Những việc nên làm khi sử dụng máy tính

1/ Không sử dụng tường lửa khi truy cập internet

Tường lửa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc xâm nhập đánh cắp thông tin, nạn nên thiết lập tường lửa cả ở modem lẫn sử dụng phần mềm để bảo vệ máy tính của bạn được tốt hơn.

2/  Không update hay sử dụng các phần mềm diệt virus

Virus, spyware, keylog… là các tác nhân chính gây ra các trục trặc lẫn mất dữ liệu thông tin cá nhân, chính vì vậy máy tính của bạn nên được cài chương trình diệt virus đồng thời update dữ liệu của phần mềm thường xuyên.

3/ Ổ cứng quá đầy, bị phân mảnh.

Việc ổ cứng chứa quá nhiều dữ liệu, chiếm gần hết dung lượng bộ nhớ hay bị phân mảnh đều là nguyên nhân khiến máy tính của bạn hoạt động châm hơn. Để ổ cứng hoạt động ổn định tốt nhất bạn chỉ nên lưu trữ ít hơn 75% tổng dung lượng bộ nhớ đồng thời thường xuyên chống phân mảnh ổ cứng [chú ý với ổ SSD không được chống phân mảnh vì làm như vậy không có tác dụng còn làm ổ nhanh hỏng hơn]

4/ Không quét virus trước khi mở các file đính kèm.

Tất cả các file đính kèm bạn nhận được từ internet, usb… đều có khả năng bị nhiễm virus kể cả khi bạn rõ người nào gửi cho bạn vì có khi máy tính của người gửi cho bạn bị nhiễm. Lời khuyên khi thực hiện việc mở bất kể file đính kèm nào nên quét virus trước để đảm bảo an toàn cho máy tính của bạn.

5/ Nhấp tùy tiện vào các link website

Website là mảnh đất màu mỡ cho các hacker hoạt động, việc bạn click tùy tiện vào các link trên internet có thể sẽ làm các keylog, spyware… xâm nhập vào máy tính của bạn từ đó đánh cắp các dữ liệu về thông tin cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng… của bạn.

6/ Chia sẻ file có trong máy tính

Việc chia sẻ file với các máy mà bạn biết sẽ giúp cho công việc của bạn được thuận lợi hơn, tuy nhiên khi đi ra các khu vực công cộng [quán cafe, cơ quan…] bạn nên tắt tính năng này đi vì kẻ xấu sẽ rất dễ phá hoại máy tính của bạn.

Mật khẩu là chìa khóa để bạn mở dữ liệu quan trọng, việc chọn  mật khẩu dễ đoán sẽ làm tăng nguy cơ bị xâm nhập trái phép vào các dữ liệu đó, Bạn nên đặt mật khẩu bao gồm cả chữ và số, các ký tự đặc biệt.

8/ Không quan tâm tới sao lưu và phục hồi.

Dù máy tính của bạn đang hoạt động ổn định đến đâu cũng có thể vào một ngày đẹp trời nào đó ổ cứng của bạn tự nhiên hỏng, tất cả dữ liệu của bạn sẽ bị mất hết. Để tránh trường hợp đó bạn nên có phương án dự phòng cho việc sao lưu dữ liệu.

Nếu ngồi sai tư thế sử dụng máy tính trong thời gian quá lâu không chỉ khiến cho bạn đau nhức bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay, vai, cổ và lưng mà nó còn làm gây hội chứng chấn thương RSI [tạm dịch là chấn thương do vận động lặp đi lặp lại quá mức]. Đó là chứng bệnh do hậu quả của những công việc đòi hỏi bạn phải luôn luôn gập hoặc uốn vặn bộ phận cơ thể của mình. Nếu bị RSI, bạn có thể bị đau nhức suốt đời.Do đó, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo ngồi đúng tư thế trong khi sử dụng và ngồi trước máy tính để bàn hoặc laptop.

Ghế ngồi đúng tư thế

Chiều cao của mỗi người khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải biết điều chỉnh chiều cao của ghế ngồi để phù hợp với chiều cao mặt bàn, cho đúng tư thế trong khi bạn ngồi và làm việc trên máy tính.


Ngồi với tư thế phù hợp giúp bạn tránh những bệnh liên quan đến khớp

1. Điều chỉnh chiều cao của bàn và ghế cho phù hợp để cánh tay của bạn khi đặt bàn tay lên gõ phím bấm sẽ tạo thành một góc vuông ở khuỷu tay trong khi ngồi làm việc.2. Điều chỉnh chiều cao của ghế để gót chân của bạn thoải mái đặt trên sàn nhà. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý để trọng lực của chân không đặt trên mặt ghế mà trên bàn chân trong khi ngồi.3. Điều chỉnh chỗ lưng ghế tựa để giữ cho thắt lưng của bạn thẳng trong khi ngồi trước máy tính. Sử dụng ghế văn phòng cũng phải đúng tiêu chuẩn để các cơ bắp không bị mỏi khi bạn ngồi trên ghế trong nhiều giờ liên tục.4. Không dùng bả vai để giữ điện thoại nói chuyện trong khi bạn ngồi trên ghế. Bạn có thể sử dụng tai nghe để thoải mái hơn cho việc trả lời điện thoại mà không gây ra bất kỳ cảm giác căng cơ vai.5. Trong khi sử dụng laptop hoặc các thiết bị di động, tuyệt đối không được nằm trên giường hoặc trên sàn nhà. Ngoài ra, tránh đặt laptop trên đùi vì nhiệt độ của máy quá cao có thể gây bỏng rát. Nên sử dụng chúng với vị trí thích hợp như đặt laptop trên bàn và ngồi trên ghế để điều khiển.Vị trí màn hình phù hợp với góc nhìn của mắt

Mắt bắt đầu có cảm giác mỏi sau khi sử dụng máy tính kéo dài. Việc duy trì vị trí mắt thích hợp cũng giúp giảm ảnh hưởng và mắt nhìn được tốt hơn.


Khoảng cách thích hợp giữa mắt và màn hình máy tính là 50 cm

1. Không đặt màn hình hiển thị quá gần mắt của bạn. Bạn nên duy trì ít nhất 50 cm khoảng cách giữa mắt và màn hình.2. Bên cạnh khoảng cách, bạn cũng cần điều chỉnh chiều cao của màn hình để tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Điều chỉnh màn hình sao cho chiều cao của nó bằng hoặc thấp hơn tầm mắt của bạn.3. Điều chỉnh độ sáng màn hình cho thích hợp với điều kiện ánh sáng trong phòng. Nếu màn hình hiển thị quá sáng, nó có thể làm mỏi mắt rất nhanh. Do đó, giảm độ sáng màn hình là điều được khuyến khích.4. Hãy lau sạch các bụi bẩn, vết vân tay và dầu mỡ trên màn hình để tránh làm cho mắt căng thẳng khi xem hình ảnh hiển thị trên màn hình.5. Nếu bạn đeo kính, phải đảm bảo rằng bạn giữ cho mắt kính trong trẻo, không làm mờ hình ảnh của màn hình hiển thị. Nếu có thể, bạn nên dùng kính chống chói để hạn chế phản chiếu ánh sáng và nhìn các đối tượng tươi sáng, rõ ràng hơn.

Tư thế đúng vị trí của tay


Việc sử dụng chuột và bàn phím làm cho cánh tay và bàn tay phải làm việc liên tục trên máy tính. Do đó, giữ đúng vị trí cánh tay là điều quan trọng để loại trừ các cảm giác nhức mỏi.


