Ngữ văn lớp 6 so sánh trang 41

Câu 1 + 2 + 3 [trang 41 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Vế A [sự vật được so sánh] Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B [vật để so sánh] Kiểu so sánh Một số từ khác
Những ngôi sao thức [ngoài kia] chẳng bằng mẹ Không ngang bằng [hơn kém] hơn, hơn là, kém, còn hơn,...
Mẹ ngọn gió của con Ngang bằng như, như là, hệt như, ...

Tác dụng của so sánh

Câu 1 [trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

- Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện ... vẩn vơ.

- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không...

- Có chiếc lá nhẹ nhàng ... như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: Cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá không bằng một vài giây bay lượn.

- Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.

Câu 2 [trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

- Giúp việc miêu tả cụ thể, sinh động hơn.

- Khiến người đọc cảm nhận được rõ rệt cảm xúc của người viết

Luyện tập

Câu 1 2 [trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Câu Vế A [sự vật được so sánh] Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B [sự vật để so sánh] Tác dụng
Ngang bằng Không ngang bằng
a. Tâm hồn tôi  là một buổi trưa hè Thể hiện sự gắn bó với quê hương
b. Con đi trăm núi ngàn khe chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Khẳng định công lao to lớn người mẹ và lòng biết ơn của người con
Con đi đánh giặc mười năm chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
c.  Anh đội viên mơ màng như  nằm trong giấc mộng Sự vĩ đại của Bác Hồ, tình cảm chiến sĩ với Bác
 Bóng Bác  cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng

Câu 2 [trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Những phép so sánh trong Vượt thác:

- Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như ...

- Núi cao như đột ngột ...

- ... nhanh như cắt.

- Dượng Hương Thư như một pho tượng ... giống như một hiệp sĩ...

- ...khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà ...

- những cây to... như những cụ già...

Câu 3 [trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Tham khảo:

Thuyền bắt đầu đi qua đoạn thác dữ, dòng thác ào ào như muốn nhấn chìm con thuyền. Dượng Hương Thư như một người lực sĩ, với từng động tác thả sào, rút sào mạnh mẽ, lèo lái con thuyền chiến đấu với dòng thác dữ. Cùng sự phối hợp nhịp nhàng với chú Hai và thằng Cù Lao, mọi người đã đưa giúp con thuyền vượt qua dòng thác.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 6

So sánh [tiếp theo] – Soạn bài So sánh trang 41 SGK Văn 6. Càu 2: Đọc đoạn văn [trong mục II SGK] của Khái Hưng và trả lời câu hỏi: 1. Tìm phép so sánh trong đoạn văn

Càu 1: Đọc đoạn thơ sau:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ dã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

1. Tìm phép so sánh trong đoạn thơ trên.

2. Từ ngữ chi ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau?

3. Tìm thêm các từ ngữ chí so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng.

Trả lời:

1. Trong đoạn thơ có hai phép so sánh:

– Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ dã thức vì chúng con [1]

–  Mẹ là ngọn gió của con suốt đời [2]

2. Hai phép so sánh trên sử dụng các từ ngữ so sánh khác nhau: chẳng bằng [phép so sánh 1]; là [phép so sánh 2]. Vậy có thể kết luận ràng chúng khác nhau. Đây là hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng [là] và so sánh hơn kém {chẳng bằng].

3. Những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng: như, tựa như, hem là, kém, kém hơn, khác…

Càu 2: Đọc đoạn văn [trong mục II SGK] của Khái Hưng và trả lời câu hỏi:

1. Tìm phép so sánh trong đoạn văn

2-   Trong đoạn văn đã dẫn, phép so sánh có tác dụng gì?

–  Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc?

–  Đối với việc thể hiện tư tưởng, tinh cảm của người viết.

Trả lời:

1. Phép so sánh có trong đoạn văn:

–           Có chiếc lá rụng tựa mũi tén nhọn, tự cành cây rơi xuống cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, ihõng do dự vẩn vơ.

–  Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không …

–           Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của sự vật chí ở hiện tại…

–           Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngai, rụt rè, rồi nhơ gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.

2. Tác dụng của phép so sánh:

–            Đối với sự vật, sự việc: Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người dọc [người nghe] dề hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả, đó là các cách rụng khác nhau của lá.

–   Đối với việc thể hiện tư tưởng tình cảm: tạo ra những lối nói hàm súc, giúp cho người nghe dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết. Cụ thể trong đoạn văn phép so sánh thể hiện quan niệm cùa tác giả về sự sống và cái chết.

