Mứt dừa làm để được bao lâu

Để có được một món mứt dừa thơm ngon, béo ngọt chất lượng thì bạn nên ưu tiên chọn loại cùi dừa tẻ thì mứt mới mềm, thơm và béo ngọt.

Không nên chọn cơm dừa không quá già vì khi ra thành phẩm sẽ bị khô, khó ăn hoặc không quá non khi làm mứt sẽ dễ bị mềm, chảy nước.

Bạn có thể kiểm tra độ già, non của cùi dừa bằng cách dùng móng tay bấm vào, những miếng dừa có độ dày và độ cứng vừa phải là dừa ngon, thích hợp để làm một mẻ mứt dừa chất lượng.

Làm sạch dầu dừa

Tiếp đến là công đoạn thực hiện món mứt dừa, bạn nên cố gắng sơ chế thật cẩn thận, cạo sạch phần vỏ dừa nâu bên ngoài rồi mới cho vào nồi nước để bóp cho ra bớt phần dầu thừa và rửa sạch dưới vòi nước 3 - 4 lần.

Công đoạn này nếu bạn không loại bỏ phần dầu dừa sạch thì sẽ làm cho phần mứt dễ bị hư, hôi dầu và mất đi độ ngon khi ăn.

Ngâm dừa trong nước ấm

Tiếp đến, bạn ngâm cùi dừa trong nước ấm khoảng 10 phút để loại bỏ hoàn toàn phần dầu dừa.

Sau đó, kiểm tra độ trong của phần nước dừa, rửa nhiều lần đến khi phần nước rửa không còn đục là dừa đã sạch dầu.

2 Cách ngâm đường để dừa không vị vón cục

Để món mứt dừa không bị vón cục nhiều đường, sẽ dễ gây ngán thì bạn phải để cho dừa thật ráo trước khi đem đi sên nhé!

Tùy theo khối lượng cùi dừa bạn làm mà bạn nên cân đối và sử dụng một lượng đường phù hợp để món mứt không quá ngọt.

Khi cho đường vào chảo để sên với dừa, thì bạn nên cố gắng đảo đều tay để đảm bảo mỗi phần cùi dừa đều được phủ một lớp đường cát.

3 Cách sên mứt dừa không bị chảy nước

Bạn nên sử dụng chảo chống dính để sên mứt thì khi hoàn thành phần mứt mới ngon, phần đường mới bọc đều và ăn ngon miệng hơn.

Đồng thời, bạn nhất định phải canh lửa khi sên, điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn. Khi mới cho đường vào thì điều chỉnh lửa nhỏ, từ từ vặn lớn hơn và cố gắng không để đường bị cháy xém.

Trong quá trình sên mứt thì luôn đảo đều tay để mứt dừa ngon, khô và mềm béo hơn nhé!

4 Cách bảo quản mứt dừa sau khi làm

Bảo quản bằng phương pháp phơi mứt ở nhiệt độ cao

Để bảo quản được mứt dừa được lâu mà vẫn đảm bảo chất lượng, độ ngon, mềm và ngọt thì bạn nên sấy ở nhiệt độ 100 độ C.

Nếu nhà bạn không có máy sấy thì có thể thay thế bằng cách tận dụng ánh nắng mặt trời để phơi khô, tuy nhiên thời gian sẽ hơi lâu.

Bảo quản trong tủ lạnh

Hoặc một cách đơn giản hơn là bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Sau khi làm xong, bạn cho mứt dừa vào túi ni lông hoặc lọ thuỷ tinh kín khí.

Một mẹo nhỏ, khi bạn bảo quản mứt dừa trong lọ thuỷ tinh thì nên rắc vào trước một lớp đường mỏng, điều này sẽ giúp bảo quản mứt được lâu hơn đấy.

Bảo quản mứt dừa khi trình bày khay mứt

Vào những ngày tết, khi trình bày mứt dừa lên khay để đãi khách thì nên sử dụng loại khay kín, có nắp đậy.

Tuyệt đối không để khay mứt ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào vì sẽ làm mứt dừa bị chảy nước, không còn ăn được nữa.

Hạn chế dùng tay bóc trực tiếp vào miếng mức vì có thể làm tăng nguy cơ làm ẩm ướt những sợi mứt khác.

Bộ 3 hũ đựng gia vị thủy tinh BHX SE-53067

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh BHX SE-15017

Hũ đựng gia vị thủy tinh BHX SE-54011

Bộ 2 hũ đựng gia vị thủy tinh BHX SE-53125

Bộ 6 hũ đựng sữa chua thủy tinh BHX TT-02

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh BHX AC-AY91019D

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh Rondo Smile

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh Luminarc Rondo Smile

Bộ 6 hũ sữa chua thủy tinh BHX TT-01

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh Rondo

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh Luminarc Rondo Smile

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh BHX AC-AY91019D

Hy vọng với cách bảo quản mứt dừa sau khi làm mà Điện máy XANH vừa giới thiệu sẽ giúp bạn giữ được mứt dừa lâu mà không bị mốc hay chảy nước. Nhanh tay lưu lại bài chia sẻ này nhé!

Biên tập bởi Đoan Nguyễn • 04/02/2022

Thời gian gần đây, mọi người thường có xu hướng chuộng những món ăn nhà làm, đặc biệt là các chị em cũng yêu thích việc tự tay chuẩn bị các món mứt trong dịp Tết hơn là mua sẵn ở ngoài. Trong số đó, không kể không kể đến mứt dừa - loại mứt truyền thống mà nhà nào cũng phải có trong những ngày xuân năm mới. Cách thực hiện món mứt này khá đơn giản, nhưng bù lại, làm sao bảo quản cho mứt dừa không bị chảy nước, vẫn giữ được hương vị thơm ngon lại cần có những bí quyết riêng. Cùng Cleanipedia tìm hiểu cách bảo quản mứt dừa ngay tại bài viết này nhé.

Thông thường, các chị em thường tự tay làm mứt dừa với số lượng lớn, để tích trữ dùng dần. Thế nhưng, mứt dừa nếu để lâu ngày thường bị ẩm và bắt đầu chảy nước, vô cùng uổng phí. Nguyên nhân chính là do lớp đường trắng bên ngoài chưa phủ đều bề mặt dừa non. Hơn nữa mọi người chỉ thường chú trọng vào khâu đóng gói, bảo quản chứ không nghiên cứu kỹ cách sơ chế dừa, dẫn đến tình trạng dù đã cố gắng bọc thật kỹ nhưng vẫn không giữ mứt được lâu. Do đó, trước khi áp dụng những mẹo bảo quản, chúng ta hãy cùng khám phá những mẹo hay khi chế biến mứt dừa để đảm bảo mứt ngon và có thể bảo quản được lâu nhất:

Bí quyết của cách bảo quản mứt dừa không chỉ nằm ở khâu đóng gói, bao bì mà còn phụ thuộc vào việc sơ chế nguyên liệu trước khi chế biến. Trước hết, khi làm mứt dừa, bạn cần lưu ý chọn lựa cùi dừa tẻ. Dừa quá già sẽ làm cho mứt bị khô cứng, dừa quá non lại khiến mứt dễ ẩm mốc, chảy nước, không bảo quản được lâu. Bí quyết chọn dừa chuẩn chỉnh nhất là dùng móng tay bấm nhẹ vào cùi dừa để cảm nhận được độ dày và cứng của dừa. Nếu cảm thấy dừa có độ cứng và dày vừa đủ là dừa ngon, thích hợp làm mứt.

  • Sau khi mua dừa về, cạo sạch lớp vỏ cứng bên ngoài rồi cho dừa vào nồi nước, kết hợp bóp dừa từ 3-4 lần để loại bỏ bớt lớp dầu dừa. 

  • Tiếp theo chuẩn bị một thau nước nóng, cho dừa vào ngâm trong khoảng 10 phút, sau đó rửa lại lần nữa bằng nước sạch cho đến khi nước trong hẳn là dừa đã được loại bỏ sạch dầu. Trong bước này, bạn cần sơ chế dừa thật kỹ, lấy hết toàn bộ phần dầu dừa còn sót lại để tránh tình trạng mứt bị chảy nước.

Bên cạnh phần sơ chế thì sên mứt là công đoạn cũng không kém phần quan trọng. Trong quá trình sên mứt dừa, có một số điểm bạn cần lưu ý để bảo quản mứt được lâu hơn:

  • Dụng cụ dùng để sên mứt: Nên ưu tiên chọn lựa loại chảo lớn, có đáy dày, độ chống dính cao. Trong mỗi lần sên, bạn chỉ nên cho vào một lượng dừa vừa phải, để có thể canh được nhiệt độ thích hợp, dễ đảo hơn khiến cho mứt không bị cháy, đồng thời lượng nước trong dừa cũng được rút ra bên ngoài, làm cho mứt ráo hơn.

