Mả lạng là gì

Niềm vui của cư dân khu Mả Lạng sau tin gỡ bỏ phong tỏa ngày 15-2 - Ảnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Từ đầu giờ chiều 7-2 [tức 26 tết], khi đang sắp xếp một số công việc còn dang dở để đón tết, tôi nhận được cuộc gọi khẩn cấp thông báo có ca nhiễm COVID-19 đang sinh sống ở khu Mả Lạng [phường Nguyễn Cư Trinh, Q.1].

Ngay lập tức, cuộc họp khẩn diễn ra có sự tham gia của Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 quận, phường để đi đến một quyết định: "Phong tỏa khu Mả Lạng".

Tối hôm đó, lúc 22h, hai lối ra chính của khu cư dân này gồm hẻm 168 [đường Nguyễn Cư Trinh] và hẻm 245 [đường Nguyễn Trãi] lập chốt. Và kể từ lúc ấy, mọi dự định đón tết của tôi và đồng nghiệp chính thức phá sản, tất cả đều hướng đến nhiệm vụ: "Ở lại trực chiến chống dịch".

Ca dương tính với COVID-19 sống ở khu Mả Lạng là nam, sinh năm 1991, nhân viên đội bốc xếp hàng hóa trong sân bay Tân Sơn Nhất - nơi được xác định có chùm bệnh với 35 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Bác sĩ Đỗ Thị Tân - phó giám đốc Trung tâm Y tế quận 1 [bìa trái] - cùng phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng đi kiểm tra tình hình phòng chống dịch trong khu phong tỏa Mả Lạng - Ảnh: HCDC

Tôi trực tiếp xuống điều tra thì được biết với đặc thù công việc ở sân bay, người này thường "đi sớm về khuya", ít có thời gian ở nhà giao du với bà con lối xóm. Đó là điều vô cùng may mắn bởi nếu gặp người quan hệ rộng cộng với mật độ dân cư đông đúc như thế, nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất cao.

Tết nhất cận kề, khi nghe tin có ca nhiễm ở địa bàn rồi buộc phải phong tỏa cách ly, tôi cảm nhận được tâm trạng âu lo, thấp thỏm của cư dân khu Mả Lạng. Nhiều người còn cảm thấy khó chịu bởi "mất tự do" và đặt câu hỏi: "Chừng nào hết phong tỏa, chừng nào được ra vậy bác?".

Làm sao để giải tỏa tâm lý này? Tôi biết rằng chỉ còn cách lấy mẫu xét nghiệm thật nhanh, càng sớm có kết quả mới là cách xoa dịu nỗi âu lo cho họ. Cùng với sự tăng cường từ nhiều đơn vị trong ngành y tế của TP, các bệnh viện và trung tâm y tế các quận lân cận, việc lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện với phương châm "thần tốc".

Chỉ trong đêm 8-2 [27 tết] trên 2.200 cư dân của 777 hộ ở 3 khu phố, 14 tổ tại khu Mả Lạng được lấy mẫu xét nghiệm đầy đủ. Xuyên đêm vất vả xét nghiệm nhưng phải nói điều chúng tôi cảm thấy được khích lệ là người dân nơi đây có tinh thần hợp tác rất cao, nên mọi việc đều diễn ra suôn sẻ.

Tin nhắn cảm ơn từ người dân cho bác sĩ Tân. Đó chính là nguồn động viên tinh thần cho chị và đồng nghiệp cho những nỗ lực trong suốt dịp tết vừa qua - Ảnh: HOÀNG LỘC

Khi kết quả xét nghiệm của tất cả đều âm tính, tôi cùng đồng nghiệp thở phào, như trút bỏ được một áp lực nặng nề bấy lâu nay. Tin vui được loan báo khắp nơi, từ cán bộ phường, cô chú phụ trách các khu phố đến người dân ai cũng "vui như tết".

Và phải đến 16h30 chiều 15-2 [mùng 4 tết], khi mọi kết quả đều đảm bảo an toàn, khu Mả Lạng chính thức được gỡ bỏ lệnh phong tỏa sau 8 ngày "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Sau gỡ phong tỏa, nhận được những cuộc gọi, những mẩu tin nhắn cảm ơn từ người dân, với tôi đó là niềm hạnh phúc lớn lao không dễ gì có được trong suốt 25 năm làm nghề y.

Rồi khi thấy hình ảnh người dân kéo cờ Tổ quốc tràn ra hẻm ăn mừng, tôi vui lắm. Vui bởi đã kịp thời khống chế được dịch bệnh tránh lây lan ra cộng đồng, bởi những nỗ lực của mình và đồng nghiệp đã ít nhiều mang lại không khí tết cho cư dân khu Mả Lạng, dù có hơi muộn màng.

Mả Lạng được ví như một mê cung được bao bọc bởi 4 tuyến đường: Nguyễn Cư Trinh - Nguyễn Trãi - Trần Đình Xu - Cống Quỳnh đều thuộc quận 1. Khu cư dân Mả Lạng vốn đông đúc, các nhà ở chật hẹp với hai lối ra chính gồm hẻm 168 [đường Nguyễn Cư Trinh] và hẻm 245 [đường Nguyễn Trãi].

Với địa hình rộng lớn, bên trong có các hẻm nhỏ hẹp, ngoằn nghèo..., theo bác sĩ Tân, việc phong tỏa dài ngày với người dân nơi đây là điều khá khó khăn, bất tiện. Đặc biệt trong những ngày phong tỏa có nhiều gia đình đông người, chỗ ở lại chật hẹp buộc họ phải ra ngoài hẻm để sinh hoạt.

Bác sĩ Đỗ Thị Tân, phó giám đốc Trung tâm Y tế quận 1

Bánh chưng, gạo, mì gói đổ vào tiếp tế cư dân khu Mả Lạng ăn Tết

HOÀNG LỘC ghi

"Nhất quận Tư nhì khu Mả Lạng" - câu nói nổi tiếng một thời của người Sài Gòn mỗi khi nhắc đến những địa điểm mà chỉ nghe tên đã sợ tái mặt. Nếu quận Tư nổi tiếng với những tay giang hồ khét tiếng, thì Mả Lạng là một thế giới ngầm của những cái chết trắng.

Chú Đức - một người dân sống lâu năm ở Mả Lạng cười bảo: "Khoảng chục năm trước, tôi đố cậu dám bước chân vào Mả Lạng".

Mả Lạng trước đây mệnh danh là đất dữ của Sài Gòn.

Từ khu nghĩa trang đến xóm giang hồ khét tiếng Sài thành

Những năm gần đây việc ra vào Mả Lạng đã "dễ thở" hơn trước rất nhiều. Men theo những con hẻm chật chội, tối đen tôi tìm đến gặp một người đàn ông được người dân giới thiệu là am hiểu tường tận về vùng đất dữ này - ông Tý trầu.

Từ rất lâu rồi ông Tý vẫn giữ thói quen ăn trầu như một cách mà ông gìn giữ ký ức, niềm nở kể cho tôi nghe về lịch sử của Mả Lạng: "Trước đây tôi theo cha từ Tiền Giang lên Sài Gòn để sinh sống, thời bấy giờ nơi này còn là nghĩa trang của nhà thờ. Người ta lấy miếng ván bắt ngang từ ngôi mộ này sang ngôi mộ khác để làm thành cái chòi che nắng che mưa, từ đó ở đây được gọi là Mả Lạng, nghĩa là ở từ mả này lạng qua mả kia".

Ông Tý trầu - người đã có hơn 60 năm sống ở Mả Lạng.

Mả Lạng vốn là một khu đất nhỏ nằm trong vành đai 4 tuyến đường Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh - Trần Đình Xu - Nguyễn Cư Trinh [quận 1, TP.HCM] trước đây là nghĩa trang, chỉ lácđácvài hộ dân sinh sống.

Đến năm 1975, sau một trận pháo kích nơi đây cháy rụi, chính quyền thành phố vận động người dân đi xây dựng đời sống tại các vùng kinh tế mới. Tuy nhiên vì điều kiện sống tại các vùng kinh tế mới khá khắc nghiệt, nên vào những năm 1977-1978, người dân lại ùn ùn kéo nhau về Sài Gòn, họ sống lay lắt ở các vỉa hè khu vực trung tâm. Để giải quyết tình trạng trên, chính quyền thành phố đã chọn khu đất tại Mả Lạng để dựng lên những lán trại bằng vách bồ [tấm phên tre] rồi đưa người dân về ổn định cuộc sống, kể từ đó nơi này được gọi là khu kinh tế mới Mả Lạng.

Mả Lạng trước đây là khu nghĩa trang.

Lúc mới về ổn định, cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn từ điện nước sinh hoạt, đến những nhu cầu tối thiểu như vệ sinh hàng ngày. Khu đất vốn chật hẹp nay lại càng bức bối, tối tăm. Đa phần người dân đều là người vô gia cư, không có nghề nghiệp ổn định vì vậy rất dễ sa ngã.

Vào những năm cuối thế kỷ 20 ở Mả Lạng có đến 80% người dân làm nghề buôn bán heroin. Ông Tý trầu mô tả: "Người ta bán ma tuý mà nhộn nhịp như chợ 30 tết. Đông đen luôn. Nhà nào cũng bán, trẻ con người lớn gì cũng biết, người ta hít heroin, chích xì ke giữa ban ngày ban mặt, không ngán ai".

Ma túy trở thành nguồn cơn của bóng đen bao trùm lên Mả Lạng, người ta sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để thỏa mãn cơn nghiện và ra tù vào trại gần như là chuyện quá đỗi bình thường.

Thời điểm này gần như 24/24 đều có dân quân gác liên tục ở đầu mỗi con hẻm quản lý việc ra vào, tình hình dần dần được cải thiện theo thời gian...

Tình người ở Mả Lạng

Cô Thuý kể: "Ngày đó đi ra đường kêu xe ôm chỉ dám kêu chở về Quốc Thanh, chứ nói chở về Mả Lạng là không ông xe ôm nào dám đi". Đại danh Mả Lạng đã trở thành cơn ám ảnh của biết bao con người.

Mãi đến năm 2005 các tệ nạn được xoá sạch, đời sống người dân mới từng bước được cải thiện. Tuy nhiên số lượng hộ nghèo ở Mả Lạng vẫn chiếm tỷ lệ rất cao do hệ quả của những năm tháng trở thành điểm đen về ma tuý. Theo thống kê thì vào những năm 2005-2006 toàn khu vực có 400 hộ dân trong đó có đến 268 hộ thuộc diện hộ nghèo.

Đa số người dân thuộc diện hộ nghèo.

Nhiều gia đình khó khăn buộc phải cắt đôi cắt ba căn nhà của mình ra để bán, nhà vốn chỉ có 4x6 m2, 3x5 m2, đã nhỏ nay lại càng tí hon. Nhiều căn chỉ còn 6-8 m2, cá biệt có những căn chỉ vỏn vẹn 4m2. Gia đình 2-3 thế hệ, hàng chục con người sinh hoạt trong một không gian vỏn vẹn vài mét vuông thế nên nấu nướng hay làm việc đôi khi phải đem ra đường.

Nhà quá nhỏ nên các hoạt động đều đem ra đường.

Từ nấu nướng...

... Đến thờ cúng.

Dẫu khốn khó nhưng điều quý nhất ở Mả Lạng là tình người. Khi giông bão qua đi, mọi thứ đều lùi về dĩ vãng chỉ còn tình người ở lại. Cô Nga tâm sự: "Ở đây là xóm lao động, không giống ngoài phố đâu, toàn người nghèo với nhau nên thương nhau lắm. Hồi năm ngoái con của bà Ngân chết vì ung thư, trong túi bàkhông còn 1 đồng, xóm giềng ai cũng nghèo nhưng vẫn góp mỗi người một ít để lo đám ma. Người ta lá lành đùm là rách, còn ở đây thì lá rách đùm lá nát...".

Nhiều ngôi nhà không đủ chỗ để đặt một tấm nệm ngủ.

Hay như hoàn cảnh của bà cụ 63 tuổi sống neo đơn ngày ngày được chị hàng xóm tên Mai đem cơm nước qua cho, thăm nom mỗi ngày. Chị Mai chia sẻ: "Trước đây bà còn mạnh thì đi bán vé số được, giờ tuổi cao mà bệnh nhiều quá, nên không làm được gì. Thà mình không biết, chứ ngay trước mắt mình sao mà ngó lơ được. Bà lớn rồi ăn cũng không bao nhiêu, chủ yếu là sức khoẻ, ở một mình lỡ có chuyện gì làm sao tự lo liệu được".

Bà cụ neo đơn sống trong căn nhà chưa đầy 6 m2.

Mấy hôm rằm hay lễ, những nhà khá giả chút xíu hùntiền lại nấu nồi bún, chảo mỳ rồi chia ra cho mỗi nhà một ít lấy thảo. Ông bà mình vẫn thường nói: Bán họ hàng xa mua láng giềng gần, quả thật chẳng trật tí nào. Giữa vùng đất dữ, tình người vẫn cứ hiền hoà.

Tiếng đàn réo rắc giữa muôn trùng tối tăm

"Siêu ổ chuột" là cụm từ mà người ta dùng để mô tả khu Mả Lạng, thế nhưng những năm gần đầy đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã cải thiện hơn rất nhiều. Khách lần đầu đến thăm Mả Lạng có thể cảm thấy e ngại nhưng khi bước chân vào con hẻm, mọi thứ diễn ra trước mắt lại dịu dàng đến lạ. Có thể bắt đầu từ chuyện chú gửi xe ở đầu con hẻm luôn cười sảng khoái và xuatay “không cần lấy thẻ xe đâu” khiến người ta có chút lo lắng nhưng sau đó lại mỉm cười thở phào khi đã “biết luật”. Ở đây, người ta cư xử với nhau nghĩa khí hơn nhiều so với một chiếc thẻ đánh số làm vật bảo đảm.

Mấy ngày nay, con hẻm Mả Lạng chật chội tấp nập người ra vào, không khí rộn ràng lan toả từ nhà này sang nhà kia vì sự xuất hiện của một “vị khách” mới.

“Mỗi tháng tôi tốn cỡ 100.000 mua nước bình về cho cả nhà uống, loại lạ hoắc không có thương hiệu mà từ nay khác rồi, được uống nước lọc ngay tại vòi. Nước ngon lắm!” - Chú Tám không giấu được niềm vui trên gương mặt chỉ tay về hệ thống máy lọc nước mới được lắp ngay giữa con hẻm.

Cả khu phố phấn khởi vì được tặng hệ thống máy lọc nước hiện đại, lọc trực tiếp từ đường ống nước thành phố với công suất lọc lên đến 1.000 lít mỗi giờ, hơn 20.000 lít một ngày, phục vụ cho cả khu phố với 480 hộ dân, hơn 1.800 cư dân.

Hệ thống máy lọc nước được cấp miễn phí cho người dân.

Hệ thống máy lọc nước Daikiosan là món quà ý nghĩa nằm trong chiến dịch Ngày Nước Tái Sinh của Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh Đại Việt tặng cho người dân Mả Lạng, phối hợp cùng phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 và Công ty cấp nước TP. HCM.

Bà Ngô Lan Chi [Giám đốc chiến lược Công ty Đại Việt] chia sẻ: “Chúng tôi thực hiện chiến dịch Ngày Nước Tái Sinh với sứ mệnh của người khai nhịp. Hy vọng ý nghĩa nhân văn của chương trình sẽ được cộng đồng bắt nhịp, cùng nhau loan tin, và đưa Ngày Nước Tái Sinh đến rất nhiều nơi đang cần. Khu dân cư Mả Lạng là điểm khởi đầu chiến dịch. Chúng tôi tin rằng, khi nguồn nước được tái tạo, là lúc cuộc sống được tái sinh”.

Hệ thống được lắp đặt và bảo trì hoàn toàn miễn phí. Trong 3 tháng đầu, Daikiosan tài trợ toàn bộ tiền điện nước cho cả khu phố. Từ tháng thứ 4, hộ dân nơi đây sẽ cùng góp tiền điện nước để duy trì và chung tay bảo quản tài sản chung.

Chiến dịch Ngày Nước Tái Sinh đem đến niềm vui mới cho người dân.

Những dòng nước lành đã làm dịu dàng mảnh đất hằn sâu bao thăng trầm, như tiếng đàn piano du dương mà tôi đã từng được nghe trong căn nhà u ám của ông Tư mù ở Mả Lạng. "Cuộc sống là vậy, suy nghĩ nhiều làm gì cho nặng đầu. Buồn cũng không giải quyết được gì. Vậy hãy cứ vui nếu mình có thể" - ông Tư chỉ vào chiếc piano và cho biết nó là người bạn thân của ông những lúc vui buồn.

Ông Tư mù thuộc diện khó khăn nhất xóm nhưng lúc nào cũng lạc quan, yêu cuộc sống.

Ông cụ thuộc diện khó khăn nhất xóm, nay đã 69 tuổi nhưng mỗi ngày đều phải lang bạt khắp thành phố bán nhang. Ông Tư hay rất nhiều con người đang sống ở Mả Lạng dẫu cuộc sống có cơ cực, điều kiện sống có thiếu thốn, nhưng họ chưa bao giờ thôi hy vọng về những điều tốt đẹp. “Chỉ cần chúng ta sống tử tế với nhau, cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao...”.

Người ta luôn có quyền hy vọng vào một tương lai tốt đẹp.

Chiến dịch Ngày Nước Tái Sinh với thông điệp: “Khi nguồn nước được tái tạo là lúc cuộc sống được tái sinh” bắt đầu từ Mả Lạng và sẽ được triển khai toàn quốc từ cuối năm 2018, năm 2019 và xa hơn nữa dựa vào sự gợi ý công tâm của cộng đồng. Bạn đọc có thể theo dõi chiến dịch Ngày Nước Tái Sinh tại đây và tham gia chia sẻ những điểm cũng đang “khát nước” góp phần lan toả chương trình.

Ảnh: Hữu Nghĩa.

Video liên quan

Chủ Đề