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 - 42 Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.

Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.

a]

Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

[Bình Nguyên]

b] 

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

[Đinh Nam Khương]

Trả lời: 

Từ láy trong những câu thơ:

a] 

- Chắt chiu: Dành dụm cẩn thận, từng tí một.

- Dãi dầu: chịu đựng lâu ngày tác động của nắng mưa, sương gió và những nỗi gian khổ, vất vả.

→ Tác dụng: Nhấn mạnh, làm rõ sự lam lũ, khổ cực của người mẹ để tạo ra những phép nhiệm mầu đem đến một cuộc sống tốt đẹp cho đứa con của mình.

b] 

- Nghẹn ngào: xúc động không nói thành lời.

- Rưng rưng: chỉ nước mắt ứa ra đọng đầy ở tròng mắt nhưng chưa chảy xuống thành giọt.

→ Tác dụng: Bày tỏ sự xúc động từ sâu kín trong lòng tác giả khi chứng kiến những hành động, công việc chất chứa tình yêu thương của mẹ dành cho mình.

Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi…

[…]

À ơi này cái Mặt Trời bé con…

[Bình Nguyên]

Trả lời: 

Ẩn dụ cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, Mặt Trời bé con để gọi tên thay cho đứa con bé bỏng của người mẹ.

→ Tác dụng: Đó là những hình ảnh thiên nhiên vĩ đại, duy nhất. Qua đó bày tỏ tình cảm yêu thương to lớn, dạt dào của người mẹ dành cho người con – điều quý giá nhất trần đời của mẹ.

Câu 3 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Trong cụm từ và các tục ngữ [in đậm] dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?

a] 

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

[Bình Nguyên]

b] Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

[Tục ngữ]

c] Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

[Tục ngữ]

Trả lời:

a] Cái khuyết tròn đầy

- Cái khuyết là cái không đầy đủ → Đứa bé còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ.

- Cái khuyết tròn đầy: Hình ảnh đứa bé phát triển, bụ bẫm, đáng yêu.

⇒ Tình yêu lớn lao, hi vọng con sẽ lớn khôn, khỏe mạnh.

b] Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Ăn quả: Hành động thưởng thức trái ngọt sau một khoảng thời gian trồng trọt→ Hưởng thụ thành quả có sẵn.

- Kẻ trồng cây: Những người trồng trọt, chăm sóc để cây phát triển → Những người bỏ công sức, mồ hôi nước mắt để đem lại những thành quả đó.

⇒ Khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.

c] Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

- Mực: mực tàu dùng để viết bằng bút lông, nếu bất cẩn thì sẽ dây mực ra người, bị lem nhem, xấu xí.

- Đen: những điều không tốt, tối tăm, tiêu cực

Gần mực thì đen: ở trong một môi trường không tốt, với những con người có lối sống không lành mạnh thì dễ bị tác động theo chiều hướng tiêu cực

- Đèn: vật phát ánh sáng soi rọi mọi thứ. 

- Sáng: những điều tốt đẹp, sáng rực, tích cực.

Gần đèn thì sáng: ở trong một môi trường ành mạnh với những cá nhân có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, con người sẽ dễ dàng chịu những tác động tốt để từ đó phát triển và hoàn thiện bản thân.

⇒ Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của môi trường sống tác động lên mỗi con người, ở trong một môi trường tốt đẹp thì ta sẽ có điều kiện để phát triển bản thân, trong khi ở trong một môi trường không lành mạnh thì dễ bị biến đổi theo chiều hướng xấu. Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta nên tránh xa những điều xấu và xây dựng một môi trường sống lành mạnh.

Câu 4 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Viết một đoạn văn ngắn [khoảng 4 – 5 dòng] về chủ đề tình cảm gia đình, trong đó sử dụng ít nhất một ẩn dụ.

Trả lời: 

Mẹ luôn là người dạy dỗ tôi, nhắc nhở tôi những điều hay qua những câu chuyện mẹ kể. Những câu chuyện cổ tích hằng đêm mà mẹ kể mang đến một thế giới kì ảo trong tôi. Những bài học trong đó là tia sáng chỉ lối tôi trên con đường đời. Đó là nơi mà những người nghèo, hiền lành đấu tranh giành lại những gì tốt đẹp cho mình. Còn kẻ ác sẽ bị trừng phạt một cách thích đáng. 

Video liên quan

Chủ Đề