Mẫu xuất hóa đơn hoàn trả phí bảo hiểm năm 2024

- Đơn vị có ký hợp đồng mua bảo hiểm cho 1 lô hàng nhập khẩu, hóa đơn phí bảo hiểm đã được hai bên [mua và bán] kê khai trong năm 2009. Nay do phía nước ngoài không thể giao hàng, bên công ty bảo hiểm đồng ý hoàn lại số tiền bảo hiểm của lô hàng này nhưng yêu cầu chúng tôi viết hóa đơn phí bảo hiểm lại để họ có cơ sở điều chỉnh giảm doanh thu đã kê khai trong năm 2009.

- Nếu hai bên chỉ lập biên bản xóa hóa đơn và hủy hợp đồng bảo hiểm mà chúng tôi không cần viết hóa đơn phí bảo hiểm lại cho họ có được không?

Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh:

Căn cứ Thông tư số 129/2008/TT-BCT ngày 26/12/2008 thì trường hợp Công ty ký hợp đồng mua bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu, bên bán đã xuất hóa đơn và hai bên [mua và bán] đã kê khai thuế trong năm 2009. Nhưng sau đó phía nước ngoài [bên bán hàng hóa] không thể giao hàng và bên bán bảo hiểm đồng ý hoàn trả lại tiền cho Công ty thì hai bên lập biên bản thu hồi, hủy hóa đơn ghi nhận việc hoàn trả phí bảo hiểm. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số, thuế GTGT của bên bán, đồng thời bên mua điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào theo quy định.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Công văn số 2121/TCT-CS ngày 29/5/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc lập hóa đơn thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP: "Trường hợp hàng hóa đã mua trước ngày 1/1/2023 với thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng, thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập với thuế suất thuế GTGT 8%, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại".

Theo ông Thức quy định này gây khó khăn cho doanh nghiệp vì phải làm việc thay cho bên mua. Hướng dẫn về xử lý hóa đơn như vậy không phù hợp thực tiễn, không phù hợp các quy định pháp luật đã có, đẩy gánh nặng sang cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu bên mua không xuất hóa đơn trả lại thì khi vận chuyển hàng hóa sẽ phải trình chứng từ nào khi cơ quan quản lý thị trường kiểm tra [vì hàng hóa, dịch vụ đã bán cho khách hàng thì không thuộc quyền sở hữu của bên bán]? Bên bán xuất hóa đơn như vậy khi không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ không đúng quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP…

Ông Thức cũng được biết, cuối tháng 8 vừa qua, Bộ Tài chính có công văn lấy ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, trong đó có đề cập tới vấn đề hàng hóa, dịch vụ người mua trả lại nhưng lại yêu cầu bên bán xuất hóa đơn, làm thay công việc của bên mua hàng.

Ông Thức đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có chỉ đạo xử lý phù hợp cho vấn đề nêu trên.

Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về nguyên tắc lập hóa đơn;

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về xử lý hóa đơn sai sót.

Căn cứ quy định trên, trường hợp xuất hóa đơn hàng hóa dưới hình thức hoàn trả hàng hóa thì sử dụng hóa đơn theo quy định nêu trên.

Ngày 29/8/2023, Bộ Tài chính có Công văn số 9206/BTC-TCT lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Hiện nay, Tổng cục Thuế đang tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương để trình các cấp có thẩm quyền trong thời gian sắp tới.

Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng [ghi dấu dương], điều chỉnh giảm [ghi dấu âm] đúng với thực tế điều chỉnh.“

Theo điểm b, khoản 2, điều 9 của Thông Tư 09/2011/TT-BTC về Hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:

” Đối với trường hợp giảm phí bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã thu phí bảo hiểm và lập hóa đơn cho khách hàng nhưng vì lý do khách quan phải giảm phí cho khách hàng hoặc theo thỏa thuận đến hết thời hạn bảo hiểm nếu không xảy ra tổn thất hoặc tổn thất thấp hơn tỷ lệ quy định trong đơn bảo hiểm, bên mua bảo hiểm sẽ được giảm một phần phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện điều chỉnh giảm phí bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được giảm theo hóa đơn bán hàng [số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn], doanh nghiệp bảo hiểm xuất hóa đơn GTGT cho phần giảm phí này. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giảm phí [không được ghi số âm [-]], thuế GTGT cho dịch vụ bảo hiểm tại hóa đơn số, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, hai bên kê khai điều chỉnh doanh thu, chi phí và thuế đầu ra, đầu vào.”

Do đó, trường hợp bảo hiểm thì áp dụng Thông tư 09/2011/TT-BTC chứ không áp dụng theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Chủ Đề