  • Nhiệt độ: Trong quá trình sên nên để lửa vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ. Khi thấy đường vừa sôi tới thì hạ nhỏ lửa để mứt không bị cháy.

  • Đảo đều tay: Phải đảo mứt dừa liên tục, càng về sau mứt càng nóng dần thì càng cần phải đảo đều hơn để đường có thể bao phủ toàn bộ bề mặt dừa. Hơn nữa mứt dừa sẽ đạt được độ tơi thích hợp chứ không bị vón cục.

  • Trong trường hợp đường không kết dính vào bề mặt dừa mà bị dính vào chảo, dừa vẫn còn độ sệt và chưa khô hẳn thì bạn nên tắt bếp và đảo đều tay từ 2-3 phút. Đến khi dừa nguội thì bắt lên bếp lại. Làm liên tục như vậy khoảng 2-3 lần cho đến khi đường và dừa kết dính vào nhau.

Thông thường, để bảo quản mứt dừa trong ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể cho mứt vào túi ni lông hoặc lọ thủy tinh được bọc kín. Khi bày mứt ra sử dụng, bạn chỉ nên lấy một lượng vừa đủ, tránh đem ra quá nhiều vì sẽ khiến mứt bị chênh lệch nhiệt độ, dễ bị chảy nước và không giữ được độ thơm ngon như ban đầu.

Nếu bạn muốn bảo quản mứt dừa trong lọ thủy tinh, bạn nên chọn những chiếc lọ có nắp đậy kín, không hở gió và phải khô ráo. Rải trước vào lọ một lớp đường mỏng, sau đó mới bắt đầu cho mứt vào. Lớp đường mỏng bên dưới có công dụng hút ẩm cho mứt, giúp bảo quản mứt được lâu hơn, tránh chảy nước và ẩm mốc. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ tiệt trùng lọ đựng mứt trước và sau khi bỏ mứt dừa vào lọ để có thể bảo quản mứt dừa được lâu nhé!

Thêm một mẹo nhỏ trong cách bảo quản mứt dừa là rải đều mứt lên trên mâm, dùng tay bóp mứt nhẹ nhàng khoảng vài lần rồi cho vào lò sấy ở mức nhiệt 100 độ C, đến khi mứt dừa khô hẳn. Hoặc nếu nhà bạn không có sẵn lò nướng và lò sấy, bạn cũng có thể phơi mứt ở ngoài trời, phơi dưới nắng to khoảng từ 1-2 tiếng hoặc lâu hơn để mứt khô săn lại, lên màu đẹp hơn.

Để có thể kéo dài thời gian bảo quản mứt và giữ cho mứt dừa tuy để lâu nhưng vẫn có vị thơm ngọt và mềm dẻo như ban đầu, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Mỗi khi bày mứt ra mâm chỉ nên lấy một lượng vừa đủ, tránh lấy quá nhiều vì sẽ khiến mứt tiếp xúc với môi trường bên ngoài, chênh lệch nhiệt độ làm cho mứt nhanh chảy nước, nếu không ăn hết hoặc để từ ngày này sang ngày khác sẽ rất uổng phí. Ngoài ra, nếu lấy mứt ra quá nhiều nhưng không dùng hết, bạn có thể đặt riêng phần mứt đó vào trong đĩa sạch rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản. Tuyệt đối không nên đổ ngược lại vào lọ vì có thể làm hỏng cả lọ mứt đấy.

  • Tránh dùng tay không khi lấy mứt ra ngoài, thay vào đó bạn có thể dùng đũa, nĩa hoặc sử dụng bao tay sạch. Nếu lấy bằng tay không, độ ẩm của tay có thể làm cho mứt bị ẩm ướt, không giữ được độ giòn.

  • Khay đựng mứt cũng nên chọn những loại có nắp đậy kỹ càng, kín gió để giữ độ giòn ngọt của mứt dừa được lâu hơn. Tránh bị kiến chui vào và hạn chế được việc mứt bị chảy nước do tiếp xúc quá lâu với môi trường bên ngoài.

  • Không nên trộn lẫn các loại mứt khác chung với mứt dừa, nền để mỗi loại vào hủ hoặc khay riêng biệt để giữ được hương vị gốc của từng loại mứt.

Với cách bảo quản mứt dừa mà Cleanipedia đã chia sẻ ở trên, hy vọng bạn có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị của mứt dừa trong dịp Tết này nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 22 tháng 12 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề