Nếu và phân tích nội dung quản lý ý tưởng dự án

PMI [Project Management Institute] nhận định về quản lý dự án như sau: “Việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động nhằm đáp ứng các yêu cầu của một dự án nào đó”. Quy trình dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thường được chia thành 5 giai đoạn cơ bản. Trước khi đi vào phân tích các giai đoạn trong quản lý dự án, chúng ta cùng tìm hiểu quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.

Mục tiêu cơ bản của việc quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc được hoàn thành theo yêu cầu và đảm bảo chất lượng trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi.

Các chức năng chính của quản lý dự án

  • Lập kế hoạch bao gồm việc xác định mục tiêu, công việc và dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án.
  • Tổ chức, tiến hành phân phối nguồn lực gồm tiền, lao động, trang thiết bị, việc điều phối và quản lý thời gian.
  • Lãnh đạo.
  • Kiểm soát quá trình, theo dõi kiểm tra tiến độ dự án, phân tích tình hình thực hiện, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
  • Quản lý điều hành dự án.

5 giai đoạn quản lý dự án cơ bản

1. Khởi động dự án

Ý tưởng của dự án được thử nghiệm cẩn thận để chắc chắn rằng dự án đó có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/tổ chức hay không. Trong suốt giai đoạn này, sẽ xác định thành viên thuộc nhóm người đưa ra quyết định dự án có khả năng triển khai.

2. Lên kế hoạch

Kế hoạch dự án, tôn chỉ dự án [project charter] và phạm vi dự án nên được phác thảo, liệt kê cụ thể. Trong giai đoạn này, nhóm dự án nên sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, cái nào cần làm trước, tính toán ngân sách và thời gian thực hiện, xác định những nguồn lực cần thiết.

3. Tiến hành dự án

Từng nhiệm vụ được phân phối cho từng thành viên trong nhóm dự án và họ có trách nhiệm hoàn thành chúng nhằm mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp/tổ chức. Đây là một thời điểm tốt để cập nhật các thông tin quan trọng liên quan đến quản trị dự án.

4. Báo cáo kết quả dự án

Quản lý dự án [Project Manager – PM] sẽ giám sát tình trạng hiện tại và tiến độ thực hiện dự án, cũng như các nguồn lực cần thiết trong dự án. Trong giai đoạn này, quản lý dự án [PM] có thể điều chỉnh kế hoạch hoặc bất cứ điều gì cần thiết để kịp tiến độ thực hiện.

5. Đóng dự án

Sau khi hoàn thành các công việc và khách hàng chấp nhận với kết quả dự án, nhóm dự án nên đánh giá dự án để học tập và tiếp tục phát huy những điểm thành công cũng như rút kinh nghiệm từ những sai sót.

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực có các dự án và quy trình quản trị dự án khác nhau. Tuy nhiên, trên đây là những giai đoạn cơ bản của một dự án. Các mục tiêu bao trùm chủ yếu là để cung cấp một sản phẩm, thay đổi một quá trình hoặc để giải quyết một vấn đề để mang lại lợi ích cho tổ chức.

Các hình thức và mô hình tổ chức quản lý dự án

1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Chủ đầu tư sử dụng bộ máy sẵn có của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý riêng để quản lý dự án riêng để quản lý việc thực hiện các công việc của dự án. Ban quản lý dự án có thể quản lý dự án nhiều dự án một lúc sẽ được giải tán khi dự án thành công.

2. Chủ nhiệm điều hành dự án

Chủ đầu tư giao cho ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc thuê một doanh nghiệp, tổ chức có đủ điền kiệm, năng lực chuyên môn đứng ra quản lý toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Ban quản lý dự án là một pháp nhân độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.

3. Chìa khóa trao tay

Chủ đầu tư giao cho một nhà thầu [có thể do một số nhà thầu liên kết lại với nhau] thay mình thực hiện toàn bộ các công việc từ lập dự án đầu tư đến thực hiện dự án và bàn giao toàn bộ dự án đã hoàn thành cho chủ đầu tư khai thác, sử dụng.

4. Mô hình tổ chức quản lý dự án thao các bộ phận chức năng

Là mô hình trong đó chủ đầu tư không thành lập ra ban quản lý dự án chuyên trách mà thành viên của ban quản lý dự án là các cán bộ từ các phòng ban chức năng làm việc kiêm nhiệm hoặc chức năng quản lý dự án được giao cho một phòng chức năng nào đó đảm nhiệm.

5. Mô hình tổ chức quản lý dự án có ban quản lý dự án chuyên trách

Chủ đầu tư thành lập ra ban quản lý dự án chuyên trách, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ các công việc của dự án.

6. Mô hình tổ chức quản lý dự án theo ma trận

Là mô hình trong đó thành viên của nhóm dự án được tập hợp từ các các bộ của các bộ phận chức năng khác nhau dưới sự điều hành của nhóm trưởng còn gọi là giám đốc [chủ nhiệm] dự án. Mỗi cán bộ có thể tham gia cùng lúc vào hai hoặc nhiều dự án khác nhau và chịu sự chỉ huy đồng thời của cả trưởng nhóm dự án và trưởng bộ phận chức năng.

Quý  doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý dự án, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất hoặc đăng ký tại đây.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 

🌏 //faceworks.vn/

Quản lý dự án là một công việc rất quan trọng và đòi hỏi tinh thần làm việc nhóm cũng như khả năng tư duy logic khá cao. Bên cạnh đó, quản lý dự án luôn cần thiết đối với những dự án, kế hoạch, công trình quy mô lớn. Bài viết hôm nay sẽ có câu trả lời chi tiết hơn về quản lý dự án là gì và những vấn đề xoay quanh.

Quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án là gì? Là một ngành học nghiên cứu về sự phối hợp và kiểm soát chặt chẽ từ việc lên kế hoạch dự án, quản lý thời gian, phân bổ nguồn lực và cuối cùng là phát triển dự án để đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn, trong phạm vi ngân sách. Kết quả của dự án là đạt những yêu cầu về mặt kỹ thuật, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ bằng tất cả những phương pháp và điều kiện tối ưu.

Quản lý dự án là gì? Có quan trọng không?

Sau khi tìm hiểu về quản lý dự án là gì, chúng ta cũng có thể hình dung được quá trình của công việc quản lý dự án. Gồm 3 giai đoạn chính là lập kế hoạch, điều phối thực hiện và giám sát tiến độ.

Viện Quản Lý Xây Dựng thường xuyên khai giảng các lớp học cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng 1, 2,3 chất lượng, uy tín với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tham khảo ngay!

Lập kế hoạch: là giai đoạn khởi đầu cho một dự án. Gắn liền với những ý tưởng bằng cách xây dựng mục tiêu, xác định vai trò của từng cá nhân, tính toán các nguồn lực tham gia và phối hợp thành một quá trình thống nhất, logic nhất. Có thể lập kế hoạch qua sơ đồ hoặc qua các phương pháp truyền thống.

Điều phối thực hiện: là sự phân phối các nguồn lực gồm có vốn, lao động, trang thiết bị. Từ đó sẽ có phương pháp giám sát dự án đảm bảo theo kịp tiến độ thời gian. Phác thảo một sơ đồ gồm có ngày bắt đầu, ngày kết thúc và dự trù cả những tình huống xấu có thể xảy ra.

Quản lý dự án gồm những quy trình gì?

Giám sát tiến độ công việc: hành động của quá trình điều phối chính là giám sát. Nhiệm vụ chính của công đoạn này là phân tích tình hình, báo cáo tình trạng và đề ra những biện pháp nếu có những trở ngại trong khi thi công. Song song với giám sát, có sự đánh giá khách quan kết quả giữa kỳ và cuối kỳ để rút kinh nghiệm hoặc thay đổi phương án.

Ban quản lý dự án là gì?

Ban quản lý dự án là gì? Là một hội đồng gồm nhiều thành viên, áp dụng những kiến thức, công cụ và kỹ năng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng yêu cầu của dự án. Một ban quản lý dự án sẽ đảm nhận tất cả những quy trình nêu trên để phối hợp thực hiện cùng những ban khác đảm bảo thành quả của dự án về mặt thời gian và nguồn vốn.

Ban quản lý dự án là gì?

Bạn có thắc mắc ITB là gì trong đấu thầu không? Nếu chưa tìm được lời giải đáp hãy tham khảo ngay bài viết của Viện Quản Lý Xây Dựng nhé!

Nhiệm vụ của ban quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án là gì và ban quản lý dự án có nhiệm vụ gì? Dưới đây là một quy trình công việc cụ thể của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng:

Lập kế hoạch dự án

Là nhiệm vụ đầu tiên ban quản lý dự án. Gồm các quy trình cụ thể như sau lập, trình và chờ phê duyệt kế hoạch dự án. Trong đó, cần xác định được nguồn lực cần sử dụng, thời hạn hoàn thành và mục tiêu về chất lượng khi bàn giao.

Chuẩn bị đầu tư

Sau khi kế hoạch đã được thông qua thì tiếp theo nhiệm vụ của ban quản lý dự án là gì? Chính là tiến hành triển khai như quy hoạch xây dựng, sử dụng tài nguyên, cơ sở hạ tầng  và cảnh quan liên quan đến thi công công trình. Giải ngân vốn đầu tư và tiếp tục chuẩn bị cho các dự án khác.

Thực hiện thi công

Là một khâu tổ chức có sự góp phần và hỗ trợ chặt chẽ của các ban khác. Gồm các công việc cụ thể như sau thuê tư vấn viên để giám sát và đóng góp ý tưởng, thiết kế thẩm định và tổ chức phê duyệt thiết kế.

Nhiệm vụ của ban quản lý dự án là gì?

Bên cạnh đó, cũng phải hợp tác với những cơ quan chức năng khác để bồi thường về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và giao nhận đất. Sau khi đã bàn giao mặt bằng thành công, ban quản lý dự án sẽ lựa chọn nhà thầu phù hợp và ký kết hợp đồng xây dựng. Nghiệm thu công trình sau khi đã hoàn tất thi công. Sau đó, ban quản lý dự án cũng sẽ tiến hành chạy thử nghiệm.

Nhiệm vụ tài chính

Thực hiện quản lý tài chính, tài sản đối với công trình mà mình đảm nhận. Cùng với đó là giải ngân vốn đúng theo tiến độ của dự án và đúng với hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.

Ngoài câu hỏi: “Quản lý dự án là gì?” bạn cũng đừng quên tìm hiểu xem hoạt động tư vấn quản lý dự án là gì bằng cách truy cập vào bài viết của Viện Quản Lý Xây Dựng nhé!

Nhiệm vụ hành chính

Khen thưởng hay kỷ luật đối với các cá nhân vi phạm, gây ra hậu quả xấu đối với kết quả công trình hoặc trong quá trình thi công có hành vi gian lận. Ban quản lý dự án cũng sẽ cung cấp thông tin và giải trình kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.

Như vậy, bài viết cũng đã có câu trả lời chính xác nhất về câu hỏi đầu bài: “quản lý dự án là gì”. Cũng qua đây, bạn có thể hình dung được phần nào công việc và vai trò của một ban quản lý dự án cũng như quyền hạn của họ. Hãy liên hệ qua hotline: 0968.181.518 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề