Kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong PR

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ [networking] là khả năng xây dựng và chủ động duy trì các mối quan hệ cộng tác công việc nhằm phục vụ cho mục tiêu tương lai của doanh nghiệp.

Biểu hiện hành vi ở các mức độ

Mức độ 5 - Mức độ xuất sắc

Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.

  • Tự xây dựng và điều phối một cộng đồng để qua đó có mạng lưới đối tác cùng khách hàng tiềm năng
  • Có khả năng xác định những mối quan hệ nào là quan trọng, và có phương án hành động trong từng mối quan hệ
  • Xây dựng được mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài với cả những lãnh đạo cấp cao

Mức độ 4 - Mức độ tốt

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.

  • Chủ động tìm kiếm các cơ hội networking ở nhiều lĩnh vực, không ngừng mở rộng network
  • Xây dựng được mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài với nhiều đối tượng, trong đó có cả lãnh đạo cấp cao.

Mức độ 3 - Mức độ khá

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.

  • Khai thác hiệu quả các mối quan hệ xung quanh và tận dụng để mở rộng network khi có cơ hội
  • Xây dựng được network tương đối đa dạng và phục vụ được cho mục đích chung của công việc

Mức độ 2 - Mức độ cơ bản

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.

  • Có khả năng tạo dựng network trong các sự kiện, các cơ hội gặp mặt mà mình tham dự
  • Giữ được mối quan hệ tốt đẹp với các key contacts

Mức độ 1 - Mức độ kém

Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác

  • Có khả năng kết nối và duy trì các mối quan hệ cá nhân
  • Chưa có khả năng phân loại và đặt ưu tiên cho các mối quan hệ
Bộ câu hỏi phỏng vấn
  • Mô tả một tình huống trong đó bạn xây dựng được một mối quan hệ với một partner hoặc một khách hàng quan trọng. Bạn duy trì mối quan hệ đó như thế nào?
  • Giả sử nhiều partner/khách hàng cùng đặt lịch hẹn quan trọng với bạn vào một thời gian. Bạn làm thế nào trong tình huống đó?
  • Mô tả lại một lần bạn phải nhờ đến network của mình để giúp bạn giải quyết một vấn đề nào đó trong công việc.
  • Khi mới bắt đầu một công việc mới thì bạn xây dựng mối quan hệ với mọi người như thế nào?
  • Trong lĩnh vực chuyên môn X này, hiện bạn đã tham gia những cộng đồng nào? Bạn có thể kể tại một vài key person trong lĩnh vực này mà bạn có quan hệ.
  • Bạn làm thế nào để xây dựng network khi tham gia các sự kiện?
  • Bạn đã từng tự xây dựng một cộng đồng nào chưa? Bạn làm thế nào để duy trì được cộng đồng đấy và bạn đã thu được những mối quan hệ nào từ đó?
Ứng dụng kiến thức vào quản lý nguồn nhân lực với Base HRM+.

Bộ giải pháp quản trị nhân sự toàn diện dành cho Doanh Nghiệp. Ứng dụng những lý thuyết quản trị hiện đại vào xây dựng giải pháp nhân sự mang tính thực tiễn cao. Bộ giải pháp giúp Doanh Nghiệp từ những giải pháp cơ bản về quản trị thông tin nhân sự, chấm công Á tính lương cho đến các giải pháp quản trị mục tiêu, đánh giá và phát triển nhân sự.

Giới truyền thông là ai, và sức mạnh của họ ghê gớm đến thế nào khi có thể làm cho nhiều doanh nghiệp “lên như diều gặp gió” hoặc có thể “tán gia bại sản” chỉ với ngòi bút của mình. Giới truyền thông còn có thể định hướng cả một cộng đồng, công chúng về một vấn đề chưa rõ đúng hay sai.Nhiều người ví von rằng “Giới truyền thông là cơ quan có sức mạnh lớn thứ tư sau các cơ quan lập pháp, hành pháp, và tư pháp”. Quả thật đúng như vậy, điều này đặt ra một vấn đề to lớn với doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, mà cụ thể và trực tiếp hơn là các chuyên viên PR, người quan hệ với giới truyền thông.

Đến với hội thảo “Thiết lập mối quan hệ hiệu quả với giới truyền thông” do học viện BMG phối hợp với câu lạc bộ Phóng Viên Trẻ – Báo chí & Truyền thông, tổ chức vào sáng ngày 28/4/2012 vừa qua tại trường ĐH KHXH & NV, Event Channel đã ghi lại những thông tin quý báu gửi đến bạn đọc.

Các diễn giả tham gia chương trình [từ trái qua]: Ông Lê Hồng Minh, ông Nguyễn Huy Toàn [đại diện Học viện BMG], bà Đoàn Thu Thủy, bà Nguyễn Thu Anh và ông Phan Minh Cường. Ảnh: Tấn Khoa

Có thể thấy các diễn giả của buổi giao lưu đều là những chuyên gia trong nghề đứng từ nhiều góc độ vừa là phóng viên, nhà báo, vừa là chuyên viên PR, xử lý khủng hoảng tại các doanh nghiệp lớn. Những cái tên mà trong giới truyền thông hẳn không lạ lẫm:

- Bà Nguyễn Thu Anh – CT HĐQT Never Alone Corp, P.TGĐ Logleman Design, người được giới doanh nhân mệnh danh “Connecting lady"


- Ông Phan Minh Cường – Giám đốc Phát triển Kinh Doanh Công ty Mê Kông, Phóng viên cộng tác với nhiều tờ báo lớn.
- Ông Lê Hồng Minh - Giám đốc điều hành công ty quảng cáo Kỷ Nguyên; Nguyên Giám đốc PR cấp cao Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Masan
- Bà Đoàn Thu Thủy - Phụ trách Quảng cáo truyền thông công ty Cổ phần phát triển BĐS Phát Đạt, Xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông cho các dự án The EverRich

Chân dung của giới truyền thông

Để hình dung diện mạo giới truyền thông, các diễn giả đưa ra một ví dụ về sự việc báo Thanh Niên đưa tin “Uống nước ép bưởi bị ung thư” không chính xác đã làm cho nhiều nông dân, doanh nghiệp phá sản, làm cho cộng đồng tiếp thu sai thông tin. Ví dụ này phần nào đã chứng minh sức mạnh của giới truyền thông, và ảnh hưởng của họ lên xã hội. Vậy giới truyền thông là những ai? Giới truyền thông là những cá nhân, tổ chức làm công tác thông tin, truyền tải thông tin đến người đọc, họ có thể là nhà báo, các nhà sản xuất hay các chủ bút, hay là các phóng viên, hay thậm chí là các tờ báo mạng, ấn phẩm. Giới truyền thông là một kênh thông tin hiệu quả giúp doanh nghiệp bạn tiếp cận nhanh chóng với khách hàng mục tiêu, nhưng đó cũng là một con dao hai lưỡi. Nhờ xây dựng được những mối quan hệ tốt với giới truyền thông, nên khi có biến cố, công ty sẽ dễ dàng kiểm soát thông tin. Vì thế, làm việc với giới truyền thông cần phải có chiến lược rõ ràng và đầu tư xứng đáng mới có thể thúc đẩy công việc kinh doanh suôn sẻ.

