Mẹo đăng ký môn học online

Ngoài một loạt clip chế kiểu không đăng ký được tín chỉ thì về quê lấy vợ, sinh viên "ủ" bí kíp như canh thời gian chuẩn, giữ mật khẩu kỹ tránh bị hack hoặc máy tính xịn để kịp thời ứng cứu.

Trang bị kỹ cho đợt đăng ký


Việc đăng ký tín chỉ ở các trường thường gần với giai đoạn ôn thi cuối kỳ. Thời điểm này, sinh viên vừa phải lo ôn thi, vừa túc trực ở các website của trường để “xếp hàng” đăng ký nhằm có được những lớp học, ca học tốt nhất. Có nhiều trường, sinh viên năm nhất lên tới 1.000, nhưng chỉ khoảng 6-7 lớp tiếng Anh, mỗi lớp 30-50 người nên có thể xem đây là "cuộc chiến" rất gian nan.

Theo kinh nghiệm của một số sinh viên năm thứ 2, 3 đều cho rằng muốn đăng ký tín chỉ thành công cần phải chú ý: “canh” chuẩn thời gian nhà trường bắt đầu cho đăng ký, chọn mạng thật tốt để có thể đăng nhập và đăng ký được nhanh nhất.

Bạn Lĩnh [ĐH Thương Mại] chia sẻ: “Trường mình bắt đầu cho đăng ký từ 7h sáng, nên mình phải ngồi trước máy tính và sẵn sàng đăng nhập ngay lập tức. Mình thường chọn địa điểm nối mạng cáp quang vì ổn định và nhanh hơn”.

Trong khi đó, theo phản ánh của sinh viên ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, các bạn thường lên “canh” trực tiếp tại trường để chắc suất đăng ký thành công.

Ngọc Mai [ĐH Nông nghiệp] cho biết: “Ở trường mình, mạng nội bộ tốt giúp đăng ký nhanh hơn. Cho nên, dù mình không ở ký túc xá nhưng khi đăng ký tín chỉ là mình phải túc trực trong trường”.

Sinh viên ĐH Nông nghiệp Hà Nội trắng đêm đăng ký tín chỉ vào 1/12 vừa qua.

Tuy nhiên, yếu tố may rủi cũng chiếm phần quan trọng trong việc đăng ký môn học của các sinh viên. Có những  sinh viên đăng ký rất nhanh chóng và thuận lợi nhưng cũng có bạn phải chờ hàng tiếng đồng hồ. 

Quang Anh [ĐH Thủy Lợi] vui vẻ nói: “Kỳ trước mình đăng ký rất vất vả, phải chờ đến tận chiều mới xong, nhưng đến kỳ này mình chỉ mất một lúc là hoàn thành”.

Cũng cùng chia sẻ này, Lan [sinh viên năm thứ nhất ĐH Nông nghiệp] cho biết đã phải thức trắng đêm đến tận sáng hôm sau mới đăng ký được, nhưng cô vẫn cảm thấy may mắn hơn nhiều sinh viên phải chờ đến tận buổi chiều.

Ở ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, sinh viên còn được truyền lại nhiều "bí kíp" để có một suất tín chỉ đúng như mong muốn của mình. Không chỉ thiết lập hệ thống máy tính "ngon", sinh viên còn phải chuẩn bị rất nhiều kỹ năng để có được một môn học yêu thích và thiết yếu.

"Thường "mở cổng" đăng ký tín chỉ vào lúc nửa đêm cho nên lúc đó hầu như bọn em phải dã chiến. Các thầy cô còn khuyên sinh viên phải giữ mật khẩu của mình cho kỹ, nếu không có bạn dùng chiêu "đẩy" hoặc hack tài khoản mình ra. Trong trường hợp có lỡ làm mất tờ giấy ghi tài khoản và mật khẩu đăng nhập được phát đầu  năm thì phải tức tốc lên phòng đào tạo xin lại, nhưng khi tới đó rồi thì cũng phải biết dùng "chiêu năn nỉ" bởi thầy cô rất bận" - một nữ sinh năm nhất trường Nhân văn chia sẻ.

Cô bạn còn chia sẻ thêm, các ma mới của trường này đang rất hồi hộp, thậm chí Giáng sinh tới có khả năng phải ở nhà hoặc lên KTX ôm máy tính, bởi "nghe đồn trường hay mở giờ đăng ký tín chỉ vào thời điểm đó".

“Làm phim” về đăng ký tín chỉ

Dù nhiều độc chiêu là vậy, quá trình đăng ký tín chỉ của sinh viên cũng diễn ra rất gian nan, như một ký ức không thể nào quên của đời ngồi trên ghế giảng đường đại học. Và với nỗi ám ảnh này, giới trẻ đã có muôn kiểu chế hài hước để "mua vui".

Sinh viên Đại học Ngoại thương từng truyền nhau clip của một sinh viên K48 những hình ảnh rất hoành tráng được cắt ghép từ các bộ phim Cướp biển vùng Caribe, Narnia, Cuộc chiến thành Troy, Xác ướp 2, 3…

Nội dung clip chủ yếu tập trung đưa ra những phản ánh việc sinh viên gặp nhiều khó khăn khi đăng kí tín chỉ. Với nhiều tình tiết thú vị như  “quả này mà không đăng kí tín chỉ thì anh về quê lấy vợ”, clip đã thu hút được hơn 12.500 lượt xem.

Sinh viên K48 ĐH Ngoại thương với clip chế rất hùng hồn, như một đoàn quân ra trận đăng ký tín chỉ, và câu nói "nổi tiếng": Nếu không đăng ký được thì anh về quê lấy vợ, khỏi cần đi học luôn".

Một bạn có nickname Mrdraculao0o [được biết đó là sinh viên Đại học Ngân hàng – TP.HCM] đăng tải clip “chế” từ trailer của bộ phim Harry potter và chiếc cốc tử thần cũng có nội dung phản ánh về việc các sinh viên rất vất vả mỗi khi phải đăng ký tín chỉ. Đoạn clip đã thu hút được hơn 13.000 lượt xem và nhận được nhiều bình luận đồng tình của các thành viên.

Sẵn sàng đối mặt với việc đăng ký tín chỉ.

Gần đây, thành viên có nickname Mạnh Mạnh vừa đăng tải lên Youtube một clip cũng liên quan đến nội dung sinh viên gặp khó khăn khi đăng ký tín chỉ. Clip chế lại từ trailer của bộ phim bom tấn The Avengers.

Mức độ "khốc liệt" của cuộc chiến tín chỉ.

Qua những đoạn clip hài hước trên, có thể thấy được phần nào thực trạng khó khăn của sinh viên một số trường mỗi khi phải đăng ký tín chỉ. Điều này đòi hỏi các trường cần phải có biện pháp hỗ trợ giúp sinh viên giảm bớt tình trạng trên.

An Hoàng

Theo Infonet

Đăng kí tín chỉ là một hoạt động bắt buộc của các bạn sinh viên trước mỗi kì học để lựa chọn môn học và lịch học cho học kì mới, mỗi lần đăng kí tín chỉ đều có thể coi là một "trận chiến" thực sự nhưng cũng mang rất nhiều kỉ niệm thời sinh viên.

Tín chỉ là được coi là một đơn vị dùng để đo lường mức độ học tập của một hệ thống ECTS. 1 tín chỉ sẽ được quy định tương đương 15 tiết học lý thuyết, cùng 30 tiết thực hành và thí nghiệm hoặc là thảo luận, bằng đúng 60 giờ thực tập tại các cơ sở hoặc là bằng 45 giờ sinh viên làm tiểu luận, làm bài tập lớn, đồ án hoặc là khoá luận tốt nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên tiếp thu được một tín chỉ thì phải phải dành ít nhất là 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp.

Nhằm giúp đỡ các bạn sinh viên đặc biệt là các bạn tân sinh viên hiểu rõ hơn về việc đăng kí tín chỉ và có sự chuẩn bị phù hợp, Quản lý chi tiêu xin phép gửi tới các bạn một số kinh nghiệm và lưu ý khi đăng kí tín chỉ

Mục lục:

1. Sắp xếp thời khóa biểu

Ghi lại tên, mã môn học, nhóm môn học và tên lớp, thời gian. Chú ý xem lớp đó đã đủ học viên chưa . Chọn lịch các môn học theo thời gian mình muốn học ra thành 1 thời khoá biểu [ Nên làm 1 thời khoá biểu dự phòng, đăng kí môn ưu tiên và các môn dễ full lớp trước]. 

Ghi chép thời khóa biểu - ảnh minh họa

2. Cân nhắc thời gian di chuyển giữa các phòng học

Thời gian di chuyển giữa mỗi tiết học của các trường đại học chỉ vỏn vẹn 10’. Do đó việc cân nhắc địa điểm lớp học và dự đoán thời gian di chuyển giữa các lớp cũng rất quan trọng. Suy cho cùng, không ai muốn bản thân phải luôn luôn vội vã di chuyển từ nơi này sang nơi khác và tệ hơn là trễ học nhỉ ^^ [ Tuy nhiên trong thời kỳ Corona như hiện nay nhiều bạn sinh viên sẽ được chỉ định học online nên các bạn sinh viên học online không cần phải quan tâm đến vấn đề này nha ^^].

Xem thêm:  05 phương pháp giúp sinh viên học môn Triết học

3. Lựa chọn giáo viên dạy

Nếu 1 môn học có nhiều giáo viên dạy thì bạn nên tham khảo ý kiến từ các anh chị khóa trước để xem mình hợp với cách dạy của giáo viên nào nhé. Yêu môn học nhưng không yêu giáo viên dạy môn đó thì nói thật bạn sẽ không muốn đi học chút nào đâu nhé.

Những môn học không được lựa chọn thì bắt buộc phải chấp nhận thôi bạn nhé.

Giảng viên - ảnh minh họa

Không thể bỏ qua:  Các sĩ tử chuẩn bị thi đại học nhất định phải đọc những kinh nghiệm quý báu sau

4. Đăng kí môn học

  • Nên mở nhiều trình duyệt như FireFox, Chrome, Cốc Cốc… cùng một lúc để có thể duyệt web nhanh và tăng cơ hội cho mình. Lưu ý nhỏ với các bạn là dùng FireFox để đăng ký sẽ tốn ít thời gian khi load Niên học với Học kỳ hơn [vì Chrome tốn nhiều ram hơn và FireFox lưu cache vào bộ nhớ của nó, để có thể mở nhanh trang web trong lần đăng nhập sau].

  • Một trình duyệt bật 2,3 tab, tránh bật nhiều. Một tay ấn ctrl + tab để chuyển tab, một tay dùng chuột để ấn đăng nhập nhằm đạt được năng suất cao nhất. Khi ấn đăng nhập sau khoảng 10-15s mà tab vẫn trắng xóa không load được thì có thể ấn F5 để load lại rồi ấn đăng nhập tiếp.

  •  Nên lưu lại mã sinh viên và mật khẩu để không phải đánh lại nhiều lần hoặc đổi mật khẩu ngắn lại đặc biệt hữu ích với những bạn đăng kí qua safari liên tục phải nhập lại pass. Điều trên còn hữu ích nếu bạn nhờ người thân đăng kí hộ, khi họ chưa kịp lưu mật khẩu của bạn.

Bạn sẽ không thể đăng kí trước thời điểm cổng thông tin mở [07h30], thỉnh thoảng cũng có khi bạn có thể đăng kí, tích chọn môn và lưu được trước giờ nhưng thường là sẽ bị reset vào thời điểm cổng thông tin mở.

  •  Chọn môn: Khi tích chọn môn xong, chờ môn học hiện ở phần cuối trang, tích vào môn đó và nhấn lưu đăng kí. Quá trình này lâu cũng phải chờ, có thể mở thêm 1 tab “xem học phí hoặc đăng kí môn học” để theo dõi xem môn học nào đã được lưu [đây gọi là tab kiểm tra, vì cả kể các tab kia chưa load xong nhưng môn học đã được lưu rồi thì mở này, môn học sẽ vẫn hiện].

LƯU Ý:

Các bạn nhớ chụp lại màn hình thời khóa biểu khi đã hoàn thành xong để nếu về sau có sự cố với thời khóa biểu thì có bằng chứng thắc mắc lên phòng đào tạo hỗ trợ.

Khi đăng kí xong nên thoát ra để các bạn khác đăng kí.

Đăng kí tín chỉ thật thú vị - ảnh minh họa

 Trên đây là một số kinh nghiệm đăng kí tín chỉ. Chúc các bạn có một đợt đăng kí thành công. Nếu bạn có kinh nghiệm khác, đừng ngại chia sẻ nhé.

Các bạn sinh viên muốn quản lý chi tiêu cho bản thân một cách khoa học, tiện lợi thì không thể bỏ qua bài viêt này:

Xem thêm: 3 MẸO QUẢN LÝ CHI TIÊU HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN

Video liên quan

Chủ Đề