Hướng dẫn điều trị f0 tại nhà hà nội

TPO - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn quy trình phối hợp trong việc quản lý, theo dõi F0 tại nhà.

Cụ thể, hướng dẫn nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị: trung tâm y tế, trạm y tế, trạm y tế lưu động, tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19, mạng lưới Thầy thuốc đồng hành.

Trung tâm y tế làm nhiệm vụ tham mưu cho UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn sử dụng phần mềm quản lý F0. Chủ trì tổ chức tập huấn hoặc mời các chuyên gia tổ chức tập huấn cho Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19.

Trạm y tế, trạm y tế lưu động thực hiện quản lý, theo dõi người mắc COVID-19 tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế.

Cung cấp thông tin người mắc bệnh COVID-19 trên địa bàn cho Đoàn thanh niên [Thành viên tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19] thực hiện nhập liệu vào phần mềm để quản lý. Thực hiện khám, tư vấn cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà để người dân yên tâm điều trị, tránh gây hoang mang lo lắng.

Đối với cán bộ đăng ký số hotline của trạm y tế, trạm y tế lưu động thực hiện ngay lập tức việc thăm khám, khi có thông báo và đánh giá với các trường hợp người nhiễm theo mức độ phân tầng xanh, vàng, cam, đỏ. Trường hợp người dân khai báo nhầm, cán bộ y tế cơ sở thực hiện việc cập nhật lại thông tin sau khi đã thăm khám trực tiếp.

Một nhiệm vụ nữa là phát hiện kịp thời F0 tại nhà có dấu hiệu chuyển nặng [màu cam, màu đỏ trên phần mềm] để chuyển tuyến đến các bệnh viện đã được phân tầng theo quy định.

Cùng với đó, hoàn thành thủ tục hết cách ly cho F0 bằng lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, in ấn giấy tờ hồ sơ theo quy định.

Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19, có nòng cốt là Đoàn thanh niên được phân công nhiệm vụ nhập thông tin người mắc bệnh COVID-19 lên hệ thống phần mềm sau khi nhận được dữ liệu từ y tế cơ sở. Chỉnh sửa dữ liệu F0 đã đăng ký trên phần mềm, để thông tin F0 được chính xác với thực tế của địa phương.

Hỗ trợ người bệnh F0 tại nhà biết cách khai báo thông tin sức khỏe hàng ngày vào phần mềm, khai hộ thông tin cho người không có điện thoại thông minh hoặc người già yếu. Liên hệ với F0 để nhắc họ khai báo đúng giờ, đủ thông tin sức khỏe.

Thông báo ngay cho nhân viên y tế khi F0 đang theo dõi tại nhà có dấu hiệu chuyển độ nặng hơn hoặc dấu hiệu bất thường để nhân viên y tế kịp thời vận chuyển F0 đến bệnh viện điều trị Covid-19 theo đúng phân tầng đã quy định. Trực tiếp theo dõi nhóm F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được theo dõi tại nhà.

Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành cùng tham gia hỗ trợ các lực lượng y tế của thành phố trong việc quản lý, theo dõi F0 tại nhà với các nhiệm vụ phân công các y, bác sĩ của mạng lưới Thầy thuốc đồng hành để quản lý theo khu vực, hỗ trợ ban lãnh đạo các trung tâm y tế trong tham mưu, triển khai thực hiện và cung cấp thông tin ca bệnh cần hỗ trợ y tế khẩn cấp, báo cáo thực hiện hàng tuần. Trực tiếp chủ động theo dõi, gọi điện hỗ trợ nhóm F0 có triệu chứng theo phân tầng trên phần mềm.

Phối hợp với nhân viên y tế tại các trạm y tế và trạm y tế lưu động để trao đổi, chia sẻ, cảnh báo khi F0 có dấu hiệu tăng nặng để kịp thời khám, chuyển tuyến đến các bệnh viện đã phân tầng theo quy định. Nhận điện thoại được gọi từ F0 để hỗ trợ hướng dẫn khai báo thông tin sức khỏe trên phần mềm, tư vấn dinh dưỡng, an toàn lây nhiễm, trấn an tinh thần...Kết hợp với tổng đài 1022 để nhận thông tin hỗ trợ F0 theo dõi tại nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cộng dồn trong đợt dịch 4 [từ ngày 29/4/2021], Hà Nội ghi nhận 57.409 ca mắc COVID-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 18.667 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 38.742 ca.

Hoàng Phong

 Dịch COVID-19: Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn mới về quản lý F0 tại nhà Hà Nội [TTXVN 14/3] Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 604/QĐ-BYT kèm hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID- 19.

Tài liệu này thay thế Quyết định số 261/QĐ-BYT ngày 31/1/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà và số 528/QĐ-BYT ngày 3/3/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19.

Các hướng dẫn về "Theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19" hầu như không thay đổi so với các văn bản được ban hành trước đó [số 261 và số 528]. Tuy nhiên, Bộ Y tế bổ sung yêu cầu về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm; có thay đổi về điều kiện cách ly: "Tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ".

Theo hướng dẫn mới vừa ban hành ngày 14/3, tiêu chí lâm sàng của người mắc COVID-19 điều trị tại nhà gồm: Là người mắc COVID-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.

Là người không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác; nhịp thở bình thường theo tuổi, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có dấu hiệu khó thở, không suy hô hấp; Không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc.

Trong đó, bổ sung nội dung: "Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc".

Hướng dẫn kèm quyết định 604 bổ sung mục "Khai báo y tế" với F0 điều trị tại nhà. Trong đó, F0 hoặc người chăm sóc thông báo với trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý F0 tại nhà... theo hướng dẫn của địa phương về: thông tin cá nhân, thời điểm được xác định mắc COVID-19, đối tượng được quản lý tại nhà, thời điểm hết cách ly, điều trị tại nhà.

Trạm Ytế xã, phường hoặc cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà thu thập thông tin và lập danh sách người mắc COVID-19 quản lý tại nhà theo mẫu quy định.

Các vật dụng cần thiết với F0 điều trị tại nhà bao gồm: Nhiệt kế; Máy đo SpO2 cá nhân [nếu có];  Khẩu trang y tế; Phương tiện vệ sinh tay; Vật dụng cá nhân cần thiết; Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

Về phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế [trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện...]. Thuốc điều trị tại nhà gia đình cần chuẩn bị khi có F0 gồm: Thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em [tùy theo cân nặng và độ tuổi]: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác. Thuốc giảm ho [tùy theo triệu chứng]: Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin...., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trong khi sử dụng thuốc. Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.

Bên cạnh đó, còn có thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh [nếu cần, đủ sử dụng trong 1- 2 tuần].

Về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm, Bộ Y tế yêu cầu F0 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau: F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác. Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với F0. Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch [thú bông, giấy, bìa...] tại khu vực này. Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hàng ngày và khi dây bẩn. Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định./.

PV

Phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN

Theo đó, quy trình nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị như trung tâm y tế, trạm y tế, trạm y tế lưu động, tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19, mạng lưới Thầy thuốc đồng hành. Cụ thể:

Trung tâm y tế

- Tham mưu cho UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn sử dụng phần mềm quản lý F0.

- Chủ trì tổ chức tập huấn hoặc mời các chuyên gia tổ chức tập huấn cho Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19.

Trạm y tế, trạm y tế lưu động

- Thực hiện quản lý, theo dõi người mắc COVID-19 tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế.

- Cung cấp thông tin người mắc bệnh COVID-19 trên địa bàn cho Đoàn thanh niên [thành viên Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19] thực hiện nhập liệu vào phần mềm để quản lý.

- Thực hiện khám, tư vấn cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà để người dân yên tâm điều trị, tránh gây hoang mang lo lắng.

- Đối với cán bộ đăng ký số hotline của trạm y tế, trạm y tế lưu động thực hiện ngay lập tức việc thăm khám, khi có thông báo và đánh giá với các trường hợp người nhiễm theo mức độ phân tầng xanh, vàng, cam, đỏ. Trường hợp người dân khai báo nhầm, cán bộ y tế cơ sở thực hiện việc cập nhật lại thông tin sau khi đã thăm khám trực tiếp.

- Phát hiện kịp thời F0 tại nhà có dấu hiệu chuyển nặng [màu cam, màu đỏ trên phần mềm] để chuyển tuyến đến các bệnh viện đã được phân tầng theo quy định.

- Hoàn thành thủ tục hết cách ly cho F0 bằng lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, in ấn giấy tờ hồ sơ theo quy định.

Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 [có nòng cốt là Đoàn thanh niên]

- Nhập thông tin người mắc bệnh COVID-19 lên hệ thống phần mềm sau khi nhận được dữ liệu từ y tế cơ sở.

- Chỉnh sửa dữ liệu F0 đã đăng ký trên phần mềm, để thông tin F0 được chính xác với thực tế của địa phương.

- Hỗ trợ người bệnh F0 tại nhà biết cách khai báo thông tin sức khỏe hằng ngày vào phần mềm, khai hộ thông tin cho người không có điện thoại thông minh hoặc người già yếu. Liên hệ với F0 để nhắc họ khai báo đúng giờ, đủ thông tin sức khỏe.

- Thông báo ngay cho nhân viên y tế khi F0 đang theo dõi tại nhà có dấu hiệu chuyển độ nặng hơn hoặc dấu hiệu bất thường để nhân viên y tế kịp thời vận chuyển F0 đến bệnh viện điều trị COVID-19 theo đúng phân tầng đã quy định.

- Trực tiếp theo dõi nhóm F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được theo dõi tại nhà.

Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành

- Phân công các y, bác sĩ của mạng lưới Thầy thuốc đồng hành để quản lý theo khu vực, hỗ trợ ban lãnh đạo các trung tâm y tế trong tham mưu, triển khai thực hiện và cung cấp thông tin ca bệnh cần hỗ trợ y tế khẩn cấp, báo cáo thực hiện hằng tuần.

- Trực tiếp chủ động theo dõi, gọi điện hỗ trợ nhóm F0 có triệu chứng theo phân tầng trên phần mềm.

- Phối hợp với nhân viên y tế tại các trạm y tế và trạm y tế lưu động để trao đổi, chia sẻ, cảnh báo khi F0 có dấu hiệu tăng nặng để kịp thời khám, chuyển tuyến đến các bệnh viện đã phân tầng theo quy định.

- Nhận điện thoại được gọi từ F0 để hỗ trợ hướng dẫn khai báo thông tin sức khỏe trên phần mềm, tư vấn dinh dưỡng, an toàn lây nhiễm, trấn an tinh thần...

- Kết hợp với tổng đài 1022 để nhận thông tin hỗ trợ F0 theo dõi tại nhà trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong ngày 4-1, Hà Nội ghi nhận 2.578 ca bệnh, trong đó 723 ca trong cộng đồng.

Trong đợt dịch thứ 4, Hà Nội ghi nhận 57.684 ca mắc, trong đó 19.454 ca tại cộng đồng; 31.932 ca trong khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú, 5.985 ca tại khu phong tỏa; 100 ca nhập cảnh; 213 ca mắc tại các bệnh viện trước ngày 30-9.

Hiện nay Hà Nội đã điều trị tổng 73.878 ca COVID-19; trong đó 33.564 ca hiện đang điều trị tại các bệnh viện, cụ thể Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương 121 ca; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 215 ca; các bệnh viện thuộc TP Hà Nội 2.592 ca; cơ sở thu dung điều trị thuộc TP 1.633 ca; cơ sở thu dung quận/huyện 5.334 ca; theo dõi cách ly, điều trị tại nhà: 23.669 ca.

Hiện nay, Hà Nội đã điều trị khỏi 40.454 ca COVID-19, 246 ca chuyển nặng phải chuyển tầng điều trị. Từ ngày 27-4 đến nay, Hà Nội có 196 ca tử vong vì COVID-19.

PHẠM TUẤN

Video liên quan

Chủ Đề