Mẫu bổ nhiệm người phụ trách kế toán

Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng. Tổng hợp đầy đủ về quy định hiện hành, làm sao cho chặt chẽ và đúng luật?

Mục lục

I. Phạt từ 10-20 triệu đồng nếu không bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn.

Căn cứ theo Điều 17, Nghị định số 41/2018/NĐ-CP thì:

Điều 17. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Thuê tổ chức, cá nhân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề kế toán để làm dịch vụ kế toán cho đơn vị mình;
  1. Không thực hiện bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo thời hạn quy định;
  1. Không tổ chức bàn giao công tác kế toán khi có thay đổi về người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán;
  1. Không thông báo theo quy định khi thay đổi kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Không tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị kế toán; không bố trí người làm kế toán, làm kế toán trưởng hoặc không thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán, làm kế toán trưởng theo quy định;
  1. Bố trí người làm kế toán mà pháp luật quy định không được làm kế toán;
  1. Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;
  1. Bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Bố trí người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  1. Bố trí người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định;
  1. Thuê người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1; điểm b, c khoản 2; điểm b, c khoản 3 Điều này.

II. Doanh nghiệp siêu nhỏ có bắt buộc phải bổ nhiệm kế toán trưởng không?

Căn cứ theo Điều 20, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP thì:

2. Phụ trách kế toán:

  1. Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

Như vậy, các doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ cần bố trí người phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. Các doanh nghiệp khác phải bố trí kế toán trưởng.

Bài viết hữu ích:

Giải pháp đề nghị mua sắm, tạm ứng, thanh toán online giúp bạn giảm bận rộn để thảnh thơi hơn và chủ động được kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp

Với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp, việc bổ nhiệm kế toán trưởng là một quá trình quan trọng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quản lý tài chính. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi các quy trình liên quan đến bổ nhiệm này thường được nhiều doanh nghiệp chú trọng. Trong bài viết này, 1Office sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về quy định và quy trình cần thiết để thực hiện một quá trình bổ nhiệm kế toán trưởng hiệu quả. Đồng thời, cung cấp cho các HR top 5 mẫu bổ nhiệm kế toán trưởng đầy đủ và chính xác nhất 2023.

Mục lục

1. Tổng hợp các quy định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất năm 2023

Kế toán trưởng là những người chỉ đạo, tham mưu cho ban lãnh đạo và chịu trách nhiệm chính cho các chiến lược tài chính của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp lớn, kế toán trưởng sẽ giám sát công việc của chuyên gia tài chính và họ sẽ làm việc dưới quyền của Giám đốc tài chính – CFO.

Mô tả công việc và Quy định của chức vụ kế toán trưởng

1.1 Mô tả công việc của chức vụ kế toán trưởng

Quản lý và điều hành phòng Kế toán: bao gồm các công việc như thiết lập các quy trình, xử lý hóa đơn, thanh toán, chuẩn bị báo cáo tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy định và nguyên tắc kế toán. Kiểm soát tài chính và kiểm toán nội bộ: tiến hành kiểm tra và phân tích dữ liệu tài chính, xác định các yếu tố quan trọng và đưa ra các báo cáo phân tích tài chính chi tiết để hỗ trợ quyết định kinh doanh. Tham mưu cho Giám đốc tài chính và Ban lãnh đạo: cung cấp thông tin và phân tích liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, chi phí và rủi ro từ đó đưa ra khuyến nghị để cải thiện hiệu quả và tăng cường hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của tổ chức. Thực hiện nhiệm vụ khác tùy vào từng doanh nghiệp: bao gồm tham gia vào các dự án đặc biệt, phối hợp với các bộ phận khác trong tổ chức để cải thiện quy trình kế toán và tham gia vào việc đào tạo và phát triển nhân viên Kế toán.

1.2 Tiêu chuẩn và điều kiện để bổ nhiệm kế toán trưởng

Quy đinh và tiêu chí bổ nhiệm kế toán trưởng

Theo Khoản 1, Điều 51 và Điều 54 Luật kế toán số 88/2015/QH13 quy định tiêu chuẩn và điều kiện để bổ nhiệm kế toán trưởng bao gồm:

Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trung cấp trở lên; Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

1.3 Đối tượng không được đảm nhận vị trí kế toán trưởng

Đối tượng không được đảm nhận vị trí kế toán trưởng

Trong Điều 52 Luật kế toán số 88/2015/QH13 có quy định về đối tượng không được đảm nhận chức vụ kế toán trưởng như sau:

Người chưa thành niên. Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Người bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. Người có quan hệ gia đình hoặc quan hệ thân thuộc trực tiếp với người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu, giám đốc, tổng giám đốc, cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán [trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định]. Người đang giữ chức vụ quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán [trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định].

Những điều này nhằm đảm bảo tính công bằng, độc lập và đáng tin cậy trong công việc kế toán và tránh xung đột lợi ích và tham quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kế toán.

Quy trình này giúp đảm bảo một quá trình bổ nhiệm kế toán trưởng được diễn ra trơn tru, đáng tin cậy và hiệu quả, đồng thời đảm bảo rằng kế toán trưởng được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ của mình trong doanh nghiệp. Bao gồm:

Quy trình các bước bổ nhiệm kế toán trưởng trong doanh nghiệp

1. Chuẩn bị thông báo: Thông báo có thể được gửi qua email, thông báo trên mạng nội bộ hoặc văn bản chính thức. Trong thông báo, cần đưa ra thông tin về vị trí kế toán trưởng và mô tả công việc của vị trí này.