Giữa khủy tay và bàn để máy tính phải thẳng một góc 90 độ

1. Luôn giữ cho cánh tay tạo thành góc vuông ở khuỷu tay trong toàn bộ thời gian sử dụng bàn phím và chuột phía trước màn hình máy tính.2. Không để lòng bàn tay của bạn chạm vào bàn phím trong khi đánh máy, mà hãy giữ cho lòng bàn tay ở phía trên bàn phím và nhẹ nhàng nhấn xuống trong khi các ngón tay gõ phím. Điều này sẽ làm cho lòng bàn tay hoặc ngón tay của bạn không bị mỏi, ngay cả sau khi đánh máy trong nhiều giờ.3. Dùng bàn tay giữ trọn vẹn chuột máy tính trong khi bạn di chuyển nó làm việc. Ngoài ra, bạn cũng không cần thiết phải sử dụng quá nhiều lực cho việc sử dụng chuột.

Một số kinh nghiệm hay để tránh mệt mỏi khi dùng máy tính

- Nếu sử dụng laptop trong thời gian dài nhiều giờ, bạn có thể dùng chuột và bàn phím ngoài. Nó sẽ giúp bạn sử dụng thoải mái hơn, bởi vì bàn tay và ngón tay của bạn sẽ bị mỏi một cách nhanh chóng do bấm trackpad và bàn phím nhỏ của laptop.- Nghỉ giải lao giữa giờ từ 45-60 phút một lần nếu sử dụng máy tính trong thời gian dài. Đứng dậy và rời khỏi bàn làm việc của bạn để cơ thể được thư giãn.

- Duy trì ánh sáng và nhiệt độ trong phòng thích hợp cho việc sử dụng máy tính. Ánh sáng kém và nhiệt độ quá nóng có thể dẫn đến việc người dùng không ngồi đúng tư thế để sử dụng máy tính.

[ Theo VTC & Thông tin công nghệ ]

Máy tính, laptop cũng như mọi loại đồ điện tử khác đều cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên và cần sự quan tâm của người dùng trong suốt quá trình sử dụng. Thế nhưng nhiều người trong chúng ta lại mắc một số lỗi khá cơ bản khiến máy tính gặp các vấn đề về phần cứng, phần mềm, tệ hơn nữa là mất mát dữ liệu. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ nêu ra cho bạn 13 việc không nên làm khi sử dụng máy tính.

Không cập nhật hệ điều hành và ứng dụng của bạn

Việc cập nhật hệ điều hành và ứng dụng thật sự rất khó chịu với một số người bởi họ không có thời gian, hoặc đôi khi sự cải tiến trong phiên bản phần mềm mới làm họ cảm thấy không quen. Chính vì thế mà nhiều bạn sẽ chọn cách tắt việc tự động cập nhật, bỏ qua khi có cập nhật mới và cứ để như thế.

Tuy nhiên, khi làm như thế là bạn đã vô tình khiến chiếc máy tính của mình trở nên “mong manh dễ vỡ” hơn rất nhiều so với việc update thường xuyên. Các bản cập nhật được tung ra nhằm sửa chữa các lỗi hiện có, cải thiện hiệu năng phần mềm, bổ sung các tính năng mới, thay đổi giao diện mới,… Việc cập nhật như vậy sẽ khiến cho máy tính chạy sẽ ít bị chậm hơn, băng thông Internet ít bị chiếm dụng hơn, máy ít bị lỗi hơn. Do vậy, bạn nên thường xuyên cập nhật phần mềm.

Tương tự như các ứng dụng khác cũng vậy, nếu như bạn bận quá chưa thể update được thì bạn ấn nút “ Remind me later”  để nhắc nhở bạn update sau, nhưng nhớ là đừng phớt lờ nó nhé.

Để máy đóng quá nhiều bụi

Sau một thời gian sử dụng, máy tính để bàn hay xách tay đều sẽ bị bám bụi. Bụi sẽ khiến cho quạt quay chậm đi, dòng không khí lưu thông bị giảm sút và tăng nhiệt độ bên trong PC của chúng ta. Nếu có quá nhiều bụi, hệ thống tản nhiệt của thiết bị có thể không hoạt động tốt như thiết kế ban đầu nên máy tính bị quá nhiệt và máy tính sẽ tự tắt.

Để hạn chế tình trạng nói trên, bạn nên thường xuyên mở case desktop ra rồi quét dọn bên trong nó. Bạn nên lau dọn thường 2 tuần một lần, hoặc có thể là 1 tháng 1 lần.

Với laptop thì bạn cần mở máy ra để vệ sinh, nếu bạn không rành thì tốt nhất nên mang máy ra các quán tin học để họ làm giúp bạn.

Không sao lưu dữ liệu khi sử dụng máy tính

Vài quy tắc khi sao lưu dữ liệu khi sử dụng máy tính:

  • Hạn chế sao lưu trên cùng một thiết bị lưu trữ gắn trong máy tính:  ví dụ, nhiều bạn thường tạo một phân vùng Backup trên máy tính rồi chép dữ liệu từ ổ C, ổ D qua đó. Việc này gần như vô ích bởi nếu bạn mất máy thì sao? Hoặc cả ổ cứng bị hỏng thì phải làm gì? Tốt nhất là nên sao lưu ra một ổ cứng bên ngoài.
  • Sao lưu thường xuyên: hãy ghi nhớ sao lưu ít nhất là một tuần một lần, đừng để một tháng mới làm một lần bởi vì như vậy lượng dữ liệu chưa backup sẽ rất lớn, tốn thời gian sao lưu của chúng ta và còn hạn chế được rủi ro mất dữ liệu.
  • Sao lưu trên nhiều ổ khác nhau: nếu dữ liệu của bạn thuộc vào loại cực kì quan trọng, mang tính chất “sống còn” với công việc hay cuộc sống của bạn, đừng tiếc tiền mua thêm một ổ nữa để sao lưu cùng một nội dung đó. Như vậy bạn sẽ có ít nhất là hai ổ backup, cộng thêm data trên máy tính nữa, mức độ an toàn cao hơn nhiều. Tất nhiên là nếu cảm thấy không cần thiết thì thôi, bạn không cần phải đầu tư vào một ổ backup thứ hai.

Cắm trực tiếp máy tính vào ổ điện

Không nên cắm trực tiếp dây nguồn của máy để bàn hay laptop vào ổ điện, vì nguồn điện nhà bạn không ổn định, có thể tăng cao bất cứ lúc nào và như vậy rất dễ dẫn đến linh kiện bị cháy.

Adapter laptop cũng vậy, mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp cho máy tính nhưng tiền để thay và sửa adapter cũng khá nhiều. Thay vào đó, bạn nên cắm qua một bộ chia rồi từ bộ chia cắm vào ổ trên tường. Lý do là trong các bộ chia thường sẽ có cầu chì, nếu điện tăng mạnh quá thì cầu chì đứt, ra ngoài tiệm điện mua về thay vào là xong, vừa rẻ vừa nhanh.

Một số bộ không có cầu chì thì nó chỉ hỏng chính nó mà thôi, không làm các thiết bị đang cắm vào phải chịu chung số phận, và khi đó mua lại bộ chia vẫn rẻ hơn mua lại adapter và linh kiện máy tính.

Chống phân mảnh khi dùng ổ SSD

HDD sẽ ghi dữ liệu lên các phiến đĩa, và đầu từ có nhiệm vụ tìm chúng khi ta cần truy cập đến. Cũng vì vậy mà trên HDD bị xảy ra một tình trạng rằng 1 file dữ liệu [có thể] có nhiều phần được lưu ở nhiều nơi khác nhau trong phiến đĩa, dẫn đến tốc độ khi truy xuất bị giảm đáng kể, gọi là sự phân mảnh [fragment]. Vì vậy, hệ điều hành sẽ cho ta một chức năng gọi là chống phân mảnh [Defragment] để gom các mảnh dữ liệu đó lại gần nhau, nhằm giảm tình trạng trên. Hiện tại, trong các phiên bản Windows mới, nó có thể tự động dồn ổ đĩa cứng của bạn trong chế độ nền, vì vậy hầu hết mọi người không bao giờ cần phải mở Disk Defragmenter và chống phân mảnh ổ đĩa theo cách thủ công.

Tuy nhiên đừng bao giờ làm vậy với SSD, SSD có cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động khác HDD. Dữ liệu được lưu trên các chip nhớ dạng Flash, nên dù có bị tình trạng phân mảnh, nhưng SSD không sử dụng đầu từ để dò tìm dữ liệu nên việc truy cập vẫn diễn ra tức thì.

Chạy nhiều phần mềm chống virus cùng lúc

Bạn chỉ nên chạy một chương trình chống virus trên máy tại một thời điểm mà thôi. Nếu bạn có nhiều hơn một app chống virus, chúng sẽ xung đột lẫn nhau trong quá trình hoạt động khiến máy có những “hành vi” lạ, thậm chí là bị khởi động lại hoặc màn hình xanh chết chóc. Một số thậm chí còn nhận phần mềm chống virus như là malware và cố gắng gỡ bỏ nó khỏi máy tính của bạn nữa.

Chính vì vậy, khi bạn cố tình tải thêm một phần mềm diệt virus mới mà chưa xóa cái cũ thì bạn sẽ nhận được các cảnh báo. Một số app, ví dụ như Kaspersky hay Norton, sẽ không cho bạn tiếp tục tiến hành cài nếu như chưa gỡ bỏ phần mềm antivirus đang có.

Chặn luồng khí tản nhiệt trong quá trình sử dụng máy tính

Việc tản nhiệt là rất quan trọng, các linh kiện của máy tính được thiết kế để chạy trong một khoảng nhiệt nhất định, nếu máy nóng quá mức nhiệt đó trong khoảng thời gian dài không chỉ làm máy nóng lên mà chắc chắn sẽ nhanh bị hỏng, và ảnh hưởng đến hiệu suất.

Ngoài việc làm sạch quạt tản nhiệt, khen tản nhiệt thường xuyên, bạn cũng phải chú ý để luồng khí nóng thoát ra không bị chặn. Đối với máy tính để bàn không nên để lỗ tỏa nhiệt sát tường, hay dán bất bì thứ gì vào đó. Với laptop thì hạn chế kê lên đệm, chăn bông, đùi điều này sẽ làm ảnh hưởng tới luồng khí nóng thoát ra.

Sử dụng card đồ họa mạnh quá mức cần thiết

Ai ai cũng thích có một chiếc PC mạnh, tuy nhiên hầu hết người ta không dùng hết sức mạnh của chiếc máy đó. Những card đồ họa mạnh sẽ tiêu thụ rất nhiều năng lượng ngay cả khi bạn không chạy các tác vụ đồ họa nặng. Điều đó làm hao phí điện năng của chúng ta, làm tốn tiền mua một thứ mà hầu như chẳng bao giờ phải cần đến. Ngay cả khi bạn có dư tiền thì cũng đừng nên làm thế, hãy tiết kiệm để mua một thứ khác hay hơn, hữu ích hơn.

Vẫn dùng màn hình CRT cũ

Nếu bạn vẫn còn đang dùng màn hình CRT cũ, nó sẽ tiêu tốn khá nhiều điện của bạn và từ đó làm tăng hóa đơn tiền điện. Chưa kể đến việc màn hình CRT còn có hiện tượng chớp [flickr] rất không tốt cho mắt và gây nhức đầu khi sử dụng trong một thời gian dài.

Bạn nên nâng cấp lên màn hình LCD hay LCD với đèn LED, màn hình này hiện nay vừa rẻ kích thước đa dạng, vừa giúp bạn tiết kiệm được nhiều không gian của bàn làm việc.

Không làm cho desktopvà ổ cứng sạch sẽ, ngăn nắp khi sử dụng máy tính

Thói quen tốt là hãy luôn dọn dẹp màn hình desktop và ổ cứng để cho nó ngăn nắp và bớt lộn xộn hơn. Điều đó không chỉ giúp chúng ta tìm kiếm dễ hơn mà đôi khi màn hình desktop gọn gàng và ít thứ trên đó sẽ giúp máy tính chạy nhanh hơn – trong trường hợp bạn sử dụng máy Mac. Đối với ổ cứng cũng vậy, những file nào không còn dùng đến hãy xóa nó đi và tập hợp những file chung lại thành một thư mục để giúp việc quản lý dễ dàng hơn.

Tháo pin laptop khi cắm điện

Đây là lỗi thần thánh nhất, phần lớn các “con giời” dùng laptop đều đã, đang thậm chí sẽ mắc phải. ạn có thể lập luận rằng gỡ pin ra và chỉ dùng điện giúp cho pin lâu chai hơn, khi nào không có điện mới gắn pin vào. Tuy nhiên, đây là sai lầm chết người bởi vì nếu điện áp không ổn định, linh kiện có thể bị cháy, và dễ cháy nhất là chip nguồn. Với các máy tính Mac, từng có thử nghiệm chứng minh rằng việc tháo pin ra và chỉ dùng nguồn điện sẽ làm hiệu suất máy giảm đi rõ rệt.

Pin của các laptop hiện nay đã sử dụng công nghệ mới, chúng tự ngắt điện pin được sạc đầy và chuyển sang dùng nguồn nên phải vài năm mới chai mấy % thôi.

Cài đặt các chương trình nguy hiểm hoặc gây phiền nhiễu

Khi cài đặt các chương trình trên máy tính, bạn nên thận trọng. Đánh giá sự đáng tin cậy của mỗi chương trình trước khi tải xuống. Đọc kỹ những gì đang diễn ra trên màn hình, đừng nhắm mắt Next, vì bạn có thể kết thúc việc cài đặt phần mềm với hàng loạt các công cụ trình duyệt vớ vẩn, adware, spyware và những pop-up khó chịu khác. Không cài đặt các chương trình trông khác lạ, đáng nghi. Nhận biết các loại tệp nguy hiểm và cẩn thận khi chạy chúng - ví dụ: không tải screensaver, chúng có thể chứa virus.

Sử dụng ứng dụng dọn dẹp registry và máy tính không đáng tin cậy

Những ứng dụng dọn dẹp registry, xóa file tạm thực sự không cần thiết, chưa kể đến việc chúng còn được cài thêm những đoạn mã ăn cắp thông tin của bạn. Việc có một registry sạch sẽ, gọn gàng không quá thần thánh như các ứng dụng đó đề cập, nó không giúp tăng tốc máy tính, và nếu chẳng may xóa nhầm thì “cuộc sống bế tắc” nhé, chỉ còn nước cài lại Win.

Nếu vẫn muốn dọn dẹp máy tính, xóa file rác các thứ thì bạn nên sử dụng CCleaner, em nó đã “về đội” Avast nên dùng sẽ yên tâm hơn những phần mềm ít tên tuổi khác.

Page 2

1. Không đặt giữa tường và tivi

Một trong những sai lầm phổ biến nhất là tiến hành cách lắp đặt wifi tại nhà ở vị trí giữa tường và tivi. Bởi đa số người dùng đều nghĩ rằng, đây là vị trí thuận lợi cho khả năng phủ sóng rộng tại khu vực lắp đặt và làm đẹp không gian nhà.

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng việc đặt thiết bị phát wifi ở khu vực giữa tường bê tông và tivi sẽ khiến cho tốc độ truyền tải mạng bị chập chờn. Vì vị trí này là nơi có sóng từ trường hoạt động mạnh khiến cho router wifi bị nhiễu và tường bê tông dày nên ảnh hưởng đến tốc độ truyền mạng sang phòng khác.

2. Không đặt thiết bị gần gương

Do không chú ý nên rất nhiều người lắp đặt wifi ở vị trí gần gương soi. Hậu quả là tín hiệu wifi trở nên chập chờn với tốc độ truyền tải mạng thiếu ổn định. Để lý giải cho nguyên nhân trên các chuyên gia tin học nghiên cứu và cho biết, những vật dụng như gương nó có khả năng phản chiếu sẽ khiến cho sóng wifi bị phản tín hiệu. Khi xuất hiện hiện tượng đó thì sóng wifi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3. Không để các thiết bị nằm chồng lên nhau

Việc lắp đặt các thiết bị theo cách chồng chéo lên nhau được xem là một điều tối kỵ. Dưới bất kỳ hình thức nào cũng không nên lắp chồng chéo các thiết bị với nhau  bởi cách lắp đặt như vậy sẽ khiến cho Router Wifi nhanh bị hư hỏng. Nguyên nhân là do thiết bị không thể tỏa nhiệt, dẫn đến Router Wifi có thể hỏng bất cứ lúc nào. Thậm chí nếu cách lắp đặt wifi không dây sai lầm còn khiến cho sóng mạng bị chập chờn do tình trạng nhiễu tín hiệu.

4. Không đặt lên các thiết bị điện tử

Một số các thiết bị điện tử như điện thoại, loa bluetooth hoặc các thiết bị giám sát có khả năng gây ảnh hưởng đến Router Wifi. Vì các thiết bị điện tử và thiết bị phát Wifi đều có sóng điện từ và chung tần số 2.4GHz. Điều này sẽ dẫn đến khả năng gây nhiễu bộ định tuyến 802.11g hoặc 802.11n băng đơn.

5. Không đặt cạnh các thiết bị khác

Ngoài các thiết bị điện tử, một số thiết bị khác như lò vi sóng cũng có thể gây nhiễu mạng Wifi và khiến đường truyền mạng bị ảnh hưởng lớn. Lý do là vì lò vi sóng có cơ chế hoạt động ở băng tần 2,45GHz, chỉ số này rất gần với băng tần 2,4GHz của Wifi.

Nói một cách dễ hiểu hơn, khi các băng tần cùng tần số nằm gần nhau sẽ dẫn đến hiện tượng tần số chồng chéo và làm đường truyền mạng bị gián đoạn. Do đó đây là một vị trí tuyệt đối nên tránh khi tiến hành cách lắp đặt Wifi tại nhà.

Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn khi này là lắp đặt các thiết bị cách xa nhau ít nhất 3mét. Đó là khoảng cách cần có để tình trạng nhiễu sóng không xảy ra.

6. Không đặt ở góc tường hay gần tường

Không đặt thiết bị Router Wifi ở vị trí tường bê tông. Nguyên nhân là vì những bức tường bê tông cốt thép chính là vật cản khiến cho sóng Wifi xuyên thấu kém. Kết quả là tốc độ truyền tải mạng của thiết bị sẽ bị chậm lại đáng kể, thậm chí là không thể hoạt động.

Trong trường hợp này, cách làm sóng Wifi phát xa hơn chính là đặt thiết bị router ở những vị trí thông thoáng và không có vật cản. Chỉ có như vậy thiết bị mới cho hiệu năng hoạt động tốt nhất.

7. Không đặt trong tủ kính

Cuối cùng là không đặt thiết bị Router Wifi ở trong tủ kính. Tương tự như tường bê tông và gương soi, tủ kính cũng đem đến những ảnh hưởng đáng kể cho thiết bị Router. Do tủ kình khi bị đóng kín lại nó sẽ trở thành vật cản khiến cho khả năng phát tín hiệu kém và phản tín hiệu. Chính vì vậy bạn tuyệt đối không được lắp đặt thiết Router Wifi trong tủ, nhất là đối loại tủ kín.

Trên đây chúng tôi đã nêu ra 7 vị trí mà bạn không nên đặt Router Wifi, bạn nên áp dụng theo để đảm bảo đường truyền tín hiệu Wifi trong nhà bạn được đạt hiệu quả tốt nhất, không bị gián đoạn khi dùng.

Video liên quan

Chủ Đề