Nếu nhà tư bản trả lương theo đúng giá trị

TRUNG TÂM GIA SƯ GLORY    -    TRUNG TÂM UY TÍN TẠI HẢI PHÒNG.    ĐỊA CHỈ: NGÕ 275 ĐÔNG KHÊ, NGÔ QUYỀN, HẢI PHÒNG

[Đề nhớ lại, các em có thể xem lại nội dung về hàng hóa sức lao động nhé.] Để trả lời câu hỏi này, ta thấy rằng, giá trị của hàng hóa sức lao động được đo bằng giá trị của toàn bộ số tư liệu sinh hoạt dùng để tái sản xuất sức lao động của người công nhân và con cái anh ta. Nhà tư bản trả công cho người công nhân, tối thiểu phải đủ để tái sản xuất sức lao động , tiền công đó ký hiệu là : v. Hơn nữa, hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa có giá trị sử dụng đặc biệt, khi sử dụng nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Cụ thể thì: Trong khi, sử dụng hàng hóa sức lao động, có thể tạo ra giá trị thặng dư [ký hiệu m]. Nên khi, nhà tư bản trả công cho người lao động , tức là trả v, thì nhà tư bản vẫn chiếm được phần giá trị thặng dư là m, các bạn nhé.

Tóm lại, Khi nhà Tư bản trả tiền công cho người công nhân đúng bằng giá trị hàng hóa sức lao động thì nhà tư bản vẫn bóc giá trị thặng dư của người công nhân.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Nếu nhà tư bản bán hàng hóa theo đúng giá trị thì chắc chắn có cái mà bạn gọi là "lời", vì giá trị hàng hóa = C + V + M. M biểu hiện ra ngoài thành lợi nhuận. Tham khảo thêm BÓC LỘT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA: là hiện tượng nhà tư bản chiếm một phần giá trị mới do người công nhân tạo ra. Nguyên nhân là, nhà tư bản được quyền sở hữu toàn bộ giá trị mới cho công nhân tạo ra, nhưng vì nhà tư bản phải trả công nhân một phần bằng đúng giá trị sức lao động, thế nên, phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản được hưởng = giá trị mới - giá trị sức lao động. Bóc lột giá trị thặng dư là một hiện tượng liên quan đến quá trình phân phối giá trị mới do công nhân tạo ra. Bản thân quá trình tạo ra giá trị KHÔNG CÓ TÍNH CHẤT BÓC LỘT nào cả. Tức là, việc người lao động làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, việc người lao động ngồi trong phòng làm việc đầy tiện nghi để lao động sản xuất cũng KHÔNG CÓ TÍNH CHẤT BÓC LỘT. HIỆN TƯỢNG BÓC LỘT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CHỈ DIỄN RA SAU ĐÓ, ở trong khâu phân phối, khi phần giá trị mới do công nhân tạo ra là rất lớn [ví dụ 6$], nhưng tất cả giá trị mới đó đều thuộc về nhà tư bản. Công nhân chỉ được nhận lại 1 phần bằng đúng giá trị sức lao động của mình. Có sinh viên lại hỏi rằng, vậy nếu có một nhà máy hoàn toàn chỉ có Robot làm việc, không có con người ở trong đó, thì có sự bóc lột giá trị thặng dư không? Câu trả lời là KHÔNG! Trong bản thân nhà máy đó thì không có sự bóc lột giá trị thặng dư, nhưng trên toàn xã hội thì vẫn còn sự bóc lột giá trị thặng dư, vì có phải nhà tư bản nào cũng đạt đến trình độ thay toàn bộ con người bằng máy móc. Hơn nữa, mặc dù không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng những chiếc máy móc tự động trong nhà máy hiện đại đó vẫn giúp người chủ nhà máy thu được lợi nhuận cực cao, vì việc thu lợi nhuận và việc tạo ra giá trị thặng dư là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Khi sử dụng máy móc tự động hóa hoàn toàn, giá cả sản xuất cá biệt của nhà máy sẽ cực kỳ thấp, trong khi đó, ông chủ vẫn bán hàng hóa theo giá cả sản xuất chung cao hơn nhiều, vậy phần chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung [cao] với giá cả sản xuất cá biệt [rất thấp] sẽ tạo ra lợi nhuận siêu ngạch cho chủ nhà máy hiện đại [trong đó, Robot thay thế con người]. Tất nhiên, mặc dù tiến bộ khoa học công nghệ đã vượt bậc rất nhiều kể từ ngày C.Mác và Ph.Ăng ghen nằm xuống, nhưng viễn cảnh mảy móc thay thế con người hoàn toàn còn rất xa vời. VÌ thế lý luận của C.Mác sẽ còn hữu dụng chừng nào con người vẫn tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất. Khi hoạt động sản xuất của cả xã hội đều hoàn toàn do Robot đảm nhận, con người hoàn toàn không phải lao động gì nữa, thì lúc đó, chẳng phải con người đã được giải phóng hoàn toàn khỏi việc "bắt buộc phải lao động để tồn tại" hay sao? Khi ấy, con người chẳng phải đã giải phóng đó sao? Mọi lý luận của C.Mác đều hướng về viễn cảnh con người được giải phóng. THế nên, khi Robot hoàn toàn thay thế con người trong việc sản xuất của cải vật chất, thì lý luận của C.Mác không cần dùng đến nữa [Lý luận đó đã hoàn thành sứ mệnh giải phóng con người rồi].!!! Bao giờ thì máy móc có thể thay thế con người trong quá trình sản xuất của cải vật chất??? Câu trả lời chỉ có ở... chính con người!!!, vì đây là chủ thể tạo ra máy móc. Muốn con người sáng tạo ra những chiếc máy đủ sức thay thế mình, thì con người cần phải được hoạt động trong một nền sản xuất cực kỳ phát triển, nền sản xuất ấy phải không bị giới hạn bởi sự tù túng do "quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa" mang lại, tức là, nền sản xuất ấy phải phát triển hơn cả nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đang có. Tôi đang muốn nói tới nền sản xuất Cộng sản chủ nghĩa, khi đó, con người sẽ sáng tạo ra những "nô lệ" cho chính mình, đó là những chiếc máy thay thế hoàn toàn con người trong việc tạo ra của cải vật chất đủ dùng cho toàn nhân loại. Hy vọng các bạn vẫn đủ kiên nhẫn để đọc đến dòng chữ này, vì như thế có nghĩa là các bạn cũng đã hiểu một phần những gì tôi nói ở trên. Chúc các bạn một tuần học tập hiệu quả!!!

