Chỉ thị 15 áp dụng ở đâu

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ [ngoài cùng bên phải] kiểm tra công tác chống dịch COVID-19 tại huyện Thạnh Phú. Ảnh: Báo Đồng Khởi

Căn cứ vào kết quả chống dịch và thực tế diễn biến dịch bệnh COVID-19 sau 4 đợt thực hiện Chỉ thị 16, tỉnh Bến Tre chuyển sang áp dụng Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn toàn tỉnh bắt đầu từ 0h ngày 10/9.

Việc áp dụng Chỉ thị 15 được tỉnh Bến Tre phân cấp cụ thể theo địa bàn [tỉnh/huyện, thành phố/xã, phường, thị trấn]. Cụ thể như sau:

Đối với cấp tỉnh

Thực hiện Chỉ thị 15 từ 0h ngày 10/9 cho đến khi có thông báo mới, đồng thời, áp dụng bổ sung biện pháp tăng cường so với Chỉ thị số 15 để phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sự an toàn cho toàn tỉnh; giữ vững vùng xanh; khôi phục, xanh hóa các vùng còn lại; không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan. 

Trên phạm vi toàn tỉnh, tiếp tục thực hiện kiểm soát, quản lý chặt chẽ, siết chặt các chốt kiểm soát, bảo vệ chặt chẽ từng vùng và toàn tỉnh trên đường bộ, đường thủy, đường biển.

Đối với cấp huyện, thành phố

Thực hiện Chỉ thị số 15, đồng thời, áp dụng bổ sung biện pháp tăng cường so với Chỉ thị 15 ở các huyện, thành phố có đánh giá nguy cơ dịch bệnh ở mức độ bình thường mới [vùng xanh], gồm: TP. Bến Tre, các huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách, Bình Đại.

Thực hiện Chỉ thị 16, đồng thời, xem xét có thể áp dụng các biện pháp nới hơn so với Chỉ thị 16 đối với các huyện có đánh giá nguy cơ dịch bệnh chưa đạt mức độ bình thường mới [chưa đạt vùng xanh], gồm các huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú.

Đối với cấp xã, phường, thị trấn

Thực hiện Chỉ thị 15, đồng thời, áp dụng bổ sung các biện pháp, tăng cường so với Chỉ thị 15 đối với các xã, phường, thị trấn có đánh giá nguy cơ dịch bệnh ở mức độ bình thường mới [vùng xanh].

Thực hiện Chỉ thị 16, đồng thời, xem xét có thể áp dụng các biện pháp nới hơn so với Chỉ thị số 16 đối với các xã, phường, thị trấn có đánh giá nguy cơ dịch bệnh chưa đạt mức độ bình thường mới [chưa đạt màu xanh].

Ban Thường vụ Tỉnh ủy lưu ý với các huyện, thành phố/xã, phường, thị trấn có đánh giá nguy cơ dịch bệnh chưa đạt mức độ bình thường mới cần nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh để đạt được trạng thái bình thường mới vào ngày 15/9.

Sản xuất phải an toàn

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh, UBND huyện, thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các KCN, các cấp, các ngành vào cuộc thực sự, thực hiện các biện pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn theo quan điểm “Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, có tổ chức; sản xuất an toàn, lưu thông an toàn, đi lại an toàn, ăn, ở an toàn; an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”.

Tổ chức tốt sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn, tổ chức, tạo điều kiện để người dân thu hoạch, tiêu thụ nông sản an toàn và sản xuất nông nghiệp an toàn...

BT


30/05/2021 14:36 PM

Mục lục bài viết

Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16 khác nhau thế nào?

Dưới đây là một số điểm khác nhau giữ Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16:

Tiêu chí

Chỉ thị 15/CT-TTg

ngày 27/3/2020

Chỉ thị 16/CT-TTg

ngày 31/3/2020

Tập trung đông người

Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng

Cách ly toàn xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết

Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Không tập trung quá 02 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng

Khoảng cách an toàn

Yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ

Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu

Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu

Hoạt động vận tải

Hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác

Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác

Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.

Châu Thanh

234,631

dịch Covid-19, Covid-19, giãn cách xã hội,

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Dịch COVID-19: Vĩnh Long áp dụng Chỉ thị 15 tăng cường từ 0 giờ ngày 5/9

Hà Nội [TTXVN 4/9]

*Ngày 4/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời đã ban hành văn bản về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19 trên phạm vi toàn tỉnh ở mức độ cao hơn so với Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thời điểm bắt đầu áp dụng từ 0 giờ 00 phút ngày 5/9 đến hết ngày 15/9/2021.

Trong thời gian áp dụng giãn cách ở mức độ cao hơn so với Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Vĩnh Long tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, yêu cầu người dân không ra đường trong khoảng thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 4 giờ ngày hôm sau, không tập trung quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Tỉnh tiếp tục dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung đông người tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng. Đối với việc tổ chức đám tang, tỉnh quy định tổ chức trong nội bộ gia đình, giảm số lượng thân nhân, cử đại diện người viếng đám tang, sắp xếp giãn cách không tập trung quá 10 người trong cùng thời điểm viếng.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long yêu cầu thực hiện nghiêm việc hạn chế ra đường; giao Công an tỉnh thiết kế mẫu giấy đi đường đảm bảo thực hiện thống nhất trên toàn tỉnh, cấp giấy đi đường cho công nhân trong khu công nghiệp, công nhân xây dựng các công trình do Trung ương quản lý trên địa bàn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long giao Thủ trưởng các sở, ngành và lãnh đạo các địa phương chủ động triển khai đồng loạt các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, tăng cường chỉ đạo thiết lập, giữ vững và mở rộng "vùng xanh", phát huy vai trò của hộ gia đình, tổ nhân dân tự quản trong bảo vệ "vùng xanh". 

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Long, tính đến ngày 4/9, toàn tỉnh ghi nhận 2.185 ca mắc COVID-19, trong đó điều trị khỏi 1.839 trường hợp, tử vong 38 trường hợp. Tỉnh đang cách ly tập trung 482 trường hợp và cách ly tại nhà 1.152 trường hợp. Đến nay, tỉnh Vĩnh long đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 228.639 người, trong đó có 193.988 người tiêm mũi 1 và 34.651 tiêm mũi 2./.

*Chiều 4/9, tỉnh Vĩnh Long tổ chức đón hơn 200 công dân của tỉnh đang cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương. Trong đợt đầu tiên này, tỉnh ưu tiên đón người dân thuộc nhóm đối tượng đang tạm trú tại thành phố và gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gồm: người già, trẻ em và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ.

Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, trước khi lên xe người dân phải thực hiện xét nghiệm và có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Trong quá trình đón công dân trở về, mọi công tác bảo đảm an toàn phòng dịch được thực hiện nghiêm như: Xịt khử khuẩn thường xuyên, công dân và đoàn công tác đều được trang bị đồ bảo hộ trong suốt quá trình di chuyển. Tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Tập đoàn Phương Trang bố trí hơn 10 xe khách để đón người dân, đồng thời phân công các lực lượng theo xe tích cực hỗ trợ người dân trong suốt quảng đường về địa phương.

Tại khu cách ly tập trung Trung tâm Công tác Xã hội, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, mọi công tác chuẩn bị để đón người dân đã được khẩn trương hoàn tất. Các tổ hậu cần bố trí cơ sở vật chất, trang bị vật dụng sinh hoạt cá nhân, nhu yếu phẩm cần thiết để người dân sử dụng trong 14 ngày cách ly tại đây. Chia sẻ với khó khăn của người dân, tỉnh Vĩnh Long sẽ trích ngân sách hỗ trợ chi phí cách ly tập trung, đồng thời tích cực vận động kinh phí xã hội hóa để hỗ trợ thêm các mặt sinh hoạt, ăn uống và chăm sóc sức khỏe để đảm bảo người dân không phải tốn thêm chi phí nào trong suốt quá trình cách ly. 

Khi về đến Vĩnh Long, tất cả người dân đã được lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR và hướng dẫn về phòng tránh COVID-19 để thực hiện cách ly 14 ngày tại các khu cách ly tập trung do tỉnh bố trí sẵn. Sau khi hoàn thành thời gian cách ly, tất cả người dân tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 14 ngày.

Đang mang thai ở tháng thứ 8, chị Trương Thị Thay [huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long] phấn khởi khi được tạo điều kiện để trở về quê sinh con. Trước đó, chị rất lo lắng vì không biết phải sinh con ở đâu để đảm bảo an toàn. Mấy ngày nay hay tin được về, tôi mừng không ngủ được. Nhờ tỉnh hỗ trợ đón về tôi rất vui, yên tâm hơn chờ ngày sinh con. Giờ tôi mừng lắm, cách ly thêm vài ngày là được về thăm con, thăm cha mẹ.

Bà Võ Thị Điệu [huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long] năm nay đã 70 tuổi rất vui mừng vì được tỉnh hỗ trợ đón về quê. Do bị bệnh ung thư, gần 3 tháng trước, bà Điệu lên Thành phố Hồ Chí Minh để khám bệnh rồi “kẹt” lại vì các địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Thời gian qua, dù được hỗ trợ nhưng cuộc sống cũng khá vất vả, lại thêm nỗi lo vì bản thân có bệnh nền khiến bà thấp thỏm. Bà Điệu chia sẻ: “Khi được về đến tỉnh, tôi và nhiều người đi cùng rất mừng, cảm động trước sự đón tiếp và hỗ trợ nhiệt tình của những người đồng hương. Những ngày qua sợ lắm vì mình lớn tuổi và có bệnh, chỉ mong được về quê đoàn tụ với gia đình. Giờ về được quê rồi rất mừng”.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm cho biết, những ngày giãn cách vừa qua, dù dịch bệnh phức tạp nhưng Thành phố Hồ Chí Minh chăm lo rất tốt cho người dân, trong đó có người dân Vĩnh Long đang sinh sống và làm việc tại đây. Trước tình hình dịch bệnh còn kéo dài, tỉnh Vĩnh Long quyết định chia sẻ cùng Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc phối hợp đón người dân của tỉnh có nhu cầu trở về quê. Việc phối hợp đón người dân của tỉnh trở về vừa tạo điều kiện để người dân, nhất là những người khó khăn được trở về quê an toàn, không lây lan dịch bệnh, vừa góp phần giảm áp lực cho Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tỉnh sẽ thực hiện cách ly 14 ngày, chăm lo hỗ trợ việc ăn uống, sức khỏe, thực xét nghiệm đối với người dân, trong trường hợp có phát hiện ca  mắc COVID-19, tỉnh sẽ tiến hành cách ly và điều trị theo quy định để người dân có sức khỏe đảm bảo trước khi trở về với gia đình.

Theo thống kê, hiện còn có trên 900 trường hợp là người dân của tỉnh Vĩnh Long đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh  có nhu cầu trở về. Tỉnh đang tiếp tục rà soát, lập danh sách các trường hợp có nhu cầu trở về để phối hợp tổ chức đón về, giúp người dân yên tâm, ổn định cuộc sống, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại địa phương./.

Lê Thúy Hằng 

Video liên quan

Chủ Đề