Để đưa một vật lên cao sử dụng máy cơ đơn giản nào sau đây sẽ được lợi về công

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Lợi ích của máy cơ đơn giản là gì?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Vật lí 6 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Lợi ích của máy cơ đơn giản là gì

Lợi ích của máy cơ đơn giản là: giúp ta di chuyển 1 vật với lực nhỏ hơn trọng lượng của nó.

Kiến thức tham khảo về máy cơ đơn giản

1. Máy cơ đơn giản là gì?

Máy cơ đơn giản[haymáy đơn giản] là một loaithiết bịcơ họcdùng để thay đổihướnghoặc độ lớn củalực.

Nó là những mô hình đơn giản nhất để sử dụng những lợi thế của cơ học để tăng độ lớn của lực sản sinh ra và giảm độ lớn của lực tác dụng lên.

Các máy cơ đơn giản được sử dụng để di chuyển, đưa vật lên cao một cách đơn giản, an toàn hơn. Thay vì chúng ta tự dùng sức lực của mình để thực hiện hành động. Thì chúng ta có thể giảm bớt sức của bản thân trong việc kéo vật lên cao nhờ máy cơ đơn giản. Mô hình chung, các loại máy cơ giúp đỡ con người đưa vật lên cao đều được phát triển từ máy cơ đơn giản.

2. Các loại máy cơ đơn giản

- Cácloạimáy cơ đơn giản thườnggặp:

Đòn bẩy

Đòn bẩy cũng là một trong các loại máy cơ đơn giản có cấu tạo không quá phức tạp mà đem đến tác dụng tốt. Đòn bẩy là một vật rắn sử dụng một điểm tựa hay còn gọi là điểm quay. Điểm này giúp biến đổi lực của một vật tác dụng lên một vật khác. Chắc chắn khi học đến bài máy cơ đơn giản trong vật lý 6. Các em sẽ được nghe về câu nói nổi tiếng của Archimedes. Archimedes đã từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái Đất lên”. Đòn bẩy và quy tắc của đòn bẩy được sử dụng rất nhiều trong các loại máy cơ hiện nay.

Từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết cách sử dụng đòn bẩy để nâng một vật khác lên cao. Điều này đem đến nhiều kết quả tốt trong thực tế. Đòn bẩy thời xưa còn được sử dụng trong quân đội. Ngày nay, máy cơ đơn giản đều được thiết kế đặc biệt hơn. Những chiếc máy này dùng phục vụ những công việc trong cuộc sống hằng ngày. Các em nên tìm hiểu sâu hơn về từng loại máy cơ đơn giản để hiểu hơn về chủ đề này. Điều này cũng giúp các em làm bài tập ví dụ thực tế dễ dàng hơn.

Mặt phẳng nghiêng

Mặt phẳng nghiênglà một trong số những loại máy cơ đơn giản được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Mặt phẳng nghiêng có thể hiểu đơn giản là một tấm ván đặt nghiêng dùng để đưa vật lên cao. Nó là một mặt phẳng với điểm đầu và điểm cuối có độ cao khác nhau. Thông thường, khi chúng ta di chuyển một vật lên cao với phương thẳng đứng sẽ tốn rất nhiều sức. Tuy nhiên nếu sử dụng mặt phẳng nghiêng thì lực dùng để di chuyển vật lên cao sẽ nhỏ hơn.

Điểm trừ của việc sử dụng mặt phẳng nghiêng – một trong những các loại máy cơ đơn giản chính là quãng đường di chuyển vật sẽ dài hơn. Hiệu suất cơ học của mặt phẳng nghiêng chính là tỉ lệ chiều cao chia cho độ dài của mặt phẳng nghiêng. Điều này cũng được giải thích bằng hàm lượng giác của toán học. Mặt phẳng nghiêng giúp chúng ta di chuyển một vật lên vị trí cao hơn một cách nhẹ nhàng.

Ròng rọc

Khác với mặt phẳng nghiêng, ròng rọc đơn giản được cấu tạo bởi khối trụ kim loại, giá đỡ, ròng rọc, dây kéo. Ròng rọc được chia thành hai loại là ròng rọc cố định và ròng rọc động. Ròng rọc cố định không làm thay đổi độ lớn của lực kéo nhưng đem đến lợi ích về chiều. Các bạn có thể dễ dàng đưa vật lên cao dù đứng cùng vị trí của vật ban đầu. Trong trường hợp này, ròng rọc cố định đem đến cường độ lực là như nhau F=P.

Ròng rọc động sẽ đem đến lợi về cường độ lực. Ròng rọc động không giúp thay đổi về chiều nhưng có thể được lợi 2 lần về lực. Chúng ta có thể hiểu đơn giản về điều này. Lực chúng ta dùng đế kéo vật lên cao chỉ bằng ½ trọng lượng của vật. Đây chính là tác dụng cực kỳ tốt mà ròng rọc động đem đến. Hầu hết loại máy cơ đơn giản đều đem đến lợi ích trong lực kéo hoặc hướng kéo. Trong thực tế cuộc sống, ròng rọc được sử dụng rất nhiều.

Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đã có thể sử dụng một số loại máy nâng khác để di chuyển vật lên cao thuận tiện hơn. Máy cơ đơn giản vẫn được sử dụng trong các công trình xây dựng. Sử dụ

Mỗi máy cơ đơn giản chỉ cần một lực tác dụng duy nhất để sinh ra một lực mới. Trong điều kiện lý tưởng không có ma sát thì lực sinh ra bằng hoặc tỉ lệ với lực tác dụng lên máy đơn giản đó. Nếu lực sinh ra lớn hơn lực tác động thì quãng đường vật di chuyển sẽ nhỏ hơn quãng đường lực di chuyển theo tỉ lệ nghịch, từ đó phát minh ra 'công cơ học', rồi phát minh ra 'Định luật bảo toàn công cơ học'

3. Định luật về công

"Khi ta thực hiện công trực tiếp vào một vật thì công đó luôn không đổi khi sử dụng bất kỳ một máy cơ đơn giản nào. Công thực hiện phụ thuộc vào hai yếu tố là lực tác dụng và quãng đường lực đi theo tỉ lệ thuận". Trên thực tế công thực hiện khi sử dụng máy cơ đơn giản sẽ lớn hơn công thực hiện trực tiếp do phải thực hiện thêm công để thắng ma sát.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Máy cơ nào cho ta lợi về công không? Vì sao?

Các câu hỏi tương tự

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Các máy cơ đơn giản như ròng rọc, pa lăng được sử dụng nhằm mục đich cho ta được lợi về ..............., xe đạp được sử dụng nhằm mục đích cho ta lợi về ..................... Nhưng tất cả các máy trên đều không cho ta được lợi gì về ...........

A.lực, công, thời gian.

B.lực, thời gian, công.

C.đường đi, công, lực.

D.lực, công, đường đi

a. Hãy nêu lợi ích của máy cơ đơn giản.

b. Muốn đưa một thùng dầu nặng 120kg từ dưới đất lên xe ô tô. Chúng ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản nào?

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm môn Vật lý 8 Bài 14: Định luật về công được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Vật lý.

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 8 Bài 14: Định luật về công

Bài 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công?

A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.

B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.

C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.

Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại

⇒ Đáp án C

Bài 2: Có mấy loại máy cơ đơn giản thường gặp?

A. 1       

B. 2       

C. 3       

D. 4

Các loại máy cơ đơn giản thường gặp: Ròng rọc cố định, ròng rọc động, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy

⇒ Đáp án D

Bài 3: Người ta đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách:

Cách 1: Kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng.

Cách 2: Kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng. So sánh công thực hiện trong hai cách. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Công thực hiện cách 2 lớn hơn vì đường đi lớn hơn gấp hai lần.

B. Công thực hiện cách 2 nhỏ hơn vì lực kéo trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn.

C. Công thực hiện ở cách 1 lớn hơn vì lực kéo lớn hơn.

D. Công thực hiện ở hai cách đều như nhau.

Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiều lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Cách 1: lợi về đường đi, thiệt về lực.

Cách 2: lợi về lực, thiệt về đường đi.

⇒ Đáp án D

Bài 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công.

B. Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công.

C. Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công.

D. Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công.

Ròng rọc cố định không cho ta lợi về công

⇒ Đáp án A

Bài 5: Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500 N lên sàn ô tô cách mặt đất bằng tấm ván đặt nghiêng [ma sát không đáng kể]. Kéo thùng thứ nhất dùng tấm ván 4m, kéo thùng thứ hai dùng tấm ván 2 m. So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong hai trường hợp?

A. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần.

B. Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau.

C. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần.

D. Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần.

Công của lực kéo trong hai trường hợp đều bằng nhau vì các máy cơ đơn giản đều không cho lợi về công nên chúng đều bằng công để đưa vật lên cao 1m theo phương thẳng đứng

⇒ Đáp án B

Bài 6: Để đưa vật có trọng lượng P = 500 N lên cao bằng ròng rọc động phải kéo dây đi một đoạn 8 m. Lực kéo, độ cao đưa vật lên và công nâng vật lên là bao nhiêu?

A. F = 210 N, h = 8 m, A = 1680 J

B. F = 420 N, h = 4 m, A = 2000 J

C. F = 210 N, h = 4 m, A = 16800 J

D. F = 250 N, h = 4 m, A = 2000 J

Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

Lực kéo của vật:

Gọi h là độ cao nâng vật lên, s = 8 m. Ta có: s = 2h

Công nâng vật lên là A = F.s = P.h = 500.4 = 2000 J

⇒ Đáp án D

Bài 7: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125 N. Thực tế có ma sát và lực kế là 175 N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng trên là bao nhiêu?

A. 81,33 %       

B. 83,33 %       

C. 71,43 %       

D. 77,33%

- Trọng lực của vật: P = 10.m = 10. 50 = 500 N

- Để nâng vật lên cao h = 2 m ta phải thực hiện một công A = P.h = 500.2 = 1000 J

- Do không có ma sát nên ta thực hiện một lực kéo 125 N. Vậy chiều dài mặt phẳng nghiêng là: s = 1000/125 = 8m

- Công thực tế là: Atp = 175.8 = 1400 J

- Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:

⇒ Đáp án C

Bài 8: Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5 m. Dốc dài 40 m, biết lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20 N và cả người cùng xe có khối lượng 37,5 kg. Công tổng cộng do người đó sinh ra là bao nhiêu?

A. 3800 J       

B. 4200 J       

C. 4000 J       

D. 2675 J

- Trọng lượng của vật: P = 10.m = 10.37,5 = 375 N

- Công có ích để nâng vật: A = P.h = 375.5 = 1875 J

- Công của lực ma sát: Ams = Fms.s = 20.40 = 800 J

- Công người đó sinh ra là: Atp = A + Ams = 1875 + 800 = 2675 J

⇒ Đáp án D

Bài 9: Dùng một ròng rọc động và một ròng rọc cố định để nâng một vật lên cao 20 m người ta phải kéo đầu dây một lực F = 450 N. Tính:

a] Công phải thực hiện để nâng vật.

b] Khối lượng của vật. Biết độ lớn của lực cản 30 N.

Lời giải:

a] Công phải thực hiện để nâng vật:

Atoàn phần = F.s = F.2.h = 450.2.20 = 18000 J

b] Công để thắng lực cản:

Ahao phí = Fcản.s = Fcản.2.h = 20.2.20 = 800 J

Công có ích để nâng vật:

Aci = Atoàn phần – Ahao phí = 18000 – 800 = 10000 J

Vậy khối lượng của vật:

Aci = 10.m.h

Bài 10: Kéo một vật nặng 100 kg lên cao 25 m bằng Pa lăng gồm 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định. Hiệu suất của Pa lăng là 80%. Tính:

a] Công cần thực hiện để nâng vật.

b] Lực kéo vào đầu dây.

Lời giải:

a] Công có ích để nâng vật:

Aci = P.h = 100.10.25 = 25 000 J

Công toàn phần cần phải thực hiện để nâng vật:

b] Lực cần kéo dây để đưa vật lên cao 25 m là:

Atp = F.s = F.4h

Bài 11: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công.

A. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.

B. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.

C. Các máy cơ đơn giản luôn thiệt về đường đi.

D. Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi.

Lời giải:

Định luật về công:

Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

⇒ Đáp án A

Bài 12: Chọn đáp án đúng nhất: Máy cơ đơn giản là:

A. Ròng rọc

B. Đòn bẩy

C. Mặt phẳng nghiêng

D. Tất cả các đáp án trên

Lời giải:

Các loại máy cơ đơn giản thường gặp là:

- Ròng rọc cố định: chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

- Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

- Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

- Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

⇒ Đáp án D

Bài 13: So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong 2 trường hợp?

A. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần

B. Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau

C. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần

D. Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần

Lời giải:

Công của lực kéo trong 2 trường hợp trên bằng nhau vì các máy cơ đơn giản đều không cho lợi về công nên chúng đều bằng công để đưa vật lên cao 1 m theo phương thẳng đứng

⇒ Đáp án B

Bài 14: Trong trường hợp nào người ta kéo một lực nhỏ hơn và nhỏ hơn bao nhiêu lần?

A. Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần

B. Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần

C. Trường hợp thứ hai lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần

D. Trường hợp thứ hai lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần

Lời giải:

Ta có:

+ Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi

- Đường đi của thùng thứ nhất là s1 = 4m 

- Đường đi của thùng thứ hai là s2 = 2m 

+ Lại có, công: A = Fs 

Công tỉ lệ thuận với lực và quãng đường đi được

+ Công sử dụng trong hai trường hợp là như nhau

s2 nhỏ hơn s1 hai lần => lực F2 lớn hơn lực F1 hai lần

Hay: Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần

⇒ Đáp án B

Bài 15: Trong trường hợp thứ nhất công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ô tô là bao nhiêu?

A. A = 400J 

B. A = 500J 

C. A = 450J 

D. A=550J

Lời giải:

Ta có: Công của lực kéo trong 2 trường hợp trên bằng nhau vì các máy cơ đơn giản đều không cho lợi về công nên chúng đều bằng công để đưa vật lên cao 1 m theo phương thẳng đứng

Công để đưa vật lên cao 1m1m theo phương thẳng đứng là:

A = P.h = 500.1 = 500J 

Đáp án cần chọn là: B

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Trắc nghiệm Vật lí lớp 8 Bài 14: Định luật về công hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề