Những Nội dung trong sách giáo khoa như các chữ số và hình ảnh theo em đó là gì tin học lớp 6

Loạt bài soạn, Giải bài tập Tin học lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tin học lớp 6 sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức, từ đó đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Tin học 6.

  • Bài 4: Mạng máy tính
  • Bài 5: Internet
  • Bài 9: An toàn thông tin trên Internet

Tin học lớp 6 Bài 1: Thông tin và dữ liệu

Hoạt động 1 trang 5 Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy đọc đoạn văn sau và cho biết: Bạn Minh đã thấy những gì và biết được điều gì để quyết định nhanh chóng qua đường ?

Lời giải:

Để quyết định nhanh chóng qua đường, bạn Minh đã thấy: đèn giao thông đổi sang màu xanh và các xe chiều đèn đỏ đã dừng lại.

Câu hỏi 1 trang 6 Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống:

1. Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục phù hợp ở cột B:

A

B

1] Thông tin

a] Các số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,…

2] Dữ liệu

b] Những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và chính bản thân mình.

3] Vật mang tin

c] Vật chứa dữ liệu

Lời giải:

1 – b: Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và chính bản thân mình.

2 – a: Dữ liệu là các số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,…

3 – c: Vật mang tin là vật chứa dữ liệu.

Câu hỏi 2 trang 6 Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: 2. Mỗi dòng sau đây là thông tin hay dữ liệu?

Lời giải:

16:00 là dữ liệu

0123456789 là dữ liệu

Hãy gọi cho tôi lúc 16 giờ theo số điện thoại 0123456789 là thông tin

..............................

..............................

..............................

Tin học lớp 6 Bài 2: Xử lý thông tin

Hoạt động 1 trang 8 Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống:

Em hãy xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và trả lời các câu hỏi sau:

1. Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?

2. Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?

3. Bộ não xử lí thông tin nhận được thành thông tin gì?

4. Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?

5. Quá trình xử lí thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào?

Lời giải:

1. Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan là: thị giác [mắt]: mắt quan sát thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa bóng và khung thành.

2. Thông tin được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt là: vị trí và động tác của thủ môn, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa quả bóng và khung thành.

3. Bộ não xử lý thông tin nhận được thành thông tin:  sút bóng vào góc cao của khung thành 

4. Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác sút thành công quả phạt của cầu thủ.

5. Quá trình xử lý thông tin của bộ não gồm hoạt động là: thu nhận thông tin, lưu trữ thông tin, xử lí thông tin, truyền thông tin.

Câu hỏi 1 trang 9 Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống:

Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? Giải thích tại sao?

a] Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài tiếng nói Việt Nam.

b] Bố em xem chương trình thời sự trên ti vi

c] Em chép bài trên bảng vào vở.

d] Em thực hiện một phép tính nhẩm.

Lời giải:

a] Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài tiếng nói Việt Nam – là hoạt động thu nhận thông tin. Vì hoạt động trên chỉ là dùng giác quan là thính giác [tai] nghe để tiếp nhận thông tin. Còn nếu nghe thông tin và em có cảm nhận và xuất hiện cảm xúc thì đó vừa là hoạt động thu nhận và hoạt động xử lí thông tin.

b] Bố em xem chương trình thời sự trên ti vi – là hoạt động thu nhận và lưu trữ thông tin. Vì hoạt động trên chỉ là dùng giác quan là thị giác [mắt] và thính giác [tai] để xem và nghe để tiếp nhận và ghi nhớ thông tin.

c] Em chép bài trên bảng vào vở - là hoạt động lưu trữ thông tin và có thể xử lí thông tin. Vì hoạt động trên là tiếp nhận thông tin và lưu trữ vào vở, bên cạnh đó em có thể xử lí thông tin nếu em vừa chép bài và vừa thu nhận kiến thức, chuyển thành kiến thức của mình.

d] Em thực hiện một phép tính nhẩm – là hoạt động xử lí thông tin. Vì hoạt động trên là em đã tiếp nhận thông tin là phép tính nhẩm, trí não của em lưu trữ và xử lí phép tính đó và cho ra kết quả.

Câu hỏi 2 trang 10 Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống:

1. Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin?

A. 3                 B. 4                 C. 5                 D. 6

Lời giải:

Đáp án B

..............................

..............................

..............................

Tin học lớp 6 Bài 3: Thông tin trong máy tính

Hoạt động 1 trang 12 Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy mã hóa số 3 và số 6 theo cách như trên. Hai dãy kí hiệu nhận được có giống nhau không?

Lời giải:

- Số 3 được mã hóa thành: 011

- Số 6 được mã hóa thành: 110

Hoạt động 2 trang 14 Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Trong hình vuông mỗi chiều 8 ô, vẽ hình một trái tim như Hình 1.6.

1. Em hãy chuyển mỗi dòng trong hình vẽ thành một dãy bit.

2. Em hãy chuyển cả hình vẽ thành dãy bit bằng cách nối các

dãy bit của các dòng lại với nhau [từ trên xuống dưới].

Lời giải:

Quy đổi mỗi ô màu trắng là 0, màu đen là 1 ta được dãy bit như sau:

Quy đổi mỗi ô màu trắng là 0, màu đen là 1 ta được dãy bit như sau:

1. Theo dòng:

01100110

10011001

10000001

01000010

01000010

00100100

00111100

00011000

2. Cả hình vẽ: 0110011010011001100000010100001001000010001001000011110000011000

Câu hỏi 1 trang 14 Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống:

1. Dãy bit là gì?

A. Là dãy những kí hiệu 0 và 1.              B. Là âm thanh phát ra từ máy tính.

C. Là một dãy chỉ gồm chữ số 2.            D. Là dãy những chữ số từ 0 đến 9.

Lời giải:

Đáp án: A

..............................

..............................

..............................

Tin học lớp 6 trang 48 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải bài tập SGK Tin học 6 trang 48, 49, 50, 51, 52 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 11: Định dạng văn bản của Chủ đề 5: Ứng dụng Tin học.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 11 trong sách giáo khoa Tin học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Tin học lớp 6 bài 11: Định dạng văn bản

1. Dựa vào sơ đồ tư duy trình bày nội dung cuốn sổ lưu niệm ở Bài 10, em hãy lựa chọn các phần mềm cần sử dụng để tạo nội dung cho cuốn sổ trên máy tính.

2. Các phần mềm đó cần có chức năng gì để giúp em hoàn thành công việc?

Trả lời

1. Em có thể sử dụng một vài phần mềm như:

  • Phần mềm soạn thảo văn bản.
  • Phần mềm chỉnh sửa ảnh, phần mềm tạo chữ nghệ thuật, phần mềm chỉnh sửa video,…

2. Phần mềm cần có một vài chức năng cơ bản như sau:

  • Tạo và định dạng văn bản.
  • Biên tập, chỉnh sửa nội dung.
  • Chèn và chỉnh sửa hình ảnh.
  • Tạo bảng biểu.
  • Lưu trữ văn bản.
  • In văn bản.

Câu hỏi

Em sử dụng những chức năng nào của phần mềm soạn thảo văn bản để tạo nội dung cho cuốn sổ lưu niệm?

Trả lời

Em sẽ cần dùng đến những chức năng như: tạo văn bản, định dạng văn bản, chỉnh sửa nội dung, chèn và chỉnh sửa ảnh, video,…

II. Phần Luyện tập Tin học 6 bài 11

Luyện tập 1

Em hãy chọn hướng trang phù hợp cho các văn bản sau:

a] Đơn xin nghỉ học

b] Báo cáo tổng kết năm học của lớp.

c] Sổ lưu niệm của lớp.

d] Sách ảnh chứa ảnh phong cảnh

Trả lời

a] Đơn xin nghỉ học: hướng trang đứng.

b] Báo cáo tổng kết năm học của lớp: hướng trang đứng hoặc ngang.

c] Sổ lưu niệm của lớp: hướng trang đứng.

d] Sách ảnh chứa ảnh phong cảnh: hướng trang ngang.

Luyện tập 2

Em chọn loại căn lề nào khi trình bày nội dung bài thơ lục bát trên phần mềm soạn thảo văn bản? Tại sao?

Trả lời

Em chọn loại căn lề giữa để có sự cân đối trong bố cục 6-8 của thể thơ lục bát.

Luyện tập 3

Em hãy soạn thảo Đơn xin nghỉ học và thực hiện các thao tác định dạng hợp lí.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC

Kính gửi: – Ban Giám hiệu trường……………………………………………………...

– Giáo viên chủ nhiệm lớp……………………………................................

Tôi tên là:…………………………………………………………………………………..

Phụ huynh em: ……………………… Hiện đang học lớp…………...........................

Lí do là hôm nay cháu: ………………. nhà tôi bị ……………. Chính vì vậy, mà tôi làm đơn này là để xin phép cho em:…………………………....được phép nghỉ học.

Thời gian nghỉ: Từ …………………………….đến……………………………………..

Thời gian xin được học lại [hoặc đảm bảo sẽ nhắc nhở con học bù kiến thức để không bị mất lượng kiến thức do nghỉ học]: ………………………………………….

Vậy tôi mong ban giám hiệu và cố giáo chủ nhiệm xem xét.

Xin chân thành cảm ơn!

……….., ngày…….tháng……năm…….

Chữ kí phụ huynh

III. Phần Vận dụng Tin học 6 bài 11

Trong bài học trước, em đã cùng các bạn sử dụng sơ đồ tư duy để trình bày kết quả thảo luận về nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp. Em hãy thực hiện các công việc sau:

a] Soạn thảo thêm nội dung cho cuốn sổ lưu niệm [bài viết cảm nghĩ, bài viết giới thiệu hoạt động, sự kiện,…]

b] Chèn thêm hình ảnh minh họa.

c] Căn lề và định dạng trang để có được bố cục hợp lí và đẹp.

d] Lưu lại tệp để dùng cho việc tạo cuốn sổ lưu niệm của lớp.

Trả lời

a] Sử dụng thao tác gõ bàn phím để soạn thảo nội dung cho cuốn sổ lưu niệm.

b] Thao tác chèn thêm hình ảnh:

Bước 1: Đưa con trỏ chuột vào vị trí muốn chèn thêm hình ảnh.

Bước 2: Vào thẻ Insert chọn Pictures, hộp thoại Insert Pictures sẽ hiện ra.

Bước 3: Trong hộp thoại Insert Pictures chọn ảnh mà bạn muốn chèn vào nội dung văn bản rồi nhấn chọn Insert.

c] Căn lề và định dạng trang để có được bố cục hợp lí và đẹp.

Các lệnh định dạng trang văn bản nằm trong thẻ Page Layout, ở nhóm lệnh Page Setup trong đó: Chọn hướng trang [Orientation]: trang đứng [Portrait] hoặc trang ngang [Landscape], cuốn sổ lưu niệm của bạn cũng có thể tùy thuộc vào lựa chọn trang đứng hay ngang đều được.

Đặt lề trang [Margins]: lề trái [left], lề phải [right], lề trên [top] và lề dưới [bottom], đối với cuốn sổ lưu niệm bạn nên để lề trên là 2,0; lề dưới là 2,0; lề trái là 2,5; lề phải là 2,0.

Lựa chọn khổ giấy [Size]: khổ giấy phổ biến thường dùng là khổ A4.

d] Lưu tệp

Thực hiện thao tác kiểm tra chính tả trước khi lưu tệp.

Bước 1: Chọn File → Save → Browse để lựa chọn vị trí lưu, hộp thoại Save As sẽ hiện lên.

Bước 2: Chọn vị trí lưu tệp, điền tên tệp và nhấn nút Save để kết thúc thao tác.

Cập nhật: 21/12/2021

Video liên quan

Chủ Đề