Mức trọng yếu thực hiện là gì

Nội dung bài viết:

  1. 1. Kiểm toán là gì?
  2. 2. Mức trọng yếu trong kiểm toán là gì?
  3. 3. Mức trọng yếu đối với Kiểm toán viên:
  4. 4. Ý nghĩa và đánh giá mưc độ trọng yếu trong kiểm toán.
  5. 5. Kết luận mức trọng yếu trong kiểm toán.

Kiểm toán, một loại hình dịch vụ đặc thù của các doanh nghiệp hiện nay và cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát của nhà nước đối với các doanh nghiệp. Mức trọng yếu trong kiểm toán đang là vấn đề được mọi người quan tâm hiện nay. Như vậy thì mức trọng yếu trong kiểm toán là gì? Các quy định về mức trọng yếu trong kiểm toán như thế nào. Để tìm hiểu hơn về mức trọng yếu trong kiểm toán các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về mức trọng yếu trong kiểm toánnhé.

Mức trọng yếu trong kiểm toán

1. Kiểm toán là gì?

  • Kiểm toán là bao gồm những việc như: Thu thập số liệu, các thông tin liên quan đến tài chính từ phòng kế toán. Sau đó, từ những tài liệu thông tin thu thập được công ty kiểm toán sẽ phân tích, đánh giá tất cả các thông tin và số liệu này. Sau khi đã thực hiện thẩm định, đánh giá độ xác thực của thông tin thu thập được dực trên các chuẩn mực kế – kiểm thì báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin được kiểm tra.

2. Mức trọng yếu trong kiểm toán là gì?

Tính trọng yếuđược định nghĩa như sau:

  • Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính”.

3. Mức trọng yếu đối với Kiểm toán viên:

Việc xác định mức trọng yếu của kiểm toán viênmang tính xét đoán chuyên môn và phụ thuộc vào nhận thức của kiểm toán viên về nhu cầu của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, kiểm toán viên có thể giả định rằng, người sử dụng báo cáo tài chính:

  • Có sự hiểu biết hợp lývề hoạt động kinh doanh, về kinh tế và tài chính, kế toán và quan tâm nghiên cứu thông tin trên báo cáo tài chính với sự cẩn trọng một cách hợp lý;
  • Hiểu rằng báo cáo tài chính được lập, trình bày và được kiểm toán trên cơ sở mức trọng yếu;
  • Nhận thức được tính không chắc chắn tiềm tàng trong việc xác định giá trị do việc sử dụng các ước tính kế toán, các xét đoán và yếu tố của các sự kiện xảy ra trong tương lai;
  • Đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý trên cơ sở các thông tin trên báo cáo tài chính.

4. Ý nghĩa và đánh giá mưc độ trọng yếu trong kiểm toán.

Ý nghĩa:

  • Tính trọng yếu giúp cho kiểm toán viên xác định nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán, giúp kiểm toán viên xác định thông tin trên báo cáo tài chính có trung thực và hợp lí không.
  • Kiểm toán viên sử dụng tính trọng yếu để đánh giá ảnh hưởng của những sai sót đến báo tài chính. Nếu kiểm toán viên xác định rằng báo cáo tài chính là trung thực trên mọi khía cạnh trọng yếu, điều này có nghĩa là báo cáo tài chính của doanh nghiệp vẫn có thể tồn tại những gian lận, sai sót, nhưng những gian lận, sai sót này vẫn ở mức chấp nhận được.

Đánh giá:

Việc đánh giá tính trọng yếu là vấn đề phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi kiểm toán viên do phụ thuộc vào tính chủ quan và khả năng xét đoán nghề nghiệp.

  • Tính trọng yếu là khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối.
  • Tính trọng yếu phải được xem xét trên cả 2 mặt định tính và định lượng.

Về mặt định lượng, tính trọng yếu luôn phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các sai phạm. Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà độ lớn của từng sai phạm có thể là trọng yếu hoặc không trọng yếu. Hoặc nếu xét đơn lẻ thì một sai phạm không phải là trọng yếu nhưng nếu xét tổng hợp các sai phạm thì lại thành trọng yếu.

Về mặt định tính, trọng yếu nói lên bản chất của sai phạm. Có những sai phạm không xác định độ lớn nhưng vẫn được coi là trọng yếu như các sai phạm liên quan đến: luật pháp, chính sách chế độ, qui tắc; tính trung thực của quảnlícấp cao; liên quan đến doanh thu, lợi nhuận; sai phạm mang tính dây chuyền hoặc đã được chỉ ra nhưng không được sửa chữa kịp thời.

5. Kết luận mức trọng yếu trong kiểm toán.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về mức trọng yếu trong kiểm toán và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến mức trọng yếu trong kiểm toán. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về mức trọng yếu trong kiểm toán đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về mức trọng yếu trong kiểm toánvui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Đánh giá post

Video liên quan

Chủ Đề