Phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu -- Trọng Thủy

       Truyền Thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy kể về quá trình An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa, chế tạo thành công nỏ thần, nhận được sự giúp đỡ của Rùa Vàng và nguyên nhân nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” có liên quan đến mối tình Mị Châu, Trọng Thủy. Truyện được rút ra từ truyện Rùa Vàng trong tuyển tập Lĩnh Nam chích quái.

Thân bài Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

       Khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa, hễ đắp tới đâu lại lở đến đó bèn lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, chỉ trong nửa tháng đã xây xong thành, lấy tên là Loa Thành. Nhà vua luôn lo lắng, trăn trở và suy nghĩ cho sự an nguy của đất nước. Việc đó được thể hiện qua việc An Dương Vương xây thành, dù nhiều lần bị lở nhưng vẫn quyết tâm xây làm cảm động thánh thần, bèn ra tay giúp sức. An Dương Vương bày tỏ thái độ quý trọng hiền tài, ta có thể thấy từ việc ông mừng rỡ, thi lễ tiếp đón cụ già và Rùa Vàng.

        Khi thành Cổ Loa xây xong thì Rùa thần từ biệt ra về, vua cảm tạ nói “Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?” Rùa Vàng bèn tháo vuốt đem cho nhà vua và nói: “Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì sẽ không lo gì nữa”. Qua hành đồng của hai nhân vật ta thấy vua An Dương Vương lo cho an nguy xã tắc, là một vị vua tài đức nên đã làm cảm động Rùa Vàng mà lấy vuốt của mình dâng cho An Dương Vương.

         Vua lấy vuốt rùa thần chế thành nỏ, lúc Triệu Đà đem quân sang xâm lược, vua lấy nỏ thần ra bắn làm cho bọn giặc phải tháo chạy, không dám đối chiến mà phải xin hòa. Kể từ đó, dân chúng sống trong yên bình nhờ công lao to lớn của An Dương Vương.

         Hình tượng chiếc nỏ thần vô cùng độc đáo khắc họa một sức mạnh phi thường mà thần linh ban tặng cho người hiền tài, đức độ như An Dương Vương. Chiếc nỏ thần cũng là một hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh của toàn thể dân tộc nước Âu Lạc với tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chiến đấu đánh bại mọi kẻ thù xâm lăng.

        An Dương Vương xây thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước, chế tạo nỏ thần để chiến đấu chống kẻ thù xâm lăng đem lại những chiến công to lớn. Thể hiện sự ca ngợi của nhân dân một vị vua anh minh, sáng suốt, luôn quan tâm đến vận mệnh của đất nước qua việc trọng người tài và ra sức xây thành, đắp lũy. Bằng những chi tiết nghệ thuật hư cấu, tưởng tượng kết hợp với lịch sử oai hùng đã làm nên một câu chuyện hết sức thú vị và kích thích người đọc.

        Qua đó, ta còn thấy được một bài học mà nhân dân ta muốn truyền đạt lại cho đời sau về mất nước với những sai lầm của An Dương Vương và câu chuyện tình yêu Mị Châu- Trọng Thủy thấm đẫm nước mắt.

Soạn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy [chi tiết]

         Sai lầm nhất mà An Dương Vương gây nên đó là gả con gái của mình cho con trai kẻ thù, thậm chí còn cho hắn ở rể. Hành động chủ quan đó đã gánh theo biết bao nhiêu hệ lụy là Trọng Thủy lấy trộm nỏ thần đem về nước. Sai lầm tiếp nối sai lầm của An Dương Vương chính là khi đất nước lâm nguy, giặc xâm bờ cõi vẫn ung dung đánh cờ. Sự chủ quan, khinh địch dẫn đến khi phát hiện nỏ thần bị lấy cắp thì đã quá muộn, trở tay không kịp. Trước những sai lầm đó, An Dương Vương đã sửa chữa lỗi lầm của mình bằng việc chém Mị Châu để tạ lỗi với đất nước dù cho đó là tình ruột thịt cha con. Hình ảnh vua cầm sừng dê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển thể hiện thái độ khoan dung và trân trọng của nhân dân dành cho vị vua.

