Trương Quỳnh Như nhưng cũng có bài mang tính sử thi bi tráng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Văn tế Phan Chu Trinh. Đặc biệt, có khi văn tế được viết trong những hoàn cảnh khác, nhằm mục đích khác. Tú Xương làm bài thơ Văn tế sống vợ với giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Tác giả bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là ai?

A. Nguyễn Đình Chiểu

B. Chu Mạnh Trinh

C. Trần Tú Xương

D. Nguyễn Khuyến

Đáp án:

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc [Nguyễn Đình Chiểu]

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Mục đích của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là:

A. Tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc

B. Tưởng nhớ công ơn của những người binh lính đã triều đình đã anh dũng đứng lên chống giặc

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án:

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Cuối năm 1859

B. Cuối năm 1860

C. Cuối năm 1861

D. Cuối năm 1862

Đáp án:

Năm 1861, vào đêm 14 – 12, nghĩa quân tấn công vào đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc nhưng cuối cùng lại thất bại. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thuộc thể loại nào?

A. Truyện

B. Văn tế

C. Hát nói

D. Cáo

Đáp án:

Thể loại của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là văn tế [ngày nay còn gọi là điếu văn]. Văn tế là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế - tưởng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Bài văn tế thường có bố cục gồm những phần nào?

A. Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết

B. Đề, lung khởi, ai vãn, kết

C. Đề, thích thực, ai vãn, kết

D. Lung khởi, thích thực, luận, kết

Đáp án:

Bố cục bài văn tế thường có các phần:

- Lung khởi: cảm tưởng khái quát về người chết

- Thích thực: hồi tưởng công đức của người chết

- Ai vãn: than tiếc người chết

- Kết: nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn của người chết.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Nối các đoạn sau với nội dung sao cho phù hợp:

A. “Hỡi ôi!...tiếng vang như mõ”

B. “Nhớ linh xưa...tàu đồng súng nổ”

C. “Ôi!...cơn bóng xế dật dờ trước ngõ

D. “Ôi!...Có linh xin hưởng”

  1. tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người đã chết
  2. hồi tưởng cuộc đời và công đức của những người nghĩa sĩ.
  3. cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ cần Giuộc
  4. lời thương tiếc của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ

Đáp án:

Bố cục:

- Lung khởi: cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ cần Giuộc

- Thích thực: hồi tưởng cuộc đời và công đức của những người nghĩa sĩ.

- Ai vãn: lời thương tiếc của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ

- Kết: tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người đã chết

Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng với tinh thần bài thơ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

A. Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại.

B. Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.

C. Là tiếng khóc bi luỵ của nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ cần Giuộc.

D. Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.

Đáp án:

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không phải là tiếng khóc bi lụy của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Đáp án cần chọn là: C

Video liên quan

Chủ Đề