Ngân sách quốc phòng Việt Nam năm 2022

Năm 2021 đánh dấu năm thứ 7 liên tiếp ngân sách quốc phòng của thế giới tăng, đáng chú ý, con số này đã vượt mức kỷ lục 2 nghìn tỷ USD.

Mỹ vẫn là nước chi mạnh tay nhất cho quân sự. Ảnh minh họa Quân đội Mỹ. 

Theo dữ liệu mới được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm [SIPRI] công bố, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh và Nga là 5 nước chi tiêu quốc phòng nhiều nhất, chiếm 62% tổng toàn cầu.

“Năm 2021, chi tiêu quân sự đã tăng lần thứ 7 liên tiếp, đạt 2,1 nghìn tỷ USD. Đây là con số cao nhất từng được ghi nhận”, Diego Lopes da Silva, nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI, cho biết.

Theo SIPRI, bất chấp những ảnh hưởng kinh tế do đại dịch COVID, các quốc gia trên thế giới đã tích cực tăng cường  kho vũ khí của mình.

Đáng chú ý, chi tiêu của Nga tăng trong năm thứ 3 liên tiếp, tăng 2,9% so với năm 2020 lên 65,9 tỷ USD. Chi tiêu quốc phòng chiếm 4,1% tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của Nga, “cao hơn nhiều so với mức trung bình thế giới” và khiến Moscow trở thành nước chi tiêu quân sự lớn thứ 5 trên thế giới, theo SIPRI.

Trong khi đó, chi tiêu quân sự của Ukraine đã tăng 72% so với thời điểm Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Mặc dù vậy trong năm 2021, chi tiêu quân sự của Ukraine giảm hơn 8% so với năm trước đó, còn 5,9 tỷ USD, chiếm 3,2% GDP nước này.

Các nước châu Âu và thành viên NATO cũng đang gia tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng.

Năm 2021, Mỹ vẫn là nước mạnh tay nhất trong chi tiêu quốc phòng, với khoảng 801 tỷ USD, mặc dù con số này đã giảm 1,4% so với năm trước đó.

Trong khi ngân sách cho nghiên cứu và phát triển của Mỹ tăng đến 24% trong thập kỷ qua, số tiền mà nước này dành cho việc mua vũ khí giảm 6,4%. Việc đầu tư mạnh tay cho nghiên cứu là do “chính phủ Mỹ luôn xác định sự cần thiết phải duy trì sự vượt trội về công nghệ của quân đội nước này với các đối thủ chiến lược khác”, theo Alexandra Marksteiner, một nhà nghiên cứu khác của SIPRI.

Trung Quốc là nước có ngân sách cho quân sự cao thứ 2 trên thế giới trong năm 2021, ước tính hơn 290 tỷ USD. Trong 27 năm qua, ngân sách quốc phòng thường niên của nước này liên tục tăng.

Ấn Độ là nước chi tiền “khủng” thứ 3 cho quân đội, với hơn 76 tỷ USD. Anh ở vị trí thứ 4 với 68 tỷ USD.

Tiến Dũng [Theo Al Jazeera]

Các quốc gia trên thế giới đã tăng cường kho vũ khí quân sự của mình bất chấp suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19, khiến chi tiêu quân sựtoàn cầu năm ngoái tăng 0,7% so với năm 2020, ghi nhận 7 năm tăng liên tiếp.Khi căng thẳng gia tăng ở châu Âu, nhiều quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO] tăng cường mua sắm vũ khí. Năm 2021, 8 quốc gia thành viên NATO đã đạt chỉ tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng.

Ảnh minh họa: Qdnd.vn

Trung Quốc, quốc gia có ngân sách quốc phòng năm 2021 khoảng 210 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới, đã tăng chi tiêu quân sự lên 4,7% trong năm ngoái, đánh dấu đà tăng năm thứ 27 liên tiếp. Tuy nhiên,Mỹ, quốc gia bỏ xa bất kỳ nước nào khác trên thế giới về ngân sách quốc phòng, trong năm2021lại đi ngược xu hướng toàn cầu và giảm 1,4% chi tiêu quân sự.

Chi tiêu quân sự của Nga năm 2021 tăng 2,9%, đánh dấu đà tăng năm thứ 3 liên tiếp, lên 65,9 tỷ USD, đứngthứ 5 thế giới.

MAI NGUYÊN

Một báo cáo vừa công bố của GlobalData, một trong những công ty hàng đầu thế giới về phân tích dữ liệu, dự đoán Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên theo cấp số nhân để bảo vệ lãnh thổ và lợi ích quốc gia trong khu vực Biển Đông và đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân.

Báo cáo có tên “Thị trường quốc phòng Việt Nam - Mức độ hấp dẫn, cảnh quan cạnh tranh và dự báo đến năm 2027” của GlobalData dự đoán mức độ chi tiêu quốc phòng của Việt sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm [CAGR] ở mức cao đến 8,5% trong giai đoạn 2023-2027, lên 8,5 tỷ đôla vào năm 2027.

