Dianmu nghĩa là gì

Theo ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đã chính thức mạnh lên thành bão, cơn bão số 6. Nguồn: nchmf.

Ông nhận định như thế nào về diễn biến của áp thấp nhiệt đới gần bờ đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 6?

- Trong gần 3 giờ vừa qua, qua phân tích, theo dõi cường độ áp thấp nhiệt đới và mây vệ tinh, chúng tôi nhận định cơn áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên rõ rệt. 

Trong 13 giờ chiều nay, qua quan trắc ven bờ, chúng tôi thấy cường độ của áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, chúng tôi cũng đã phát bản tin về cơn bão này, cơn bão số 6 trên biển Đông.

Do là cơn bão gần bờ nên bão số 6 là cơn bão khẩn cấp.

Cũng vì hình thành gần bờ nên tác động của áp thấp nhiệt đới, và hiện giờ là cơn bão số 6 đến rất nhanh.

 Ngay trong sáng nay, lượng mưa đo được ở một số trạm quan trắc trong 6 giờ qua phổ biến ở mức 100 - 150mm, có nơi trên 150mm. Một số trạm đảo ven bờ như Lý Sơn [Quảng Ngãi], nơi đang cách tâm bão số 6 khoảng 200km có gió cấp 7 - 8.

Hướng di chuyển của bão số 6. Ảnh: nchmf.

Ông đánh giá như thế nào về tác động của cơn bão số 6 đối với các địa phương ven biển, đất liền khi tốc độ di chuyển của bão tương đối nhanh?

- Trước hết, cơn bão số 6 có một số đặc điểm như cường độ đã mạnh lên, hiện đã đạt cấp 8, hướng di chuyển là Tây Tây Bắc, hướng về các tỉnh Trung Trung bộ.

Bên cạnh đó, bão số 6 có tốc độ di chuyển rất nhanh, chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ tới sẽ đi vào bờ nên ảnh hưởng của bão sẽ sớm hơn, vùng ảnh hưởng của bão sẽ rộng ra phía Bắc. 

Do vùng lõi mây của cơn bão số 6 khá rộng nên khi bão dịch chuyển vào bờ thì vùng mưa lớn cũng sẽ lan ra phía Bắc.

Cơn bão số 6 có tên quốc tế là Dianmu. Tên Dianmu do Trung Quốc đặt tên với ý nghĩa là nữ thần chớp của Trung Quốc, vợ của thần sét Lôi Công.

Đối với vùng biển, do tác động của bão số 6, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10, vùng đất liền ven biển từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi có gió cấp 6 - 7.

Bão số 6 cũng gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng và có xu hướng mở rộng ra phía Bắc, lượng mưa phổ biến từ 150 - 200mm, tập trung ở các tỉnh Bắc Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai; các tỉnh Trung Trung bộ từ Bình Định đến Quảng Trị.

Riêng các tỉnh Bắc Trung bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, mưa muộn hơn, tập trung vào ngày mai và ngày 25.

Xin cảm ơn ông!

Đêm nay và sáng sớm mai [24/9], bão số 6 đi vào đất  liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, trọng tâm là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất  trên đất liền khoảng cấp 6-7, vùng ven biển và đảo gần bờ [Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ] có gió cấp 8, giật cấp 10.

Dự báo trong 06 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, đi vào khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi. Đến 04 giờ ngày 24/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 [40-50km/giờ], giật cấp 8.

Trong đêm nay [23/9], bão còn tiếp tục gây mưa to ở Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai với tổng lượng mưa 50-100mm, có nơi trên 150mm; Đêm nay và ngày mai [24/9] ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm;

Trong ngày 24-25/9 ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 50-150mm, có nơi trên 200mm. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, dự báo 32 huyện và khu đô thị có nguy cơ ngập lụt gồm:

Hà Tĩnh: Tp Hà Tĩnh, tx Kỳ Anh, Cẩm Xuyên

Quảng Bình: Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy, Bố Trạch, tp Đồng Hới, tx Ba Đồn

Quảng Trị: Hướng Hóa, Đắk Rông, Triệu Phong, Hải Lăng, tp Đông Hà, tx Quảng Trị.

Huế: Phú Vang, Tp Huế, Phú Lộc, Quảng Điền

Đà Nẵng: Tp Đà Nẵng, Liên Chiểu

Quảng Nam: tp Tam Kỳ, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, tp Hội An

Quảng Ngãi: Bình Sơn, Mộ Đức, Tư Nghĩa, tp Quảng Ngãi

Kon Tum: Tu Mơ Rông, tp Kon Tum

29 huyện có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Hà Tĩnh: Hương Sơn, Hương Khê

Quảng Bình: Tuyên Hóa, Bố Trạch

Quảng Trị: Hướng Hóa, Đắk Rông

Huế: A Lưới, Phong Điền, Nam Đông, Hương Trà

Quảng Nam: Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang

Quảng Ngãi: Ba Tơ, Sơn Tây, Tây Trà, Minh Long, Sơn Hà, Trà Bồng

Bình Định: An Lão

Kon Tum: Đak Glei, Tu Mơ Rông, Đắk Hà, Koplong

Gia Lai: IaGrai, Mang Yang

Tạp chí KTTV

Bão nhiệt đới Dianmu, còn được biết đến ở Việt Nam với tên gọi Bão số 3 năm 2016, là một cơn bão nhiệt đới yếu xảy ra ở bán đảo Lôi Châu, Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam vào giữa tháng 8 năm 2016. Đó là cơn bão thứ tám được đặt tên của mùa bão hàng năm.

Cấp bão [Việt Nam]: 83 km/h [Cấp 9] – bão nhiệt đới.

Cấp bão [Nhật Bản]: 40kts – bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất 985 hPa [mbar]

Cấp bão [Hàn Quốc]: 85 km/h [24 m/s] – bão nhiệt đới

Cấp bão [Hoa Kỳ]: 40kts – bão nhiệt đới

Cấp bão [Đài Loan]: 85 km/h [23 m/s] - bão nhiệt đới trung bình

Cấp bão [Hồng Kông]: 85 km/h – bão nhiệt đới

Cấp bão [Macau]: 65 km/h - bão nhiệt đới

Cấp bão [Thái Lan]: 40kts [75 km/h] - bão nhiệt đới

Cấp bão [Trung Quốc]: 90 km/h [23 m/s] – bão nhiệt đới dữ dội

 

Biểu đồ thể hiện đường đi của bão; những dấu chấm màu đại diện cho vị trí bão và cường độ của nó trong thời gian sáu tiếng.

Thang bão Saffir-Simpson
ATNĐ BNĐ C1 C2 C3 C4 C5

Bão nhiệt đới Dianmu lần đầu tiên được ghi nhận là một sự xáo trộn nhiệt đới, bởi Trung tâm Cảnh báo Bão chung Hoa Kỳ [JTWC] trong ngày 14 tháng 8, trong khi nó nằm ở khoảng 175 km [109 mi] về phía nam của Hồng Kông, Trung Quốc.[1] Sự xáo trộn nằm trong một khu vực hẹp của áo gió thẳng đứng thấp và có một dòng chảy tốt.[1] Vào ngày hôm sau, trung tâm lưu thông cấp thấp của hệ thống bắt đầu hợp nhất khi nó di chuyển về phía tây, trước khi nó được phân loại là áp thấp nhiệt đới bởi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản [JMA] trong ngày 15 tháng 8.[2][3] Trong vài ngày tiếp theo, hệ thống di chuyển dần về phía tây, trước khi JTWC đưa ra cảnh báo hình thành bão nhiệt đới trên hệ thống trong ngày 17 tháng 8.[3][4]

Áp thấp được JMA đặt tên là Dianmu trong ngày 18 tháng 8, sau khi nó phát triển thành một cơn bão nhiệt đới, trong khi JTWC khởi xướng các cố vấn về hệ thống và phân loại nó là Áp thấp nhiệt đới 11W.[5][6] Sau khi được đặt tên, Dianmu tiếp tục di chuyển về phía tây dưới ảnh hưởng của một dải áp suất cận nhiệt đới nằm ở phía bắc của hệ thống và đổ bộ lên Bán đảo Lôi Châu của Trung Quốc.[5][6] Sau đó, hệ thống đã vào Vịnh Bắc Bộ vào ngày hôm đó, nơi nó đã phát triển một tính năng mắt trên hình ảnh vi sóng, trước khi nó đạt đến đỉnh điểm với sức gió 75 km/h [45 mph] khi nó đổ bộ vào miền bắc Việt Nam trong ngày 19 tháng 8.[3][6][7] Vào ngày hôm sau Dianmu dần dần suy yếu khi nó di chuyển về phía tây qua Việt Nam, Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, trước khi nó bị thoái hóa thành một vùng áp thấp so với miền bắc Myanmar trong ngày 20 tháng 8.[3][6] Khu vực áp thấp còn sót lại tiếp tục được theo dõi, khi nó di chuyển qua các vùng của Myanmar và Ấn Độ, trước khi nó được ghi nhận lần cuối trên Bangladesh.[8]

Video liên quan

Chủ Đề