2. Xác định danh sách người nhận thông báo: Danh sách này là các thành viên trong bộ phận nhân sự, các nhân viên kế toán hiện tại, các thành viên quan trọng khác trong công ty có quyền tham gia vào quyết định bổ nhiệm.

3. Gửi thông báo và tổ chức buổi gặp mặt: Là buổi gặp mặt trực tiếp tại văn phòng hoặc online qua phần mềm để Ban lãnh đạo, nhân viên các bộ phận được gặp gỡ, chào hỏi và làm quen trước khi bắt đầu công việc.

4. Cập nhật hồ sơ và hệ thống: Bao gồm cập nhật hồ sơ nhân viên, bản ghi công việc và bất kỳ hệ thống nào liên quan đến vai trò và trách nhiệm của kế toán trưởng.

5. Đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ: Bao gồm việc cung cấp thông tin về quy trình và quy định kế toán trong công ty, hướng dẫn về hệ thống và phần mềm kế toán và hỗ trợ từ các thành viên khác trong bộ phận.

3. Nội dung chính của một mẫu bổ nhiệm kế toán trưởng

Hiện nay, có rất nhiều mẫu bổ nhiệm kế toán trưởng khác nhau và không đúng quy định pháp luật. Vì thế, bộ phận nhân sự cần phải nắm rõ các thành phần cơ bản của một mẫu bổ nhiệm để đảm bảo rằng quá trình bổ nhiệm được tiến hành một cách chuyên nghiệp và tuân thủ các quy định, quy trình nội bộ của công ty. 5 thành phần cơ bản của mẫu này bao gồm:

Nội dung chính của một mẫu bổ nhiệm kế toán trường

Thông tin công ty: Bao gồm tên công ty và số Quyết định liên quan đến việc bổ nhiệm kế toán trưởng. Thông tin cá nhân và chức vụ: Liệt kê thông tin cá nhân của người được bổ nhiệm, bao gồm tên, chức vụ hiện tại [nếu có], vị trí mới và ngày bổ nhiệm. Nghĩa vụ, quyền hạn: Mô tả chi tiết về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và vai trò của kế toán trưởng trong công ty. Nêu rõ các trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể mà người được bổ nhiệm phải thực hiện. Danh sách người liên quan: Đưa ra danh sách các cá nhân hoặc bộ phận có liên quan và trách nhiệm thi Quyết định. Đây có thể là người đứng đầu công ty, nhân sự, kế toán và bất kỳ bên liên quan nào có vai trò trong quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng. Chữ ký và đóng dấu xác nhận: Mẫu bổ nhiệm kế toán trưởng cần được ký và đóng dấu xác nhận bởi người có thẩm quyền bổ nhiệm, chẳng hạn như giám đốc công ty hoặc người đại diện pháp luật.

4. TOP 5 mẫu bổ nhiệm kế toán trưởng chính xác nhất trong doanh nghiệp

Dưới đây là danh sách các mẫu bổ nhiệm kế toán trưởng chính xác nhất cho bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp. Việc bổ nhiệm kế toán trưởng là một quy trình quan trọng và cần được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán.

Top 5 mẫu bổ nhiệm kế toán trưởng chính xác nhất trong doanh nghiệp

4.1 Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng tại Công ty Cổ phần

Quyết định này xác định người có trách nhiệm chịu trách nhiệm về hoạt động kế toán, đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định pháp luật về kế toán trong công ty cổ phần.

4.2 Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng tại Công ty TNHH

Quyết định này xác định người có trách nhiệm chịu trách nhiệm về hoạt động kế toán, đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định pháp luật về kế toán trong công ty TNHH.

4.3 Mẫu quyết định miễn nhiệm kế toán trưởng trong nội bộ công ty

Quyết định này có tác dụng chấm dứt nhiệm vụ và trách nhiệm kế toán của người đang giữ chức vụ kế toán trưởng, và mở đường cho quy trình bổ nhiệm kế toán trưởng mới.

4.4 Mẫu quyết định bổ nhiệm phân công nhiệm vụ kế toán viên

Quyết định này xác định rõ vai trò và trách nhiệm của kế toán viên, đảm bảo sự phân công công việc rõ ràng và chính xác trong lĩnh vực kế toán của công ty.

4.5 Mẫu quyết định bổ nhiệm phân công kế toán công đoàn

Quyết định này xác định người có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ kế toán cho công đoàn, đảm bảo sự quản lý và ghi nhận tài chính của công đoàn trong doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ thông tin và những Quy định pháp luật về việc bổ nhiệm kế toán trưởng cùng 5 mẫu bổ nhiệm mà 1Office đã tổng hợp. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình bổ nhiệm này và có thể ứng dụng các mẫu bổ nhiệm kế toán trưởng này cho doanh nghiệp của mình. Nếu còn thắc mắc về quy trình bổ nhiệm hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Phụ trách kế toán do ai bổ nhiệm?

Việc bổ nhiệm lại phụ trách kế toán do người đứng đầu cơ quan, đơn vị kế toán quyết định.

Quyết định bổ nhiệm kế toán có thời hạn bao lâu?

Theo quy định, thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước là 5 năm, sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ nhiệm lại kế toán trưởng.

Ai là người ký quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng?

Theo đó, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng. - Đơn vị kế toán thuộc cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách trung ương: việc bổ nhiệm kế toán trưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

Kế toán trưởng có nhiệm vụ gì?

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động kế toán của tổ chức. Họ cần đảm bảo rằng tất cả các giao dịch tài chính được triển khai đúng cách và báo cáo kịp thời. Kế toán trưởng đóng vai trò tích cực trong việc triển khai chiến lược kế toán tổng thể và sự phát triển của doanh nghiệp.

Chủ Đề