Rủi ro an ninh cao trong đại dịch

Nhận định về mức dự đoán này, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc viện ISEAS của Singapore cho rằng đây là con số khả dĩ.

“Ngay cả hai năm vừa rồi có đại dịch nhưng chi tiêu quốc phòng không bị giảm, đó là tôi chưa nói nó còn tăng lên, bởi vì ở đây người ta nghĩ rằng có một trong những khả năng là xảy ra chiến tranh dễ hơn, tức là rủi ro chiến tranh nóng cao hơn, khi có đại dịch”, TS. Hà Hoàng Hợp nói với VOA.

Akash Pratim Debbarma, chuyên gia phân tích hàng không và quốc phòng tại GlobalData, cho rằng mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng đã thể hiện khả năng phục hồi đáng kể. Chuyên gia này nói: “Kế hoạch mua sắm Tàu ngầm hạng trung và tàu tuần tra của Việt Nam là minh chứng cho cam kết bảo đảm lợi ích quốc gia và bảo vệ yêu sách lãnh thổ của mình trước bất kỳ hành động xâm lược nào từ bên ngoài, trong bối cảnh hiện nay, từ phía Trung Quốc”.

Tuy nhiên, theo TS. Hà Hoàng Hợp, còn có một số yếu tố khác dẫn đến dự tính của Việt Nam về rủi ro chiến tranh và tăng cường chi tiêu quốc phòng, trong đó bao gồm vấn đề sức khoẻ của quân binh, vốn có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và từ đó ảnh hưởng năng lực phòng thủ của quốc gia, và một mối “rủi ro an ninh trực tiếp” khác.

Ông nói: “Rõ ràng hiện nay người ta không biết Covid xuất xứ từ đâu. Nếu giả định là từ Vũ Hán, Trung Quốc, thì đấy có phải là một sự che giấu một cuộc chiến tranh sinh học hay không? Tất cả đều phải đặt ra. Có thể người ta không nói ra nhưng mà người ta phải tính”.

Ngoài những dự tính trên, một lý do khác khiến chi tiêu quốc phòng của Việt Nam không giảm xuống, ngay cả trong đại dịch, theo TS. Hà Hoàng Hợp, là vì các khoản chi “không thể dừng lại được” trong các hợp đồng mua sắm trang thiết bị, vũ khí trong kế hoạch dài hạn hiện đại hoá quân đội của Việt Nam.

Theo Defense News, ngân sách quốc phòng của Việt Nam đã gia tăng mỗi năm kể từ năm 2015, với đà tăng trưởng trung bình khoảng 7,2% mỗi năm.

‘Không mua sắm mãi được’

Hướng hiện đại hoá quân đội của Việt Nam là tiếp tục mua sắm vũ khí mới phần lớn [trên 70%] từ Nga. Song song với đó là tìm kiếm các nguồn cung cấp khác như từ Mỹ, tây Âu, Nhật Bản, Israel…, TS. Hà Hoàng Hợp nói. Trong đó, nguồn cung từ Mỹ hay tây Âu thì “chưa có bước tiến lớn” ngoài việc mua sắm một vài thiết bị cho hải quân như radar tầm xa và đang đặt vấn đề mua tên lửa của tây Âu để phục vụ cho việc phòng vệ ngoài biển.

Theo GlobalData, với mối quan tâm trong việc mua sắm máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 [Su-57] của Nga có lẽ sẽ khiến Việt Nam trở thành khách hàng đầu tiên mua loại máy bay này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có kế hoạch mua máy bay huấn luyện Yak-130, dự kiến sẽ mở đường cho việc mua các loại máy bay phản lực tiên tiến của Nga như Su-30S.

Việc mua sắm vũ khí, thiết bị của Việt Nam, theo TS. Hà Hoàng Hợp, sẽ bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố. Thứ nhất, đối tượng chính mà Việt Nam đầu tư trong việc hiện đại hoá là hải quân và phòng không với tốc độ trang bị nhanh và liên tục. Thứ hai, việc mua sắm vũ khí, thiết bị sẽ tập trung vào những vũ khí quan trọng liên quan đến hệ thống săn ngầm [chống tàu ngầm]; máy bay, thiết bị cảnh báo sớm trên không; hệ thống tác chiến điện tử, thu thập thông tin tình báo tín hiệu; hệ thống tác chiến không gian mạng.

Tuy nhiên, theo lời của nhà nghiên cứu này thì Việt Nam cũng đã đặt ra mục tiêu phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước để đạt được một mức “tự chủ” nhất định, chứ “không thể đi mua sắm mãi được”.

Hiện nay, theo nhận định của TS. Hà Hoàng Hợp, tốc độ phát triển công nghiệp quốc phòng của Việt Nam vẫn còn chậm do thiếu nền tảng công nghệ quốc phòng.

Ông nói: “Trực tiếp liên quan đến công nghệ quốc phòng thì có mấy thứ quan trọng. Thứ nhất là công nghệ vật liệu, thứ hai là con chip điện tử - vi mạch bán dẫn, thứ ba là công nghệ về hoá chất để làm thuốc phóng cho tên lửa hoặc chất đốt trong viên đạn, rồi các công nghệ khác như công nghệ thông tin trong quốc phòng, chẳng hạn như về vô tuyến điện, radar, công nghệ xử lý thông tin, tín hiệu… Những cái đó vô cùng quan trọng nhưng vẫn còn ít ở Việt Nam.”

Nhà nghiên cứu của Viện ISEAS cho biết ngoài “ngân sách cứng” dành cho việc mua sắm vũ khí, thiết bị quân sự và huấn luyện nhân sự, quy hoạch ngân sách của Việt Nam còn có “ngân sách mềm” dành cho việc cảnh báo và phòng bị những rủi ro an ninh trực tiếp hoặc phi truyền thống và khoản ngân sách này không chỉ liên quan đến Bộ Quốc phòng mà còn có các bộ khác.

9 tháng 2 2022

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Máy bay Yak-130 của Nga

Để bảo vệ lãnh thổ và lợi ích quốc gia trên Biển Đông cùng với nhu cầu hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân, Việt Nam đã tăng chi tiêu quân sự, theo GlobalData.

Chi phí mua lại quốc phòng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân và dự báo đạt độ tăng trưởng kép hàng năm [CAGR] ở mức kỷ lục 8,5% giai đoạn 2023-2027, đạt 8,5 tỷ đôla vào năm 2027, theo GlobalData.

Báo cáo của GlobalData, 'Thị trường quốc phòng Việt Nam - Mức độ hấp dẫn, cảnh quan cạnh tranh và dự báo đến năm 2027', cho thấy Việt Nam tập trung tăng đầu tư vào hoạt động mua lại và ngân sách hoạt động khác.

Biển Đông: TQ tập trận quy mô ở Hoàng Sa, VN phản ứng

VN tự tin hơn trước TQ trên Biển Đông nhờ chuyến thăm của bà Harris?

Việc VN mua vũ khí Mỹ 'mang tính chất phòng thủ'

Yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông và sức mạnh ngày càng tăng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã thúc đẩy chính phủ Việt Nam tăng cường khả năng quân sự của mình, GobalData nhận định.

Về tiền đồng, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam ghi nhận tốc độ CAGR là 5,9% trong giai đoạn 2018-22, ở mức 138,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2022, Trong khi giai đoạn 2023-27, dự báo tốc độ CAGR tăng mạnh 11,3%, trị giá 228. 2 nghìn tỷ đồng vào năm 2027.

Akash Pratim Debbarma, Chuyên gia phân tích hàng không và quốc phòng tại GlobalData, nhận xét rằng dù nền kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng đã thể hiện khả năng phục hồi đáng kể.

"Kế hoạch mua sắm Tàu ngầm hạng trung và tàu tuần tra là minh chứng cho cam kết của Việt Nam nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia và bảo vệ yêu sách lãnh thổ của mình trước bất kỳ hành động ngoại xâm lược nào, trong bối cảnh hiện nay, từ Trung Quốc ", Asia Pacific Defence Reporter dẫn lời ông Akash Pratim Debbarma.

Việt Nam đang tính đến việc mua máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 [Su-57] của Nga. Nếu mua, Việt Nam có thể trở thành khách hàng đầu tiên của Nga về mặt hàng này.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có kế hoạch mua máy bay huấn luyện Yak-130, dự kiến sẽ mở đường cho việc mua các loại máy bay phản lực tiên tiến của Nga như Su-30S.

Ngân sách quốc phòng của Việt Nam đã gia tăng mỗi năm từ năm 2015, với đà tăng trưởng trung bình khoảng 7,2% mỗi năm, theo Defense News.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật ở Hà Nội, sẽ bán thiết bị

Thấy gì qua việc Mỹ giúp VN đào tạo phi công quân sự?

Có mâu thuẫn trong Sách trắng Quốc phòng 2019 của VN?

Hồi đầu năm ngoái, Việt Nam đã ký hợp đồng để mua 12 máy bay phản lực huấn luyện L-39NG của hãng Aero Vodochody, Séc. Dự kiến, các máy bay chiến đấu này sẽ được giao cho Việt Nam trong thời gian từ 2023 đến 2024.

Giá trị của hợp đồng, này, theo Defense News, không được tiết lộ

Đầu năm 2020, Việt Nam cũng ký hợp đồng đặt mua 12 máy bay huấn luyện phản lực Yak-130 của Nga.

Việt Nam chủ yếu trang bị cho quân đội của mình các vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc mua máy bay vận tải của Airbus, và tiếp nhận các tàu đã qua sử dụng của hải quân Hàn Quốc và Cảnh sát biển Hoa Kỳ, bài viết trên Defense News cho hay.

Video liên quan

Chủ Đề