Nguyên nhân dẫn đến nghiện smartphone

Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số hiện nay, khả năng trẻ sở hữu hoặc tiếp cận với chiêc điện thoại thật vô cùng dễ dàng.  Bởi khối lượng công việc ngày càng nặng nề và quỹ thời gian ngày càng hạn hẹp, nhiều bậc phụ huynh không còn cách nào khác đành “giao phó” con mình cho chiếc điện thoại thông minh. Thực trạng trên dẫn đến ở khắp mọi nơi, từ quán ăn đến bệnh viện, hàng triệu đôi mắt ngây thơ đang ánh lên những tia sáng lấp lánh bởi… ánh sáng phát ra từ chiếc điện thoại.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu để nhận biết trẻ nghiện game, internet và mạng xã hội?

- Trẻ luôn nghĩ về game, internet, mạng xã hội, lúc nào cũng tìm tòi để chơi và sử dụng.

- Cảm thấy bồn chồn, ủ rũ, khó chịu hoặc dễ bị kích thích khi giảm thời gian, không được chơi hay không được sử dụng.

- Sa sút học tập, giảm chất lượng cuộc sống, mất dần các mối quan hệ ý nghĩa do dành nhiều thời gian cho game, internet và mạng xã hội [không quan tâm đến người xung quanh, thu hẹp giao tiếp với mọi người]

- Chơi game, sử dụng internet hoặc mạng xã hội quá 6 giờ/ ngày [nghiện].

 “Thế giới ảo” rất có thể dần thay thế “cuộc sống thật” và gây ra các vấn đề về sức khỏe, học tập cũng như các vấn đề về trạng thái như: căng thẳng, trầm cảm, lo âu hay rối loạn giác ngủ.

Nguyên nhân của tình trạng này

- Phụ huynh bận rộn, ít quan tâm, chia sẻ, ít dành thời gian cùng tạo ra những sân chơi bổ ích để giúp giải tỏa những căng thẳng nội tâm của trẻ.

- Do thiếu vắng sự yêu thương chăm sóc của cha hoặc mẹ [ví dụ: gia đình ly tán gây rối nhiễu về mặt tâm lý của trẻ dẫn đến việc tìm kiếm các thiết bị điện tử để giải tỏa tâm lý, áp lực cuộc sống…]

- Do thiếu vắng những thú vị trong cuộc sống thường nhật, gặp các rối loạn khó khăn trong học tập hay mối quan hệ với mọi người xung quanh.

- Để trốn tránh đối diện với những vấn đề sức khỏe, thể chất và tâm lý như: lo âu, trầm cảm…

- Do sự hấp dẫn của game, internet và mạng xã hội có nhiều yếu tố khiến trẻ dễ bị hấp dẫn như: thích sắm vai, tính mạo hiểm, ganh đua, chiến thắng và phần thưởng…

Ngoài ra, game, internet, mạng xã hội còn giúp người sử dụng ẩn danh thoải mái tán gẫu, kết bạn, hẹn hò, bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm cá nhân hay tạo dựng hình ảnh cá nhân theo cách mình mong muốn.

Giải pháp để hạn chế sử dụng thiết bị di động

Thông điệp dành cho cha mẹ và gia đình

- Cha mẹ cần là một tấm gương trong việc sử dụng và kiểm soát việc sử dụng các thiết bị di động để chơi game, internet và mạng xã hội, bởi vì mọi thái độ và hành động của các bậc phụ huynh luôn là bài học thực tiễn sâu sắc để các con noi theo và học tập mỗi ngày.

- Cha mẹ cần dành thời gian tìm hiểu, cùng sử dụng, đặc biệt là hướng dẫn con sử dụng và phòng ngừa tác động xấu từ game, internet, và mạng xã hội.

- Cha mẹ cần dành thời gian quan tâm, nhắc nhở, và xây dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ, để sớm phát hiện những vấn đề khó khăn, căng thẳng, rối nhiễu tâm lý để hỗ trợ giải tỏa kịp thời.

Đối với trẻ em, khi trẻ có dấu hiệu mê say hoặc nghiện game, internet và mạng xã hội

Cha mẹ phải gần gũi và lên kế hoạch xây dựng, cách thức kiểm soát mức độ sử dụng các thiết bị điện tử và cùng trẻ thống nhất thực hiện thông qua những cam kết:

- Ngắt kết nối mạng khi không thực sự cần thiết.

- Dùng phần mềm quản lý tự ngắt máy tính, điện thoại.

- Cùng lập thời gian biểu và cho trẻ tham gia các hoạt động bổ ích như giải trí, thể thao, hoạt động sở thích, hoạt động tập thể ngoài trời và luôn có sự hỗ trợ để trẻ thực hiện đảm bảo thành công thời gian đầu. Luôn khuyến khích động viên kịp thời để trẻ có hứng thú tham gia tích cực.

- Có thể cho trẻ đi can thiệp một số chuyên gia có chuyên môn như: Tâm lý học đường, chuyên gia tâm lý lâm sàng, chuyên gia tham vấn tâm lý… khi cần thiết.

Lan Uyển [t/h]

  • Trang chủ
  • Công nghệ thông tin

Thứ Hai, ngày 13/06/2016 15:01 PM [GMT+7]

Trạng thái lạnh nhạt gây ra bởi smartphone được các nhà khoa học gọi là "phubbing".

“Phubbing” là một thuật ngữ được ghép từ “phone” [điện thoại] và “snub” [lạnh nhạt]. Nó chỉ tới việc con người trở nên lạnh nhạt với mọi người xung quanh, mà nguyên nhân chính là chiếc điện thoại thông minh.

Smartphone có thể khiến con người lạnh nhạt với mọi người xung quanh. [Ảnh minh họa]

Theo nghiên cứu vừa được công bố bởi Trường ĐH Kent [Úc], các nhà khoa học xác định có 3 nguyên nhân liên quan tới việc nghiện smartphone, gồm nghiện internet, sợ bỏ lỡ thông tin và thiếu tự chủ. Không chỉ vậy, nghiên cứu còn chỉ ra hệ lụy của việc nghiện smartphone chính là sự lạnh nhạt với những người xung quanh, bao gồm cả người thân, bạn bè.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Varoth Chotpitayasunondh và giáo Karen Douglas tại Trung tâm tâm lý học của ĐH Kent. Họ đã thực hiện cuộc khảo sát trên 251 ứng viên có độ tuổi từ 18 đến 66. Kết quả cho thấy, những người nghiện điện thoại thường có hành vi “phubbing” đối với người khác.

Đây được xem là nghiên cứu đầu tiên xem xét cả về nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng nghiện smartphone thời nay. Nó cũng phản ánh phần nào tác động xã hội của công nghệ nói chung và smartphone nói riêng.

“Một lượng lớn người dân trên thế giới sử dụng smartphone như vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đây chính là một điều quan trọng với các nhà nghiên cứu xã hội trong việc xem xét ảnh hưởng của smartphone đến chất lượng đời sống", giáo sư Karen nói.

Theo Ngọc Phạm [Dân Việt]

Chủ Đề