        Câu chuyện bi kịch Mị Châu- Trọng Thủy cũng được nhân dân khắc họa lại bằng hình tượng ngọc trai- giếng nước. Mị Châu là con gái của An Dương Vương được gả cho Trọng Thủy- con trai của Triệu Đà. Nàng mang trong mình danh phận công chúa tuy đáng thương nhưng cũng đáng trách vì đã quá tin lời Trọng Thủy, để cho Trọng Thủy dễ dàng lấy cắp nỏ thần. Không những thế con rắc lông ngỗng chỉ đường cho quân giặc đuổi theo cha mình. Cuối cùng với sai lầm của Mị Châu, An Dương Vương đã rút đao chém chết Mị Châu. Tuy vậy, Mị Châu đáng thương ở chỗ nàng được gả cho Trọng Thủy, nàng đã quá ngây thơ và tôn thờ tình yêu đến mức mù quáng với Trọng Thủy dẫn đến những hành động sai lầm kia phải chăng cũng là hợp lý. Cũng chính vì thế mà nhân dân đã thể hiện thái độ cảm thông bằng chi tiết “Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành ngọc trai”.

       Sau khi Mị Châu chết, Trọng Thủy hối hận trong muộn màng, thương tiếc Mị Châu khôn cùng mà lao đầu xuống giếng chết. Nhân dân còn tạo ra câu chuyện “giếng nước- ngọc trai” như sự thể hiện bao dung, luyến tiếc cho một cuộc tình bi đát, đáng thương.

       Qua câu chuyện mất nước này, nhân dân ta muốn dạy cho người đời sau bài học quý báu là luôn đề cao tinh thần, cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù. Không được chủ quan, khinh địch, lơ là cảnh giác kẻ thù.

Kết bài Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

        Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy đã giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc cùng với thái độ khoan dung, nhân hậu của nhân dân ta trước những tội nhân cũng như truyền đạt lại những bài học quý giá cho con cháu đời sau. Bằng nghệ thuật kết hợp lịch sử dân tộc với các yếu tố hư cấu, kì ảo “Rùa Vàng” “Nỏ thần”,... đã góp phần xây dựng cho thể loại truyền thuyết.

Các bài viết liên quan khác:

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

Xem thêm: Dàn ý Phân tích nhân vật An Dương Vương hay nhất

Bài giảng: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Cô Trương Khánh Linh [Giáo viên VietJack]

Quảng cáo

     Nhân vật An Dương Vương trong tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Đó vừa là ông vua anh minh sáng suốt nhưng vì một phút chủ quan mà dẫn đến bi kịch mất nước. Số phận bi kịch của nhân vật để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau.

     An Dương Vương là một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng. An Dương Vương nối nghiệp các vua Hùng đã dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng Cổ Loa để mở rộng giao thương về kinh tế, văn hóa. Quá trình dời đô phản ánh sự lớn mạnh của nhà nước Âu Lạc, đồng thời phản ánh trí tuệ bản lĩnh sáng suốt của vua An Dương Vương.

Quảng cáo

     Quá trình dựng nước luôn đi liền với quá trình giữ nước, cho nên ngay khi về Cổ Loa, vua An Dương Vương đã cho xây dựng thành kiên cố để chống giặc ngoại xâm. An Dương Vương tự chuẩn bị cho mình sự che chở nhân tạo là chín vòng thành. Nhưng ngày xây thì đêm đổ, vua bèn “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần”. Chi tiết một cụ già từ phương Đông đi tới báo sẽ có người đến giúp, và sự giúp đỡ của Rùa Vàng đã khẳng định tính chất đúng đắn của việc xây dựng Loa Thành. Dưới sự giúp đỡ của Rùa Vàng, không lâu sau thì chín vòng thành đã xây xong, tạo thành một thành lũy kiên cố bảo vệ đất nước. Hình ảnh Loa Thành “rộng hơn ngàn thước, xoắn như hình trôn ốc” phản ánh tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ đất nước, quyết tâm cao độ chống giặc ngoại xâm của nhà vua và toàn thể nhân dân Âu Lạc.

