Phẩm chất chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào đối với tập thể và xã hội cho ví dụ

Câu hỏi:Ý nghĩa của chí công vô tư?

Trả lời:

- Làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ văn mình.

- Được mọi người tin cậy và tôn trọng.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về chí công vô tư trong cuộc sống dưới đây nhé!

1. Khái niệm

Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân.

2. Rèn luyện chí công vô tư như thế nào?

- Ủng hộ quí trọng người có đức tính chí công vô tư.

- Phê phán hành động không chí công vô tư.

3. Câu chuyện về chí công vô tư của Tô Hiến Thành

Tô Hiến Thành là một vị quan trụ cột của nhà Lý vào thời Lý Cao Tông, ông giữ chức Tể tướng, tính tình trung thực, khảng khái, được mọi người rất kính phục.

Khi ông bị bệnh nặng, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo, còn Trần Trung Tá thì mải chống giặc nơi biên cương, không có điều kiện gần gũi ông. Một hôm, Thái hậu đến thăm Tô Hiến Thành và hỏi:

- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông gánh vác công việc của Triều đình?

Ông đáp:

- Tâu Thái hậu, quan giám nghị đại phu Trần Trung Tá có thể thay tôi!

Thái hậu ngạc nhiên hỏi tiếp:

- Sao ông không cử ông Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông ?

Tô Hiến Thành chậm rãi trả lời:

- Nếu Thái hậu hỏi ai là người hầu hạ vua tận tình nhất thì tôi xin tiến cử Vũ Tán Đường. Còn hỏi người thay thế tôi lo việc nước thì phải cử Trần Trung Tá.

[Phỏng theo Cuộc sống và sự nghiệp, tập III và Những vì sao đất nước, tập IV, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1976]

4.Nghị luận về chí công vô tư mẫu

Nhắc nhở cán bộ lãnh đạo và thế hệ thanh niên của đất nước, Bác Hồ từng nhiều lần nhấn mạnh “chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”. Bác cũng từng khuyên cán bộ ta rằng nên cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Chí công vô tư là bản lĩnh cần có của người thanh niên thời đại mới

Chí công vô tư là gì?

Chí công vô tư là hết mực công bừng, công tâm trong công việc và trong đối xử với người khác. Vô tư là không được có lòng riêng, không tham lam, vụ lợi cho cá nhân. Vô tư là không thiên vị, ưu đãi người thân thiết, người yêu mến, người có ơn trong công việc chung. Đồng thời, vô tư là không thù hận, khinh ghét người có lỗi, người gây trở ngại hay khúc mắc lỗi lầm của người khác.

Chí công vô tư phải là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi con người, đặc biệt là đối với cán bộ và thanh niên. Người chí công vô tư khi hành động phải xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, hướng đến sự phát triển và công bằng của cộng đồng và xã hội.

Người chí công vô tư luôn là người chính trực, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, tôn trọng con người, quyết liệt bảo vệ điều đúng đắn, chống lại bất công trong xã hội. khi làm bất cứ việc gì, người chí công vô tư luôn nghĩ đến người khác, nghĩ đến tập thể.

Tại sao con người muốn thành công phải chí công vô tư?

Chí công vô tư là một phẩm chất cao quý đã được người xưa tôn vinh, rèn luyện và gìn giữ từ nghìn đời nay. Phẩm ấy chất ấy trở thành chuẩn mực cần phải có ở mỗi con người, đặc biệt là đối với người lãnh đạo đất nước.

Ai sống cũng biết rèn luyện mình, tôn trọng tập thể, không tham lam, vụ lợi, không ích kỉ cá nhân, không thiên vị, cảm tình trong công việc chung thì lợi ích được đảm bảo, công việc được suông sẻ, niềm tin được gìn giữ, xã hội sẽ yên bình, phồn vinh. Chí công vô tư làm cho quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Con người tin tưởng và gắn kết với nhau trong những lợi ích chung nhất.

