Nợ xấu tính như thế nào

1. Nợ xấu của ngân hàng là gì?

💚💚💚 Xem thêm cách tính hệ số NIM của ngân hàng

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 trong số 5 nhóm nợ được phân loại theo quy định mà điển hình nhất là phân loại theo thời hạn nợ quá hạn từ 1 đến trên 360 ngày.

Đối với ngành Ngân hàng, cho vay và thu nợ là hai mặt của một vấn đề. Nợ xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt đến việc cho vay. Không thu được nợ thì cũng đồng nghĩa với không có khả năng cho vay. Thu được nợ càng ít thì cho vay càng ít và lãi suất càng cao.

Nợ xấu bao gồm: khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đôì kế toán của tổ chức tín dụng; khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng. 

Các hoạt động phát sinh nợ xấu gồm: cho vay; cho thuê tài chính; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; bao thanh toán; cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; trả thay theo cam kết ngoại bảng; ủy thác cấp tín dụng; hoạt động mua bán nợ; hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết.

2. Cách xác định nợ xấu của ngân hàng là gì?

Nợ xấu xác định theo hai phương pháp định lượng và định tính và thuộc các nhóm 3, 4 và 5 trong số 5 nhóm nợ sau đây và bạn có thể xác định thông quá báo cáo tài chính của ngân hàng [Như ảnh trên là báo cáo tài chính quý II năm 2021 của ngân hàng TPB]:

  • Nợ nhóm 1: là nợ đủ tiêu chuẩn; bao gồm 3 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là nợ trong hạn và “nợ quá hạn dưới 10 ngày” được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
  • Nợ nhóm 2: là nợ cần chú ý, bao gồm 3 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày” và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
  • Nợ nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm 15 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày” và nợ đã được gia hạn lần đầu.
  • Nợ nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm 16 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày” và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
  • Nợ nhóm 5: nợ có khả năng mất vấn, bao gồm 18 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn trên 360 ngày” và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

3. Cách tính tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng

Khi phân tích cổ phiếu ngân hàng mình thường dùng công thức bên dưới để tính nợ xấu của một ngân hàng:

TL Nợ xấu = [Nợ nhóm 3,4,5 /Tổng cho vay KH ]*100%

Mình sẽ lấy ví dụ tính nợ xấu năm 2020 của 2 ngân hàng là TPB và TCB nhé:

Như hình trên ta tính TL nợ xấu của TPB [Tiên phong Bank] năm 2020 như sau:

TL nợ xấu = [[661+331+428]/119,991]*100%=1.18%

Tiếp theo ta tính TLnợ xấu của ngân hàng TCB [Techcombank] năm 2020:

TL nợ xấu = [[417+534+344]/277,525]*100%=0.47%

Như vậy ta thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TCB rất là thấp và thấp hơn rất nhiều so với ngân hàng TPB cho thấy TCB đang quản trị rủi ro tốt hơn, sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu tỷ lệ này càng cao thì  sẽ khiến các ngân hàng thương mại sử dụng vốn kém hiệu quả, giảm lợi nhuận, chịu rủi ro dòng tiền, giảm khả năng thanh toán cho các khoản thanh toán của ngân hàng. Đặc biệt, nếu tình trạng nợ xấu diễn ra thường xuyên, liên tục và không được xử lý dứt điểm sẽ khiến các ngân hàng thương mại bị mất uy tín trong hoạt động kinh doanh tín dụng của mình.

Như vậy khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng mà có tỷ lệ nợ xấu cao thì bạn nên cân nhắc và phân tích kỹ hơn nữa trước khi quyết định đầu tư. Quan điểm cá nhân của mình thì mình thường sẽ đánh giá cao hơn các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp và tỷ lệ trích lập dự phòng nợ xấu cao hơn [ Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao ] và sẽ đầu tư vào những ngân hàng này.

Nguyễn Chí Phương

Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho quý khách hàng hiểu rõ nợ xấu là gì, sẽ ra sao nếu như mang theo tiếng nợ xấu, bài viết đồng thời giúp khách hàng thoát và tránh được có tên trong danh sách nợ xấu ngân hàng.

Nợ xấu ngân hàng là gì?

Nợ xấu ngân hàng chính là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 [dưới tiêu chuẩn], nhóm 4 [nghi ngờ] và nhóm 5 [khả năng mất vốn cao] theo sự phân loại của hệ thống CIC. Hay nói một cách khác nợ xấu là những khoản nợ quá hạn phải trả lãi và gốc lớn hơn 90 ngày, đồng thời quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Nợ xấu ngân hàng

Rõ hơn thì CIC là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, và xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.  Thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

Hơn nữa CIC sẽ quản lý các thông tin người vay qua việc các ngân hàng cung cấp về các khoản vay, tên người vay, tổ chức vay cùng quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu có tính thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp.

Các hình thức phân loại nợ xấu của CIC

Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn [là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu như quá hạn từ 1 đến 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn, nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%.

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý: đó là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày

Nhóm 3: Dư nợ ở mức dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ : các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày/

Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn: là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Ảnh hưởng của nợ xấu

Có bao giờ khi đi vay mượn bạn nghĩ tới hoàn cảy mình sẽ rơi vào nợ xấu hay chưa. Sẽ thế nào nếu mang trên mình nợ xấu cũng là câu hỏi nhiều khách hàng tìm hiểu để tránh gặp tình trạng này. Thông qua sự phân loại trên của CIC chúng ta đã phần nào hiểu rõ được các mức nợ xấu, các khách hàng khi mang nợ xấu sẽ gặp những ảnh hưởng hay giới hạn về khả năng vay và một số những dịch vụ ngân hàng.

Những khách hàng được phân loại vào nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 là những khách hàng đang mang nợ xấu trên mình. Khi đó, tất cả các ngân hàng sẽ không hỗ trợ vay tiền dưới bất kỳ hình thức nào. Khách hàng nếu thuộc nhóm 2 khả năng vay vốn thấp đi nhưng vẫn được một số ngân hàng cho vay hỗ trợ như: Standard Chartered, …

Khách hàng rơi vào nhóm 1 sẽ được xem xét ở tùy từng mức độ trả quá hạn có thường xuyên hay không. Nếu  khách hàng thường xuyên và liên tục trả chậm hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán không tốt thì có thể trả chậm từ 5 đến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2.

 Ngoài ra, ranh giới giữa các nhóm nợ cũng có thể thay đổi tùy mức độ của từng khách hàng và sự đánh giá của tổ chức đó, chứ không hẳn như các quy định ở nhóm nợ trên đối với ngày trả quá hạn.  Ngoài việc bị giới hạn hoặc không thể tiếp tục vay tại các ngân hàng, thì khách hàng có nợ xấu sẽ không được sử dụng thẻ tín dụng, sẽ rất khó khăn để được duyệt trong tương lai nếu bạn có nhu cầu khi đã bị liệt vào danh sách này,  và phải chờ mất 1 khoảng thời gian dài để được xóa nợ xấu đó.

Làm gì để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu?

Trước khi tiến hành vay tiền, khách hàng cần xem xét kỹ khả năng tài chính của bản thân, và có tính toán trước mình cần trả bao nhiêu mỗi tháng, cân đối được các khoản nhu cầu chi tiêu với mức thu nhập. Nếu số tiền phải trả hàng tháng quá cao không đủ chi trả, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thì tốt nhất không nên vay tiền, tránh tình trạng nợ cắt cổ và không trả nổi. Tính toán cả trường hợp có biến đổi xảy ra chẳng hạn như bỗng nhiên phải nghỉ việc tạm thời, thì vẫn có khả năng chi trả nợ khi đến hạn.

Cố gắng vay tiền nơi tổ chức tín dụng khác bù nợ càng không phải là giải pháp khi lịch sử tín dụng trong 02 năm gần đây không tốt. Thậm chí nếu như vậy có thể bị lừa tốn các chi phí bôi trơn, thời gian không cần thiết mà vẫn không vay được, lại mất thêm một khoản không đáng có.

 Khách hàng sử dụng dịch vụ credit card cần chú ý luôn trả nợ hết hạn, không sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng, đặc biệt không nên vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ.

Trên đây là bài viết tổng hợp về nợ xấu là gì? ảnh hưởng của nợ xấu ? Hi vọng sẽ giúp ích bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, giúp bản thân tránh khỏi nợ xấu.

Video liên quan

Chủ Đề