Phan Đình Đức

Trả lời 3 năm trước

Nhà tư bản vẫn có lời bạn nhé. Có thể hiểu như thế này:

Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá.

Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó, mà là nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hoá thấp hơn giá trị và khi bán thì họ bán đúng giá trị của nó. Để làm rõ nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp, có thể nêu ra ví dụ sau [trong ví dụ này giả định không có các loại chi phí lưu thông].

Minh Hoàng

Trả lời 2 năm trước

Xin cảm ơn thông tin của bác nhé

theo mình học là vẫn có lời bạn nhé. Bạn có thể hiểu như sau

Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa [giả định: giá cả = giá trị], nhà tư bản không những bù đắp đúng số tư bản ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.

Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng truớc sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận.

Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức:

W = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành:

W = k + p

Vậy giữa p và m có gì giống và khác nhau?

Giống nhau: cả lợi nhuận [p] và gá trị thặng dư [m] đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.

Khác nhau:

Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân.

Phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư. C.Mác viết: “giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy của giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hóa”. Vì vậy, phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra.

Quốc Trung

Trả lời 1 năm trước

lam sao de hoc gioi mon nay vay

Hiep Pham

Trả lời 2 năm trước

ui, em đang tìm câu trả lời, cảm ơn chủ thớt nhé

Nguyễn Ngọc Ánh

Trả lời 2 năm trước

Vẫn thuđược lợi nhé!!! bạn có thể giải thích thông qua mô hình thặng dư vớicả lợi nhuận [p] và gá trị thặng dư [m]

Video liên quan

Chủ Đề