Người chí công vô tư luôn thanh thản trong tâm hồn vì không làm điều gì sai trái hay có lỗi với ai. Bởi, sự bất công trong phân phối lợi ích có ảnh hưởng lớn đối với công việc lao động và cuộc sống của nhiều người. Lợi ích trong lao động phải là của người lao động. Đó mới là lẽ sống ở đời. Trách nhiệm ấy, người lãnh đạo phải đảm bảo được cho người lao động thì họ mới yên tâm làm việc, cống hiến sức mình vì công việc, vì sự tiến bộ của xã hội. khi đó, người lnahx đạo mới được tin tưởng, được kính trọng. Mang lại niềm vui cho người khác trong lao động và trong cuộc sống là trách nhiệm cao cả của người lãnh đạo chí công vô tư.

Đảm bảo sự công bằng sẽ đem lại lợi ích cho tập thể, cho cộng đồng, xã hội và đất nước, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bộ.

Sử sách còn ghi rõ biết bao tấm gương chí công vô tư, vì đất nước mà quên đi lợi ích bản thân mình. Trần Hưng Đạo dẹp bỏ tư thù để vì nước mà đánh giặc, bảo vệ muôn dân, bách tính. Thầy Chu Văn An vì sự phát triển của đất nước mà không ngại hiểm nguy tố cáo 18 tên gian thần hại nước. Bác Hồ trọn cuộc đời chí công vô tư, chưa bao giờ nghĩ đến bản thân hay thiên vị một ai. Họ là những tấm gương sáng ngời để đời đời tôn vinh, học hỏi và làm theo.

Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào?

Trước hết, phải nhận thức rõ vai trò của phẩm chất ấy đối với bản thân và đối với xã hội. Với bản thân, con người không thể tiến bộ nếu không đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Có thể, bằng vị trí hay quyền lực của mình, cá nhân dễ dàng chèn ép người khác, thu lợi về mình. Nhưng đó là hành động sai trái, vi phạm đạo đức và pháp luật, sớm muộn gì cũng bị trừng trị, nhận lấy hậu quả nặng nề.

Đối với xã hội, không có gì đáng sợ hơn sự bất công. Bác Hồ cũng đã từng căn dặn: “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng” . Chính những bất công do người lãnh đạo gây ra phá vỡ niềm tin tưởng và tinh thần đoàn kết của nhân dan. Con người sống hoài nghi lẫn nhau và không tận lực trong công việc việc,là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của tập thể. Nên nhớ rằng khi công việc chung thất bại thì không có cá nhân nào có được lợi ích.

Tôn vinh, quý trọng, đề cao và bảo vệ những người có đức tính chí công vô tư trong xã hội. Họ là đại diện cho sự công bằng và lợi ích chung. Họ rất cần được tôn vinh và bảo vệ bởi những kẻ xấu, kẻ ác luôn muốn tìm cách cản trở, hãm hại, thậm chí là tiêu diệt họ.

Quyết liệt lên án những hành động vụ lợi cá nhân, thâu tóm lợi ích, thiên vị, tư ân hay tư thù đối với người khác trong giả quyết công việc. Quyết liệt phê phán những hành động trì trệ, cản trở sự tiến bộ xã hội hay tư tưởng lợi ích nhóm, bè phái trong công việc chung.

Xây dựng lý tưởng sống đúng đắn, phù hợp với thời đại. Sống có ước mơ, hoài bão lớn lao, vươn đến những điều cao đẹp trong cuộc sống này. Sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, vì nhân dân và đất nước mà lao động phục vụ.

Phê phán: Trong cuộc sống, không phải ai cũng chí công vô tư. Bởi tham lam, thiên vị là bản chất luôn tồn tại ở mỗi con người. Nhiều người lợi dụng chức vị, quyền lực, mối quan hệ để bòn rút của chùng, thu lợi về mình, chèn ép người khác trong công việc và trong đời sống. Họ thường sống ích kỉ, hèn kém, chỉ biết đến lợi ích của mình, bỏ mặc người khác. Những người như thế thường bị xã hội lên án, chỉ trích, pháp luật trừng trị.

