Liên hệ việc sự dung bài thơ Em yêu nhà em trong Giáo dục trẻ ở trường mầm non

* Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú

- Cho trẻ hát bài hát “ Nhà của tôi”

- Chúng mình vừa hát bài hát gì?

- Trong bài hát có nhắc tới gì?

- Hôm nay cô muốn chúng mình hãy kể về ngôi nhà của chúng mình

+ Nhà con có mấy tầng?

+ Xung quanh nhà con có gì?

[ Mời 2 – 3 trẻ kể về nhà của mình]

- Các con ạ! Hôm nay bạn búp bê mời chúng mình đến thăm nhà bạn búp bê, cô và chúng mình cùng đến thăm nhà bạn búp bê nào!

- Chúng mình cùng ngắm nhìn quang cảnh nhà bạn búp bê nào!

- Xung quanh nhà bạn búp bê có gì?

- Nhìn những hình ảnh xung quanh nhà bạn búp bê chúng mình liên tưởng đến bài thơ nào?

- Các con cùng cô đọc bài thơ “ Em yêu nhà em” nhé!

* Hoạt động 2: Đọc thơ – Đàm thoại

- Cô cùng trẻ đọc thơ trên mô hình

+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?

+ Của tác giả nào?

- Cô và chúng mình cùng đọc lại bài thơ này nhé!

[ Cho trẻ về chỗ ngồi đọc thơ trên hình chiếu]

* Đàm thoại - giảng giải:

- Trong bài thơ tác giả miêu tả khung cảnh xung quanh nhà của bé như thế nào?

+ Có con gì hót líu lo?

+ Được thể hiện ở câu thơ nào?

+ Ở trong vườn nhà bạn nhỏ có gì?

+ Được thể hiện ở câu thơ nào?

+ Tại sao tác giả lại gọi là “bà chuối mật lưng ong” ?

- Giảng nghĩa khó “ Có bà chuối mật lưng ong”: Là chuối đã già khi chín màu vàng có vị ngọt và mùi thơm giống như mùi vị của mật

+ Bạn nhỏ trong bài thơ còn được ví như nhân vật nào trong câu chuyện cổ tích?

+ Tác giả miêu tả hương thơm của hoa sen như thế nào?

+ Trong đầm sen còn có gì?

+ Tình cảm của bạn nhỏ dành cho ngôi nhà của mình như thế nào?

+ Tình cảm đó thể hiện qua câu thơ nào?

- Chúng mình đã phải xa nhà bao giờ chưa?

- Khi xa nhà chúng mình cảm thấy thế nào?

- Các con có yêu quý ngôi nhà của mình không?

- Muốn ngôi nhà luôn sạch đẹp chúng mình phải làm gì?

- Cho trẻ hát vận động “ Bé quét nhà”

- Cho trẻ đọc thơ theo các hình thức: Tổ, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái, cá nhân trẻ đọc thơ

* Hoạt động 3: Trò chơi “ Ô cửa bí mật”

- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội, mỗi đội sẽ chọn cho đội mình một ô cửa, bên trong ô cửa có các hình ảnh, nhiệm vụ của đội đó là phải đọc câu thơ tương ứng với hình ảnh có trong ô cửa

- Cho trẻ chơi trò chơi

- Kết thúc: Nhận xét

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ hát bài “ Nhà của tôi”

- Bài hát “ Nhà của tôi”

- Bài hát nhắc tới ngôi nhà

- Trẻ kể về ngôi nhà của mình

- Nhà con có 2 tầng

- Xung quanh nhà con có cây, ao cá, vườn rau

- Trẻ đi đến thăm ngôi nhà bạn búp bê

- Có cây chuối, cây ngô, con gà, đầm sen

- Bài thơ “ Em yêu nhà em”

- Vâng ạ!

- Trẻ đọc thơ trên mô hình

- Bài thơ “ Em yêu nhà em”

- Của tác giả Đàm Thị Lam Luyến

- Vâng ạ!

- Trẻ đọc thơ trên hình chiếu

- Rất đẹp

- Có con chim sẻ hót líu lo

- Ở câu thơ “ Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo”

- Có con gà, cây chuối, cây ngô, có ao muống, đầm sen

- Ở câu thơ

“ Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong

Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ

Có ao muống với cá cờ”

- Trẻ lắng nghe

- Bạn nhỏ được ví như chị Tấm

- Hương thơm ngào ngạt

- Có Ếch con, Dế mèn

- Rất yêu quý ngôi nhà

- Ở câu thơ

“ Dù đi xa thật là xa

Chẳng đâu vui được như nhà của em”

- Rồi ạ!

- Con cảm thấy nhớ nhà

- Có ạ!

- Phải quét nhà, không vẽ bẩn lên tường

- Trẻ hát vận động “ Bé quét nhà”

- Trẻ đọc thơ theo các hình thức: Tổ, nhóm bạn trai, bạn gái, cá nhân

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ nghe cô nói cách chơi

- Trẻ chơi trò chơi

- Nhận xét

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

Trẻ nhớ tên bài thơ “Em yêu nhà em” , của tác giả “Đàm Thị Lam Luyến”

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình cảm của một bạn nhỏ với ngôi nhà thân yêu của mình.

-Trẻ biết ngôi nhà là nơi ở của trẻ với những người thân trong gia đình.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng  đọc thơ diễn cảm, cảm nhận được âm điệu vui tươi nhẹ nhàng của bài thơ.

- Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng.

- Cung cấp vốn từ mới cho trẻ “lưng ong”, “ngào ngạt”, “líu lo”.

- Phát triển sự chú ý tưởng tượng và tư duy cho trẻ
3. Thái độ:

 - Giáo dục trẻ biết yêu quý  ngôi nhà thân yêu của mình, biết giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.

Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là rất quan trọng và cần thiết. Thông qua văn học, trẻ được phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ phát triển lời nói mạch lạc. Vì vậy, không những dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở trên tiết học mà còn cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi.

Trẻ thơ có một tâm hồn rất nhạy cảm với cái đẹp, thơ ca có vai trò quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Thơ là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những cảm xúc lành mạnh, thơ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh về con người, về cuộc sống xã hội xung quanh trẻ. Vì vậy thơ góp phần giáo dục thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ.

Thông qua hoạt động dạy trẻ đọc thơ "Em yêu nhà em " của các bé lớp 4-5 tuổi B2 - Trường Mầm non Lê Lợi, giúp các bé hiểu được nội dung của bài thơ muốn nói đến là tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà thân yêu của mình. Từ đó cô giáo dục trẻ phải biết yêu quý ngôi nhà và những người thân yêu của  mình vì nhà là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, ở đó có ông bà, bố mẹ, anh chị em… và rất nhiều kỷ niệm.

Các bé đã rất hào hứng với hoạt động và qua mô hình sa bàn với những nhân vật, cảnh vật trong bài thơ khiến trẻ được khắc họa rõ hơn nội dung bài thơ. Trẻ thuộc bài thơ và đã có thể đọc theo cô diễn cảm. 

Sau đây là một số hình ảnh:

Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm và giới thiệu bài thơ " Em yêu nhà em"

Cô đọc thơ cho trẻ nghe kết hợp mô hình

Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả

Cô cho trẻ đọc thơ

Cô cho cá nhân trẻ đọc thơ

Cô  giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà và những người thân trong gia đình

Phát triển ngôn ngữ đề tài
Thơ Em yêu nhà em

I.HOẠT ĐỘNG HỌC

Lĩnh vực:   Phát triển ngôn ngữ

Đề tài::Thơ Em yêu nhà em

HĐ tích hợp: Âm nhạc, BVMT

1. Mục tiêu

a.Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả khung trời đẹp và gần gũi xung quanh ngôi nhà của ban nhỏ ở nông thôn.

b. Kỹ năng

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ,

- Luyện kỹ năng biểu lộ tình cảm bằng ánh mắt, cử chỉ khi đọc thơ

c.Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc ngôi nhà của mình

2. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài thơ “Em yêu nhà em”

- Bài hát “Nhà của tôi”, “Bé quét nhà

3. Tổ chức thực hiện:

ND hoạt động

Hoạt động của cô

HĐ của trẻ

*HĐ1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú

* HĐ2. Nội dung

+HĐ2.1. Giới thiệu bài thơ và đọc mẫu

+ HĐ2.2. Đàm thoại và trích dẫn

+ HĐ2.3.

Dạy trẻ đọc thơ

+HDD2.4.Trò chơi củng cố.Trò chơi “Xây nhà cho bạn”

+HĐ3. Kết thúc

- Cho trẻ hát bài “Nhà của tôi”  nhạc và lời Thu Hiền.

-Cô trò chuyện với trẻ về ngôi nhà:

+ Sau khi tan trường bố mẹ đón các con về đâu?

+ Ngôi nhà là nơi chúng ta làm gì ở đó?

Có một bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ yêu mến thiết tha ngôi nhà của mình. Một ngôi nhà rất đặc biệt khác với ngôi nhà ở thành phố. Đó là bài thơ: “Em yêu nhà em” của tác giả Đoàn Thị Lam Luyến mà hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình.

- Cô đọc diễn cảm 1 lần

- Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh

- Đàm thoại kết hợp diễn giải, trích dẫn

[sử dụng tranh minh hoạ]

- Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sang tác?

- Bài thơ nói về điềugì?

- Những câu thơ nào nói đến hình ảnh ngôi nhà thân thương của bạn nhỏ

Chẳng đâu bằng chính …thềm líu lo”.

- Xung quanh nhà bạn nhỏ còn có cây gì?

- Chuối mật là loại chuối rất ngọt như mật, thân chuối cong như lưng ong , còng lại như bà già.Râu ngô hồng được ví như bộ râu của ông lão.

“Có bà chuối mật….râu hồng như tơ”

- Ngoài cây ra chúng mình còn phát hiên trong bài thơ có những con vật nào?

Cô đọc :

“Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

.....

Ếch con học nhạc dế mèn ngâm thơ”

- Câu thơ nào đã nói lên tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà của mình?

“Dù đi xa  ……… nhà của em”

- Dù có đi xa nơi đâu thì tình cảm của bé dành cho ngôi nhà yêu thương của mình như thế nào?

- Còn các con, tình cảm của các con dành cho  ngôi nhà thân thương của mình như thế nào?

- Cô  đọc cùng với cả lớp 1-2 lần.

- Tổ, Nhóm đọc thơ.

- Cá nhân đọc thơ

[Cô chú ý sửa sai cho trẻ]

-Cô nêu cách chơi,luật chơi

-Cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần

- Cho trẻ đọc bài thơ li 1 lần

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ cùng cả lớp hát bài “Bé quét nhà

- Trẻ  hát

- Trẻ kể

- Trẻ trả lời

- Lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ q/s Lắng nghe

-  trẻ trả lời

- Trẻ đọc thơ

- Lắng nghe

- Trẻ trả lời.

-Cả lớp đọc thơ

- Tổ, nhóm, cá nhân  đọc

II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

1.Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về công việc của bố mẹ

2.TCVĐ:  “Chọn đồ dùng cho các thành viên trong gia đình”

3. Chơi tự do : Chơi với phấn, bóng và đ/c thiết bị ngoài trời

a. Mục tiêu:

 - Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với điều kiện tự nhiên, được hít thở không khí trong lành

- Trẻ biết kể về công việc của bố mẹ mình. 

- Trẻ biết chơi trò chơi và chơi đúng luật

- Trẻ được vui chơi thoải mái, chơi theo ý thích của mình

b. Chuẩn bị:

- Địa điểm: sân trường

- Phấn, bóng, vòng, đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời

c. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ.

*HĐ1:Ổnđịnh tổ chức, gây hứng thú

- Cô nói về nội dung của buổi q/s và quy định của buổi chơi

*HĐ2: Nội dung

1.Hoạt động có chủ đích: “ Trò chuyện về công việc của bố mẹ”

 - Cô trò chuyện cùng trẻ về công việc của bố mẹ mình:

- Hằng ngày con thấy  mẹ thường làm những công việc gì?

- Ngoài những công việc làm ở nhà ra bố mẹ con còn làm công việc gì ở cơ quan?.

- Còn Bố ở nhà bố thường làm những công việc gì?

- Ngoài những công việc làm ở nhà ra bố mẹ con còn làm công việc gì ở cơ quan.

- Con thấy bố mẹ làm rất nhiều việc vất vả con có thương bố mẹ mình không?, thương bố mẹ con phải làm gì?

- Cô gd trẻ

2.Trò chơi vận động: “Chọn đồ dùng cho các thành viên trong gia đình”

- Cô gt cách chơi và luật chơi.

- Cách chơi: Chia trẻ thành hai đội, mỗi trẻ có 1 bảng 3 tranh về nghề nghiệp cử bố mẹ, con và mỗi đội sẽ có một rỗ lô tô đồ dùng cá nhân của bố mẹ, con. Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” bạn đầu hàng sẽ chạy lên chọn một lô tô đồ dùng gắn lên bảng sao cho  phù hợp với tranh vẽ...Cứ như vậy hết thời gian quy định, đội nào gắn được nhiều tranh và đúng thì đội đó sẽ thắng.

- Cho trẻ chơi 4-5 lần

- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi

3. Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do phấn, chơi với các thiết bị ngoài trời

- Cô bao quát và đảm bảo an toàn cho trẻ.

*HĐ3. Kết thúc

Cô nhận xét buổi chơi, sau đó cho trẻ đi rửa tay, kt sỉ số và cho trẻ vào lớp

-         Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời

-         1 vài trẻ nêu ý định

- Trẻ vẽ

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ chơi trò chơi vận động

- Trẻ chơi theo ý thích.

III.HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT

Làm quen với các từ: “ Anh”, “chị”, “em bé”

1.Mục đích

- Trẻ biết các từ: “anh”, “chị”, “em bé”

- Trẻ nghe hiểu và nói được câu:“ Đây là anh”, “Đây là chị”, “Đây là em bé”

- Hỏi và trả lời câu hỏi: “ Đây là ai?”

2. Chuẩn bị: Bức tranh về gia đình

3. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

*HĐ1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú

- Cho trẻ đọc bài thơ “Làm anh”

- Trò chuyện về nội dung bài thơ

* HĐ2: Nội dung

- Cho trẻ quan sát bức tranh về gia đình.

- Cô chỉ vào từng người và nói: “ Anh”, “chị”, “em bé”

và cho trẻ nhắc lại 3 lần.

 - Sau đó, cô gọi 3 trẻ lên: Cô nói từng t“ Anh”, “chị”, “em bé” và yêu cầu trẻ chỉ vào tranh khi cô nói.

 - Cô chỉ vào tranh và hỏi: “Đây là ai?”. “Đây là ông” Tập cho trẻ hỏi.đặt câu hỏi: “Đây là ai?”- “Đây là anh”. “Kia/ Đó là ai?” – “Kia /Đó là chị”

Nếu trẻ trả lời tốt thì cô có thể sử dụng các từ đã học để trẻ nói được nhiều câu hơn. VD: “Đây là ông bà”, “Kia là bố mẹ”,

“Mẹ bế em bé”, “Đây là anh chị”.

*HĐ3: Kết thúc

Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

-Trẻ hát

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ q/s tranh

-Trẻ nhắc lại 3 lần

-Trẻ nhắc lại 3 lần

-Trẻ trả lời

Trẻ nói theo cô

IV. HOẠT ĐỘNG GÓC

*NỘI DUNG:

- Góc xây dựng: Lắp ghép hình người, xây dựng nhà, khuôn viên, vườn hoa, vườn cây.

- Góc Phân vai: Đóng vai  “Mẹ con”, chơi “Cửa hàng đồ dùng gia đình”, “ Phòng Khám bệnh”.

- Góc nghệ thuật:+Vẽ, nặn, dán, tô màu hình người thân trong gia đình. Xếp hình người, hoa, đồ chơi từ que , hột, hạt.

                             +Hát và sử dụng các dụng cụ gõ, đệm, vận động các bài về chủ đề..

- Góc sách-truyện: Xem tranh truyện,Xem tranh về chủ đề. Làm abum ảnh về gia đình. Đọc ca dao,tục ngữ đồng dao về tình cảm gia đình.

- Góc KPHK/TN: Nhận biết số lượng, so sánh số lượng các thành viên trong gia đình, nhận dạng chữ số trong pv 3, so sánh chiều cao của các thành viên trong gia đình[3 đối tượng].

* Cách tiến hành: Tiến hành tương tự như kế hoạch tuần. Cho trẻ chơi chính ở góc Tạo hình.

V.VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA

VI.HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Vệ sinh, ăn bữa phụ, chơi tự do

1.Hoạt động chung:

- Ôn bài cũ::Thơ“Em yêu nhà em

* Mục tiêu: Trẻ thuộc thơ và biết đọc thơ diễn cảm.

- Làm quen với bài mới: PTTM:“Vẽ chân dung mẹ bà”

2. Cho trẻ chơi tự do ở các góc.

3. Vệ sinh, nêu gương - cắm cờ, trả trẻ

* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:  


Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, trong giờ hoạt động góc có cháu Vi Thị Yến Vy do cháu bị mệt nên không hứng thú chơi, giờ Văn học có cháu Trần Mai Hương, Nguyễn Thu Huyền, Vy Ngọc Ly Na , Nguyễn Khánh Huyền nhận thức tốt, tuy nhiên còn có cháu Lê Đức AnHà Mạnh Hải còn nhận thức chưa tốt, Cháu  Lê Tuấn Anh bị đi ngoài, nôn.

Video liên quan

Chủ Đề