     Không chỉ vậy ông còn có tầm nhìn xa trông rộng, khi xây thành xong ông bày tỏ nỗi lòng với Rùa Vàng: “Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”. Nỗi băn khoăn ấy đã phản ánh nỗi lo lắng thường trực của đất nước thường có nạn giặc ngoại xâm. Được Rùa Vàng tặng vuốt, An Dương Vương ngay lập tức chế tạo nỏ thần, thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc xâm lược của vua tôi Âu Lạc. Và nhờ sự chuẩn bị ấy, vua tôi An Dương Vương đã giành được thắng lợi to lớn, đánh tan sự xâm lược của quân Triệu Đà, chúng thua lớn, “chạy về Trâu Sơn đắp lũy không dám đối chiến, bèn xin hòa”. Điều đó khẳng định công lao và vai trò to lớn của An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

     Nhưng vì một phút lơ là, mất cảnh giác ông đã rơi vào bi kịch mất nước. Triệu Đà biết không thể chống lại vũ khí đánh xa và chín vòng thành của An Dương Vương nên tìm cách trì hoãn bằng cách cầu hòa. An Dương Vương không nhận ra mưu sâu kế hiểm ấy nên nhận lời. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy. An Dương Vương cũng không mảy may nghi ngờ, nhận lời gả người thân duy nhất của mình cho con trai kẻ thù. An Dương Vương không hề có kế sách đối phó. An Dương Vương cho Trọng Thủy sang ở rể theo tục lệ của nước Âu Lạc. Đây chính là đầu mối đầu tiên dẫn đến bi kịch mất nước sau này, An Dương Vương đã tạo cơ hội thuận lợi cho tên gián điệp đội lốt chủ rể khám phá bí mật quân sự quốc gia.

Quảng cáo

     Người đứng đầu quốc gia như vậy thì con gái là Mị Châu cũng không hề nghi ngờ, để con trai kẻ thù là nội gián, nàng ngây thơ tin tưởng và tiếp tay cho Trọng Thủy tráo đổi nỏ thần. Trước đây cảnh giác bao nhiêu dời đô về, sợ kẻ thù sẽ kéo sang, nên chuẩn bị chín vòng thành và vũ khí đánh xa nhưng đến đây An Dương Vương hoàn toàn không chút cảnh giác, ngủ quên trên chiến thắng, cậy mình có nỏ thần mà không hề phòng bị. Quân Triệu Đà kéo sang, An Dương Vương vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ cười mà hỏi rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Sự nghiệp bao nhiêu năm gây dựng bỗng chống tan thành mây khói, vì chủ quan, mất cảnh giác, An Dương Vương đã để đất nước rơi vào tay kẻ thù. An Dương Vương mang theo con gái Mị Châu bỏ chạy, tình thế vô cùng nguy cấp, nhà vua bị đẩy đến bước đường cùng: Trước mặt là biến cả mênh mông, sau lưng quân giặc đã đuổi đến cận kề, ông thất vọng kêu cứu sứ Thanh Giang: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa Vàng xuất hiện và chỉ kẻ sau lưng chính là giặc. An Dương dù vô cùng đau khổ nhưng phải rút gươm giết chết người con gái duy nhất của mình. Hành động đó thể hiện sự kiên quyết, dứt khoát, ông thực hiện nó khi đứng trên lập trường công dân, công lí và quyền lợi của dân tộc để trừng trị kẻ có tội với đất nước. Như vậy, cùng một lúc An Dương Vương phải đối mặt với hai bi kịch: bi kịch mất nước và bi kịch nhà tan, giết chết người con mình yêu quý. Hành động cuối cùng của ông tuy muộn màng nhưng cũng là sự thức tỉnh, bài học xương máu cho thế hệ sau trong quá trình giữ nước.

     Sau khi giết chết Mị Châu, An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc trở về biển cả. Nhân dân ta đã bất tử hóa sự sống của An Dương Vương. Chi tiết kì ảo thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân. Nhân dân tiếc thương vị anh hùng có công dựng nước nhưng vì một chút lơ là mà cơ đồ đắm biển sâu. An Dương Vương tuy có tội nhưng là vô tình nên được nối dài sự sống.

     Xây dựng nhân vật An Dương Vương các tác giả đã sử dụng nhiều yếu tố kì ảo: sự giúp đỡ của Rùa Vàng, nỏ thần,… để khẳng định đề cao những chiến công của ông đối với đất nước. Giọng điệu phong phú, khi ngợi ca tôn vinh, khi ngậm ngùi, chua xót cho cảnh nước mất nhà tan.

     Qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, các tác giả dân gian đã dựng lên chân dung vị vua vừa có công vừa có tội. Có công khi đã dời đô, xây dựng kinh thành kiên cố, phát triển đất nước giàu mạnh. Có tội vì đã lờ là mất cảnh giác để đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân chịu cảnh lầm than. Nhân vật đã để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau về việc dựng nước và giữ nước, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước kẻ thù.

   An Dương Vương xây thành Cổ Loa nhiều lần nhưng đắp tới đâu thì lại lở tới đấy. Nhà vua được thần linh giúp đỡ đã xây xong thành.

   Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn khẳng định An Dương Vương là vị vua có tinh thần yêu nước, bảo vệ đất nước.

   Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện bản chất như thế nào?

   Sự mất cảnh giác vì nhà vua không phát hiện bản chất của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ muốn thôn tính Âu Lạc mà còn cho Trọng Thủy cầu hôn Mị Châu để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc.

   Trọng Thủy đã lừa Mị Châu, xem trộm nỏ thần và đã tìm cách đánh tráo lẫy nỏ, Mị Châu đã tiết lộ bí mật quốc gia để Trọng Thủy biết được vũ khí lợi hại của đất nước.

   Khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: Đà không sợ nỏ thần sao?. Chứng tỏ nhà vua chủ quan không biết rằng việc bảo vệ đất nước phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù mọi nơi, mọi lúc. Vì vậy đất nước phút chốc rơi vào bi kịch nước mất, nhà tan.

   Đây là bài học thời sự trong việc bảo vệ đất nước.

   Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái, nhân dân ta muốn biểu lộ thái độ công bằng trước lịch sử. Rùa Vàng - biểu tượng dân tộc - giúp nhà vua xây thành, chế nỏ là trí tuệ, sức sáng tạo, công sức bền bỉ của cha ông ta trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước. Rùa Vàng gọi Mị Châu là giặc vì chính nàng là người có Trái tim nhầm chỗ để trên đầu nên phải chịu nhận cái chết do chính cha mình với tư cách người đứng đầu quốc gia trừng phạt. Cũng chứng tỏ thái độ không khoan nhượng của nhân dân đối với bất kì hành động nào làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.

   Việc mất nước Âu Lạc, người chịu trách nhiệm chính là An Dương Vương. Ông vua tuy có công xây dựng, bảo vệ đất nước nhưng đã chủ quan, mất cảnh giác xem thường kẻ địch dẫn đến bi kịch quốc gia, gia đình, cá nhân. Thảm họa xảy ra, An Dương Vương đã đặt việc nước lên trên việc nhà, quan hệ vua - tôi trên quan hệ cha con [chém chết Mị Châu]. Rùa Vàng dẫn lối cho nhà vua xuống biển, không để ông chết, không cho quân thù lấy được xác vua. Chi tiết này thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Thể hiện sự cảm thông, kính trọng của nhân dân đối với An Dương Vương, dẫu ông có tội lớn - để mất nước. Đó cũng là sự phán xét công bằng của cha ông ta.

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy.jsp

Video liên quan

Chủ Đề