Bài học nhân thức: Bác Hồ từng dạy rằng không cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư không thể thành người được. Muốn người khác sống vì mình thì hãy sống vì người khác, sống và bảo vệ những lợi ích chung. Bởi ta cũng có một phần trong cái chung ấy. một khi cái chung không còn ta cũng chẳng có được gì.

Chí công vô tư là phẩm chất cần có ở mỗi con người. Một xã hội chỉ văn minh, tiến bộ khi ở đó ai cũng vô tư, ai cũng hướng đến lợi ích chung, đồng lòng, nhất trí và tin tưởng lẫn nhau vì một sự nghiệp chung nhất.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 1: Chí công vô tư giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Lời giải:

Là xử sự công bằng, không thiên vị, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Lời giải:

Biểu hiện: công bằng, dám nói sự thật, tôn trọng pháp luật, dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải, không hối lộ tham nhũng…

Lời giải:

Đem lại sự công bằng, bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội.

Góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, phấn đấu xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.

Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng. Vì những người này sống vì lợi ích tập thể, trong sạch, liêm khiết nên được mọi người yêu quý, kính trọng.

Lời giải:

Không thiên vị, che dấu những hành vi sai trái của bạn bè.

Kiên quyết xử phạt những hành vi sai trái vi phạm nội quy, báo cho thầy cô giáo.

Không im lặng, thờ ơ trước những hành vi sai trái, chưa đúng.

Ủng hộ,nghe theo, thực hiện những ý kiến mà mình cho là giúp ích cho lớp, trường.

A. Trong gia đình, người em phải luôn được phần nhiều hơn anh [chị].

B.Cha mẹ luôn đối xử với con trai và con gái như nhau.

C. Đã là bạn thân thì không nêu khuyết điểm của nhau trước lớp.

D. Nhân viên bình thường trong cơ quan không cần phải có phẩm chất chí công vô tư.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Bỏ qua lỗi của nhân viên thân cận hoặc của người đã ủng hộ mình.

B. Phê bình, góp ý khi bạn mắc khuyết điểm.

C. Giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, kể cả người không quen biết.

D. Bảo vệ ý kiến của người đã giúp đỡ mình.

E. Bảo vệ quyền lợi của nhân viên dưới quyền bằng mọi cách.

G. Nhắc nhở ý thức kỉ luật của tất cả các bạn ở trong lớp.

H. Dành tiêu chuẩn đi học nước ngoài cho con, cháu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B, C, G

Lời giải:

Hành vi Chí công vô tư Không chí công vô tư
A. Không kiểm điểm cấp dưới khi mắc khuyết điểm, vì đó là em ruột mình. x
B. Đề cử người học giỏi, có uy tín làm lớp trưởng. x
C. Làm trực nhật thay bạn vì bạn bị ốm, phải nghỉ học. x
D. Chỉ chuyên tâm vào học tập, không tham gia vào hoạt động khác của lớp. x

Câu hỏi:

1/ Em tán thành hay không tán thành cách xử sự của bạn Thảo ? Vì sao?

2/ Nếu là Loan, em sẽ làm gì trong tình huống ấy ?

Lời giải:

1/ Em tán thành cách xử sự của Loan, vì dù Thảo là bạn thân nhưng Loan không thiên vị, vẫn làm trong trách nhiệm của mình.

2/ Nếu là Loan em sẽ giải thích cho bạn hiểu không vì sự ích kỉ, thù vặt cá nhân mà làm ảnh hưởng đến tập thể.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với việc Trang làm không ? Vì sao ?

2/ Em sẽ xử lí như thế nào trong tình huống ấy ? Vì sao em chọn cách xử lí như vậy?

Lời giải:

1/ Em không đồng tình với việc làm của Trang. Mặc dù là em họ, nhưng công việc và nhiệm vụ Trang vẫn phải thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.

2/ Em sẽ ghi tên Quân vào sổ ghi chép sao đỏ. Sau đó, giờ ra chơi em sẽ gọi Quân ra khuyên và giải thích cho Quân hiểu cần phải thực hiện đúng quy định của nhà trường.

Câu hỏi:

1/ Em thấy suy nghĩ của bà Lan là đúng hay sai ? Vì sao ?

2/ Nếu là bà Lan, em sẽ xử sự như thế nào để vừa góp ý được với nhà hàng xóm lại vừa không làm mất lòng họ ?

Lời giải:

1/ Em thấy suy nghĩ của bà Lan là sai. Bởi vì, nếu bà cứ giấu như thế sẽ làm cho người vi phạm càng gây ô nhiễm môi trường làng xóm.

2/ Nếu là bà Loan, em sẽ nói chung chung về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Sau đó, gặp riêng nhà hàng xóm để góp ý, giải thích để họ chấm dứt. Nếu hành vi đó vẫn xảy ra, em sẽ tố giác hành vi đó.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với việc làm của các bạn trong tình huống trên không? Vì sao?

2/ Trong tình huống trên, Bình có thể xử sự theo những cách nào? Em thấy cách xử sự nào là tốt nhất? Vì sao?

Lời giải:

1/ Em không tán thành việc làm của các bạn trên. Bởi vì, các bạn đã ích kỉ, nhỏ nhen; không những không nhận ra sai lầm của mình mà còn không chính trực, thẳng thắn khi bầu sự thật.

2/ Trong tình huống trên, Bình có thể xử sự bằng cách cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình, giúp đỡ các bạn khắc phục khuyết điểm. Việc làm đó, vừa làm tròn nhiệm vụ, vừa giúp các bạn hiểu và tin tưởng Bình.

Lời giải:

Em không tán thành với quan điểm trên. Bởi vì, nếu ai cũng vì tập thể, thì đang bảo vệ quyền lợi của chính mình, tôn trọng tập thể sẽ làm cho hoạt động tập thể đi lên; đó cũng là đang bảo vệ lợi ích của mình.

Lời giải:

Biểu hiện không chí công vô tư:

– Nhận tiền hối lộ dịp Tết đầu năm.

– Nhận tiền hối lộ không xử phạt giao thông.

– Chạy trường, chạy điểm thi.

– Giấu không nói điểm thi cho bố mẹ.

Lời giải:

– Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.

– Bênh lí, không bênh thân.

– Cầm cân nảy mực.

– Tha kẻ gian, oan người ngay.

– Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.

Trả lời câu hỏi trang 9 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Em hãy nêu những biểu hiện chí công vô tư của anh Hồ Công Dũng?

2/ Việc làm chí công vô tư ở Hồ Công Dũng đã đem lại những lợi ích gì cho Đội của anh?

3/ Em học tập được gì từ tấm gương của anh Hồ Công Dũng ?

Lời giải:

1/ Anh yêu cầu cán bộ, công chức phải xác nhận thanh khoản phải rõ ràng hơn với từng bộ hồ sơ để tránh sơ hở trong hồ sơ thanh khoản; anh đã phân đều hồ sơ khi các doanh nghiệp đến nộp hồ sơ thanh khoản cho từng công chức; nêu rõ từng bước từ lúc tiếp nhận, giải quyết cho đến lúc kết số liệu.

2/ Anh và Đội đã được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp. Anh liên tục đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua cơ sở”, được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính tặng bằng khen, nhiều lần được uỷ ban nhân dân Thành phố khen ngợi. Việc làm của anh đã rèn luyện tinh thần liêm khiết, trong sáng, vững mạnh, đưa hoạt động tập thể nâng lên.

3/ Em học tập được những phẩm chất của anh Hồ Công Dũng trong cả công việc và cuộc sống thường nhật. Đó là sự kết hợp ngay thẳng và hòa đồng, nghiêm khắc và vui vẻ, giúp đỡ. Đặc biệt, em sẽ tìm tòi để tìm ra cách giải quyết công việc hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề