Lác mắt là gì

Lác mắt khá thường gặp ở trẻ nhỏ khi hai mắt không cùng nhìn về một điểm, nếu điều trị sớm thì lác mắt có thể cải thiện đáng kể. Nhận biết sớm dấu hiệu bị lác mắt giúp điều trị bệnh sớm, đem lại hiệu quả cao và đảm bảo thị lực không bị ảnh hưởng.

1. Tại sao bạn bị lác mắt?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lác mắt được xác định là do sự khác biệt về phần cơ xung quanh mỗi mắt. Mỗi mắt hoạt động nhìn bằng cách tập trung vào một vật hay một điểm nhờ vào hoạt động của nhóm 6 cơ quanh mắt. Nếu một vài cơ này gặp vấn đề hoặc phối hợp hoạt động không tốt, bên mắt đó có thể không nhìn tập trung được theo mong muốn.

Lác mắt ảnh hưởng đến khả năng nhìn và tính thẩm mỹ

Vì thế xảy ra tình trạng dù cố gắng tập trung nhìn một điểm song thực tế hai mắt nhìn theo hai hướng khác nhau. Tình trạng lác mắt có thể xảy ra ở trẻ nhỏ là do bẩm sinh hoặc những ảnh hưởng do bệnh lý ở mắt, biến chứng mắt khi sinh nhưng phát triển chậm thành bệnh.

Còn lác mắt ở người lớn hầu hết do biến chứng bệnh lý như: đột quỵ, đái tháo đường, chấn thương ở mắt,… Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị lác mắt bao gồm:

2. Dấu hiệu bị lác mắt dễ nhận biết nhất

Có thể nhận biết dấu hiệu ở người bị lác mắt qua hoạt động nhìn của họ, cần chú ý quan sát để phát hiện nhất là ở trẻ nhỏ. Triệu chứng đặc trưng nhất của lác mắt là khi nhìn vào một vật, hai mắt không cùng tập trung như bình thường mà nhìn vào hai hướng khác nhau. Điều này khiến người bị lác mắt gặp khó khăn khi nhìn vật cụ thể, họ phải nghiêng đầu để hai mắt cùng nhìn được chính xác vị trí, hình dạng vật.

Nhìn thẳng vào mắt trẻ để thấy dấu hiệu lác

Ngoài ra, người bị lác mắt có thể gặp tình trạng nhìn đôi, nghĩa là hai bên mắt do không tập trung nên đưa ra hai hình ảnh không trùng khớp. Khi não tiếp nhận đồng thời tín hiệu khác nhau từ hai mắt sẽ khiến người bệnh thấy như 2 lớp hình ảnh song song lệch nhau.

Để kiểm tra đơn giản tình trạng lác mắt, bạn thực hiện với người cần kiểm tra như sau:

  • Yêu cầu người cần kiểm tra ngồi đối diện, nhìn thẳng vào mắt bạn. Hãy quan sát hoạt động của hai mắt của họ khi nhìn, nếu hai mắt không đối xứng hoặc không thể cố gắng để đối xứng dù cố nhìn tập trung thì khả năng cao họ bị lác mắt.

  • Với trẻ nhỏ, khá khó để yêu cầu trẻ ngồi yên, nhìn thẳng vào bạn, vì thế có thể quan sát bằng cách đưa trẻ món đồ chơi mà bé thích. Khi bé tập trung nhìn vào món đồ chơi, nếu hai mắt lệch nhau thì nguy cơ cao trẻ bị lác mắt.

Nhiều người bị lác mắt nhưng không nhận ra bệnh do luôn có thói quen nhìn nghiêng đầu, việc này giúp giảm tình trạng nhìn đôi do hai mắt không đồng nhất. Ngoài ra còn có những trường hợp lác nhẹ, lác không thường xuyên hoặc lác ẩn khó phát hiện hơn. Nếu nghi ngờ, người bệnh nên trực tiếp đến cơ sở y tế thăm khám, với phương pháp chẩn đoán chính xác, bạn sẽ biết được bản thân có bị lác mắt thực sự hay không.

Điều trị sớm giúp trẻ bị lác mắt phục hồi tốt hơn

3. Chẩn đoán và điều trị lác mắt

3.1. Chẩn đoán

Hầu hết bác sĩ có thể chẩn đoán lác mắt qua thăm khám lâm sàng với sự hỗ trợ của kính y học trong việc tìm ra điểm khác nhau giữa hai mắt. Ngoài ra, thần kinh và võng mạc mắt cũng được kiểm tra để loại trừ nguyên nhân giảm thị lực, khó nhìn do vấn đề ở hai bộ phận này.

Lác mắt ở trẻ có thể xảy ra đột ngột nên cần đưa trẻ đi khám định kỳ 6 tháng một lần hoặc tự kiểm tra để phát hiện bệnh sớm. Khi phát hiện bệnh, cần điều trị sớm để hiệu quả cao hơn, tỉ lệ thành công lớn hơn. Các thống kê khoa học cho biết, nếu lác mắt phát hiện sớm ở trẻ dưới 3 tuổi thì điều trị tích cực đem lại tỉ lệ thành công lên đến 92%.

Còn lác mắt người lớn thường là bệnh lý tiến triển nên điều trị khó khăn hơn. Không nên chủ quan vì lác mắt nếu phát hiện và điều trị muộn, thói quen rất khó thay đổi ảnh hưởng đến khả năng nhìn cũng như tính thẩm mỹ.

3.2. Điều trị

Tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị lác mắt với phương pháp thích hợp. Mục đích của việc điều trị này là cải thiện thị lực của bên mắt bị lác tương đương với bên mắt khỏe mạnh.

Đeo kính hoặc miếng che mắt

Kính chuyên dụng hoặc dụng cụ che mắt được sử dụng để mắt khỏe hơn, cũng tạo thói quen cơ thể sử dụng và nhận hình ảnh từ mắt yếu hơn.

Tập nhìn bên mắt yếu giúp phục hồi mắt bị lác

Bài tập chữa lác mắt

Một số bài tập đơn giản có thể giúp bệnh nhân nhìn tập trung vào một hướng bằng cả hai mắt song cần kiên trì và thực hiện sớm.

Phẫu thuật cơ mắt

Nhiều trường hợp lác mắt nặng, bên mắt lác quá yếu không thể tăng cường, tự cải thiện thì phẫu thuật sẽ được xem xét để điều trị. Bác sĩ sẽ can thiệp vào vùng cơ mắt để hướng nhìn của mắt bị lác được cân bằng. Tuy nhiên sau phẫu thuật này, bên mắt bị yếu không phục hồi được thị lực, có thể vẫn cần tập luyện, dùng băng che mắt để luyện tập cho bên mắt yếu hơn này.

Phẫu thuật cơ mắt càng sớm thì khả năng thành công càng cao¸ nhất là bệnh lác mắt sớm ở trẻ nhỏ.

4. Thói quen giúp giảm tiến triển bệnh lác mắt

Bên cạnh điều trị thì bệnh nhân bị lác mắt nên áp dụng các thói quen sinh hoạt, thói quen nhìn tốt để hạn chế tiến triển bệnh cũng như ngăn ngừa tái phát. Cụ thể, dưới đây là các biện pháp cần lưu ý:

  • Dùng kính hoặc miếng che mắt thường xuyên khi bạn có thời gian luyện tập cho mắt.

  • Tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra tình trạng bệnh cũng như xem xét điều trị thích hợp.

  • Thông báo với bác sĩ nếu biện pháp tự cải thiện không đem lại hiệu quả điều trị cao với bệnh lác mắt hoặc bệnh đi kèm với tình trạng sức khỏe khác ở mắt.

Không nên chủ quan nếu có dấu hiệu bị lác mắt, phát hiện và điều trị càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao.

Hiện, chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín, được nhiều bệnh nhân tin tưởng thăm khám khi có các vấn đề về mắt. Các dịch vụ chính của chuyên khoa là:

  • Khám và điều trị các bệnh lý chuyên khoa Mắt, trong đó có lác mắt.

  • Khám khúc xạ chuyên sâu và cung cấp dịch vụ kính mắt [cận, viễn, loạn và nhược thị].

  • Thực hiện các tiểu phẫu, thủ thuật chuyên khoa mắt như chích chắp, chích lẹo; lấy dị vật kết, giác mạc nông, bơm rửa lệ đạo, thông lệ quản,…

Nếu cần tư vấn thêm về phương pháp điều trị lác mắt, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Lác mắt là một bệnh lý về mắt gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến thị lực nếu không được điều trị sớm. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em.

Vậy lác mắt là bệnh gì và làm sao nhận biết dấu hiệu của bệnh? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Lác mắt [lé mắt] là gì?

Lác mắt, hay còn gọi là lé mắt, là bệnh mà mắt không di chuyển theo hướng giống nhau khi ta nhìn vào một vật. Mắt lác xảy ra khi một hoặc cả hai mắt nhìn theo hướng lệch vào trong hoặc lệch ra ngoài.

Qua thời gian, mắt bị lác sẽ yếu hơn và dần bị mất thị lực do não bộ chỉ dùng các tín hiệu đến từ mắt khỏe hơn. Tình trạng lé mắt nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến thị lực.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng lác mắt [lé mắt] là gì?

Triệu chứng chủ yếu của lác mắt là mắt nhìn vào hai hướng khác nhau. Ngoài ra, nếu bạn hoặc trẻ gặp khó khăn khi nhìn một vật như phải nghiêng đầu mới có thể xác định được hình dạng, vị trí vật… thì đó là một trong các dấu hiệu của lé mắt. Ngoài ra, tình trạng nhìn đôi [2 hình ảnh khác nhau ở hai bên mắt] hoặc chỉ nhìn được ở một mắt cũng là các triệu chứng khác của lé mắt.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc con bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của lác mắt, hãy liên hệ với bác sĩ ngay, đặc biệt nếu tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hằng ngày.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra lác mắt [lé mắt] là gì?

Nguyên nhân gây ra lác mắt là do sự khác biệt về cơ xung quanh mỗi mắt. Có 6 cơ xung quanh mắt cho phép mắt chỉ tập trung nhìn vào một vật. Nếu một trong các cơ này không còn phối hợp đồng bộ sẽ dẫn đến hiện tượng một bên mắt nhìn vào vật này trong khi mắt còn lại nhìn vào vật khác.

Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, lé mắt có thể xảy ra do bẩm sinh hoặc là biến chứng từ các bệnh khác như đái tháo đường, bệnh Grave, hội chứng Guillain-Barré, chấn thương sọ não.

Nguy cơ mắc bệnh

Những ai thường bị lác mắt [lé mắt]?

Lác được dân gian gọi là lé mặt hoặc lệch mắt, đây là căn bệnh phổ biến gây mất thẩm mỹ và suy giảm thị lực. Lác mắt không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhược thị và mù lòa cả đời. Để giúp mọi người có nhận thức đúng về bệnh lác mắt, iSofHcare sẽ chia sẻ về mắt lác và tổng hợp những điều cần biết về căn bệnh này.

1. Mắt lác là bệnh gì?

Mắt lác là bệnh lý hay gặp, chiếm 2 – 4% dân số. Mắt được gọi là lác hay lé khi tròng đen của 2 mắt không thẳng trục với nhau, nghĩa là trong khi một mắt nhìn thẳng thì mắt kia lệch sang một bên. Bệnh xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng hầu hết khởi phát từ trẻ em. 

2. Phân loại mắt lác

Mắt lác được chia làm 3 loại:

- Lác ngang: Người bệnh nhìn thẳng trước mặt và một trong hai mắt ở vị trí chính giữa. Mắt còn lại  lệch vào trong phía mũi được gọi là lé trong. Nếu mắt đó lệch ra ngoài, theo phía thái dương được gọi là lé ngoài.

- Lác đứng: Người bệnh nhìn thẳng trước mặt và một trong hai mắt ở vị trí chính giữa. Mắt còn lại lệch lên trên gọi là lé đứng trên, lệch xuống dưới gọi là lé đứng dưới.

-  Lác xoáy: Khi nhìn thẳng trước mặt, một trong hai mắt ở chính giữa trong khi mắt còn lại lệch xoáy vào trong phía mũi, được gọi là lé xoáy trong. Nếu lệch xoáy ra phía thái dương gọi là lé xoáy ngoài.

Gọi hotline 1900638367 hoặc Tải ứng dụng iSofHcare để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

3. Nguyên nhân lé mắt

Nguyên nhân lé mắt thường được phân làm 2 nhóm chính:

- Lác mắt bẩm sinh: Là lác mắt xuất hiện khi mới sinh hoặc phát triển trong 6 tháng đầu sau khi sinh... Khoảng 20% lác bẩm sinh liên quan đến di truyền. Ngoài ra, sinh non hoặc nhẹ cân cũng là yếu tố nguy cơ gây lác.

-  Lác mắc phải: Lác thứ phát sau các bệnh lý khác. Ví dụ như tật khúc xạ: Cận thị, viễn thị, loạn thị, không được đeo kính sớm và đúng độ. Hoặc các bệnh lý gây giảm thị lực ở mắt như: Sẹo giác mạc, đục thể thủy tinh, ung thư nguyên bào võng mạc hoặc bệnh lý võng mạc. Hoặc tổn thương não, bất thường vùng sọ mặt làm yếu, liệt cơ vận nhãn. Hoặc bệnh lý toàn thân như: Basedow, u, ...

4. Những tác hại của mắt lác

- Rối loạn chức năng thị giác hai mắt: Làm mất hoặc giảm khả năng phối hợp của hai mắt khiến tầm nhìn của mắt bị hạn hẹp. Bệnh biểu hiện bẳng mất tập trung, đi đứng hậu đậu và tư thế lệch đầu vẹo cổ khi quan sát.

- Nhược thị: Lác mắt thường xuyên trên một mắt gây giảm thị lực khiến người bệnh nhìn mờ.

- Ngoài ra, lác gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh từ tuổi nhỏ cho đến trưởng thành. Bệnh nhân bị lác mắt thường có tâm lý tự ti, nhút nhát và kém năng động. Đến tuổi trưởng thành họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội và chọn lựa ngành nghề.

- Lác còn dẫn đến một số rối loạn chức năng khác như song thị, khiến người bệnh nhìn một thành hai. Song thị thường gặp ở người lớn hơn trẻ em, liên quan đến bệnh lý toàn thân như đái tháo đường hoặc do chấn thương.

5. Điều trị lác mắt

Hướng điều trị lác mắt tùy thuộc vào nguyên nhân gây lác. Quá trình điều trị lác được chia làm các giai đoạn:

-  Điều chỉnh tật khúc xạ: Tất cả tật khúc xạ ở trẻ nếu không được đeo kính sớm sẽ dẫn đến lé mắt và giảm thị lực. Do đó khi phát hiện tật khúc xạ ở trẻ mắt lác, phải cho trẻ đeo kính đúng độ, theo dõi thường xuyên thị lực và độ lác.

-  Tập luyện cơ vận nhãn: Một số trường hợp lé kéo dài sẽ dẫn đến co cứng cơ. Do đó tập luyện cơ vận nhãn giúp giảm độ lé.

-  Điều trị nhược thị: Điều trị nhược thị để trẻ cải thiện thị lực. Phương pháp bịt mắt lành tuy cổ xưa nhưng có tính ứng dụng cao.

-   Phẫu thuật chỉnh lác: Phẫu thuật được tiến hành trên các cơ vận nhãn để giúp mắt trở lại vị trí trung tâm.

6. Những điều cần biết về mắt lác

Theo số liệu thống kê của Viện mắt trung ương, nước ta có khoảng 2 triệu đến 3 triệu người bị lác. Tỉ lệ mắt lác cao do quan niệm sai lầm, cho rằng bệnh lác không ảnh hưởng đến thị lực của trẻ mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì vậy nhiều gia đình đưa trẻ khám và chữa bệnh muộn. Trên thực tế, bệnh lác gây ảnh hưởng nặng đến thị lực bởi có đến 70 % trẻ lác có kèm theo tật khúc xạ. Do đó việc phát hiện muộn hoặc phát hiện nhưng không đưa đi khám khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.

Lác mắt là bệnh lý có thể điều trị dứt điểm. Thành công của việc điều trị phụ thuộc không chỉ vào đội ngũ điều trị, mà còn là sự hợp tác của bố mẹ và khả năng của từng trẻ. Bệnh lác càng được phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao, cả về mặt thẩm mỹ và thị lực. Những trường hợp phát hiện muộn, tuy thẩm mỹ được phục hồi nhưng thị lực ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng.

Nhiều phụ huynh đưa con đến khám chỉ muốn phẫu thuật ngay để con hết lé. Tuy nhiên điều trị lác ở trẻ em là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian theo dõi và điều trị. Do đó phụ huynh cần kiên trì để giúp trẻ đạt được kết quả tốt nhất. Sau khi được phẫu thuật, phụ huynh cần đưa con đến khám, theo dõi điều chỉnh tật khúc xạ và rối loạn vận nhãn xảy ra sau đó.

Trái với lác mắt người lớn được phẫu thuật gây tê, lác bẩm sinh đòi hỏi chỉnh lác có gây mê. Tuy nhiên không phải cơ sở khám chữa bệnh nào cũng đảm bảo chất lượng. Bố mẹ cần chọn lựa cơ sở chuyên khoa uy tín, được trang bị cơ sở vật chất và có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo an toàn khi thực hiện phẫu thuật. 

Thường xuyên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để khám và điều trị kịp thời là góp phần đem lại một đôi mắt sáng và thẩm mỹ. Bởi “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, bảo vệ mắt giúp chúng ta có một cuộc đời tươi đẹp hơn. Vì vậy bất kỳ vấn đề về mắt nói chung và về lác mắt nói riêng, hãy liên hệ với iSofHcare để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch kết nối bác sĩ tốt nhất.

Cẩm nang iSofHcare cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Video liên quan

Chủ Đề