Nâng bằng b2 lên d mất bao lâu

NGÀY KHAI GIẢNG : Thứ Tư 29/06/2022 [CHỈ CÒN 3 NGÀY KHAI GIẢNG]
5 SUẤT CUỐI GIẢM 50% TRONG KHÓA NÀY

[ Hoặc liên hệ Hotline: 0975 840 339 để được tư vấn nhanh chóng ]

Hiện nay nhu cầu nâng bằng B2 lên D được rất nhiều người quan tâm. Việc nâng dấu giấy phép lái xe giúp cho cánh tài xế có thể điều khiển được nhiều loại xe, hoặc loại xe vận tải có trọng tải nặng hơn.

Vì bằng lái xe hạng B2 chỉ có thể lái xe dưới 9 chỗ ngồi nếu muốn lái xe tải hạng nhẹ, nặng hoặc lái xe khách trên 9 chỗ, thì bắt buộc phải thực hiện việc nâng bằng lái xe ô tô để phù hợp với mục đích sử dụng và đúng quy định của bộ giao thông vận tải. Với bài viết dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu bạn đọc các thủ tục để có thể nâng dấu GPLX một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất.

Hướng dẫn nâng bằng lái xe từ B2 lên D

Là công dân nước Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang định cư hợp pháp hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. Đối với người nước ngoài thì phải được phép cư trú hoặc đang làm việc hoặc hiện đang học tập tại Việt Nam. Có sức khỏe tốt theo quy định của Bộ Y tế. Có giấy xác nhận trong khoảng thời gian lái xe và số km lái xe an toàn theo quy định.

Người học lái xe ô tô để nâng dấu hạng giấy phép lái xe lên các hạng D phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

Điều kiện nâng dấu giấy phép lái xe bằng B2 lên D yêu cầu tài xế phải có đủ 5 năm kinh nghiệm. Tức là tài xế lái xe có thể học và thi bằng B2 ngay từ đầu còn với bằng D thì không thể học và thi trực tiếp như vậy mà phải có bằng lái xe B2 trước đó, tùy vào số năm kinh nghiệm lái xe để nâng dấu bằng lên D.

Độ tuổi được cấp giấy phép lái xe tối thiểu theo quy định hiện nay

Để lấy giấy phép lái xe bằng lái xe ô tô bạn cần đủ tuổi theo giấy chứng minh nhân dân. Độ tuổi lái xe tối thiểu khi học lái xe là 18 tuổi. Ngoài ra những tài xế lái xe trên 60 thời hạn lái xe sẽ là 5 năm sao khi thi bằng lái.

  • Từ đủ 18 tuổi trở lên được học bằng lái xe ô tô B1, B2
  • Từ đủ 21 tuổi trở lên được học bằng lái xe hạng C
  • Từ đủ 24 tuổi trở lên được nâng hạng bằng lái xe D,E
  • Thủ tục nâng dấu giấy phép lái xe bằng B2 lên D cần những gì

Thời gian đào tạo nâng bằng B2 lên D 2020

Khi nâng hạng giấy phép lái xe người tài xế phải đào tạo thêm từ lý thuyết và thực hành. Đối với việc nâng hạng lái xe  hay nâng hạng giấy phép lái xe thì thời gian đào tạo sẽ được quy định cụ thể như sau:

  • Từ hạng C lên D sẽ là 192 giờ [lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144].
  • Đối với hạng D lên E sẽ là 192 giờ [lý thuyết: 48 giờ học, thực hành lái xe: 144].
  • Còn từ hạng B2 lên D: 336 giờ [lý thuyết: 56 giờ học, thực hành lái xe: 280].
  • Từ hạng C lên E: 336 giờ [lý thuyết: 56 giờ học, thực hành lái xe: 280].
  • Giấy phép lái xe Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ học [lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144].

Ngoài ra, người nâng hạng lái xe cần phải kiểm tra các môn học, lý thuyết đào tạo lái  trong quá trình học. Trong đó kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng lên B1, B2, C, D, E sau khi kết thúc khóa học nâng hạng bao gồm các môn Pháp luật giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

Hạng D điều khiển được các loại xe nào

Người có nhu cầu học bằng lái xe từ các hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe từ hạng F phải được đào tạo tập trung tại trường đào tạo lái xe được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo tại trung tâm. 

Trong thời hạn trên một năm kể từ ngày trường đào tạo lái xe kết thúc kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo, nếu không kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải được trường đào tạo lại theo khóa học mới.

Theo quy định luật giao thông đường bộ Việt Nam về phân hạng loại xe như sau:

Giấy phép lái xe Hạng D được cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người từ 10 chỗ đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
  • Các loại xe quy định cho GPLX từ các hạng B1, B2 và C.

Hồ Sơ Cần Để Nâng Dấu GPLX Bằng B2 Lên D

Theo quy định nâng hạng giấy phép lái xe quy định nâng bằng lái xe từ B2 lên D phải lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo, bao gồm:

  • Đơn đề nghị học, thi sát hạch lái xe để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định.
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
  • Giấy khám sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
  • Bản khai thời gian di chuyển và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật.
  • Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D [xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch].
  • Bản sao chụp giấy phép lái xe [xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận giấy phép lái xe].

Điều kiện nâng dấu GPLX bằng B2 lên D

  • Bản sao giấy CMND của người đăng ký học nâng dấu B2 lên D
  • Hồ sơ lái xe bản gốc + Bằng lái xe bản gốc và bản sao, bằng lái xe đủ 5 năm
  • 10 tấm ảnh 3×4 chuẩn theo phông nền xanh
  • Bằng văn hóa cấp 2 gốc [bằng tốt nghiệp trung học cơ sở]

Lưu ý:

  • Học viên học nâng dấu hạng B2 lên hạng D phải đạt từ 28/30 câu cho phần thi lý thuyết của bộ 450 câu hỏi giao thông đường bộ lý thuyết.
  • Phải vượt qua 11 bài thi sa hình lái xe và điểm tối thiểu điểm đạt là 80/100 điểm.

Nâng bằng B2 lên D giá bao nhiêu

Học phí để nâng từ bằng B2 lên D không có mức phí cố định, chúng bị ảnh hưởng bởi khá nhiều nhân tố. Trong đấy nhân tố quan trọng nhất là chất lượng giảng dạy, tập huấn của trung tâm bạn đăng ký. Không những thế những nhân tố thời gian đào tạo, địa phương nộp thủ tục,.. Cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới phí nâng bằng.

Bình thường mức phí để nâng bằng từ B2 lên D dao động trong khoảng 5 triệu đến 8 triệu vnđ tùy theo từng cơ sở tập huấn. Cụ thể chi phí đấy bao gồm các khoảng sau:

  • Giá tiền đào tạo lái xe cho thầy giáo, sân tập
  • Lệ phí khám sức khỏe trước khi nâng hạng
  • Lệ phí chụp ảnh, photo CMND, bằng cấp …
  • Giá tiền cho việc thi sát hạch trên Sở GTVT.

Học lái xe hạng D khi người dân có nhu cầu lái xe 9-30 chỗ ngồi. Đây là hạng xe giúp bạn lái được xe dưới 30 chỗ, ngoài ra bạn có thể lái xe ở các hạng thấp hơn như hạng B2, C. Tuy nhiên, luật giao thông đường bộ quy định rõ điều kiện để học nâng hạng hoặc học bằng lái hạng D. Do đó bạn cần tìm hiểu kỹ điều kiện và hồ sơ học nâng dấu B2 lên D. Taplai.com chúc các bạn lái xe an toàn.

ĐỂ LẠI THÔNG TIN CHÚNG TÔI SẼ GỌI LẠI CHO BẠN

[ Hoặc liên hệ Hotline: 0975 840 339 để được tư vấn nhanh chóng ]

[PLO]- Người học để nâng hạng giấy GPLX lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Hỏi:

Tôi đã có bằng lái xe hạng B2, nay muốn nâng bằng lái xe lên hạng D thì phải có những điều kiện nào?

[nguyenminhoang18@...]

Trả lời:

Căn cứ Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, người học để nâng hạng giấy phép lái xe [GPLX] phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Người học để nâng hạng giấy GPLX lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Như vậy, để nâng hạng giấy GPLX từ hạng B2 lên hạng D bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Có thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên.

- Có 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

- Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Về hồ sơ nâng hạng GPLX lên hạng D

Căn cứ Khoản 2 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định : Cơ sở đào tạo lái xe lập một bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT. Hồ sơ bao gồm: Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của thông tư này. Chứng chỉ đào tạo nâng hạng, danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.

Theo đó, hồ sơ nâng hạng bao gồm:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp GPLX theo mẫu tại Phụ lục 7, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;

- Bản sao giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

- Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu tại Phụ lục 8, Thông tư 12/2017/TT- BGTVT và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;

- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên [xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch];

- Bản sao GPLX [xuất trình bản chính khi dự sát hạch].

- Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;

- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.

LÊ HUY

Video liên quan

Chủ Đề