Một số kinh nghiệm dành cho dân “PR – những ngày đầu” khi muốn tiếp cận giới truyền thông:1. Các bạn sinh viên có thể tiếp cận nguồn thông tin liên hệ từ giảng viên đứng lớp, nhờ giảng viên giới thiệu cho mình một số nguồn, rồi từ đó mở rộng phát triển thêm.2. Tiếp cận báo chí từ việc tham gia các hội thảo, chương trình lớn; hoặc bạn có thể tận dụng database sẵn có của công ty mình đang làm việc.3. Internet là một công cụ hữu hiệu cho những ngày đầu, bạn cần lên một danh sách chi tiết gồm tòa soạn, tổng biên tập, phóng viên phụ trách, điện thoại, fax … Khi có chương trình cần sự xuất hiện, tham gia của giới truyền thông, bạn hãy chủ động liên hệ với tòa soạn để cung cấp tin tức, vì các tòa soạn hiện nay rất “welcome” các bạn chia sẻ tin tức với họ.4. Chịu khó “theo chân” và phụ giúp các cấp trên của mình để mở rộng mối quan hệ.

5. Một lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng là buổi hẹn với các nhà báo nên ở quận 1, hay quận 3 vì tòa soạn của các báo phần lớn đặt trụ sở ở khu vực này.

Làm sao duy trì mối quan hệ hiệu quả với giới truyền thông

Thứ nhất, chúng ta cần chủ động cung cấp thông tin chính xác, thường xuyên, bất cứ khi nào nhà báo gọi điện đến, cũng nên cố gắng tiếp chuyện. Các nhà báo thường bị áp lực “truy sát” thông tin từ tòa soạn, nên họ “truy sát” nguồn thông tin của doanh nghiệp, nhưng xác suất kiếm ra thông tin chính thức là rất ít, và thông tin không chính thống bên lề thì rất cao, rất dễ gây tổn hại cho doanh nghiệp. Các chuyên viên PR cũng nên chủ động làm thông cáo báo chí để nhắc nhở các phóng viên, nhà báo PR về công ty, tránh việc quá tập trung vào những người nổi tiếng [nếu có] hay những nội dung mà công ty không muốn hướng đến trong sự kiện.Thứ hai, chi phí cho phóng viên nên được các doanh nghiệp quan tâm xem xét. Đây được xem là thông lệ của nền văn hóa Việt Nam, giúp hỗ trợ công việc suôn sẻ hơn. Với “chi phí cho phóng viên” không nên phân biệt báo lớn, báo nhỏ, vì các nhà báo thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hãy nghĩ rằng đây là khoản chi phí với mục đích trong sáng, và không nên gây áp lực sản xuất tin bài cho các nhà báo sau khi hỗ trợ họ khoản phí này.

Thứ ba, giới truyền thông cũng là là những người bình thường như tất cả chúng ta, cần phát triển quan hệ với họ như phát triển quan hệ với những người bạn bình thường, tìm hiểu hoàn cảnh, sở thích, bút danh, ngày sinh nhật, gọi điện thoại thăm hỏi, cập nhật thông tin liên tục về công việc, cuộc sống của phóng viên để tạo mối quan hệ mật thiết và chân thành.

Thứ tư, cần bình tĩnh và kiên nhẫn. Nếu giới truyền thông đưa tin tốt rồi, hãy kiên nhẫn theo sát họ để phát triển tin tốt ấy hơn nữa. Nếu như thông tin sai, cũng cần kiên trì, giải thích, cung cấp thông tin đúng cho họ. Ở một góc độ nào đó, người làm PR cần cảm thông cho nhà báo về nghiệp vụ, chuyên môn, hay kinh nghiệm của họ, hay những sai sót có thể chấp nhận được.Thứ năm, cần tránh việc có hiểu lầm với các phóng viên, vì mối quan hệ sẽ theo suốt nếu bạn còn hoạt động trong lĩnh vực PR. Khi bạn không còn công tác ở công ty này nữa, bạn sang công ty mới cũng cần phải sử dụng mối quan hệ. Và trong trường hợp bất đắc dĩ có xảy ra mâu thuẫn thì hãy giải quyết bằng sự chân thành.

Một điều quan trọng cuối cùng: “Nuôi quân ba năm, dụng quân một giờ”. Tất cả những cố gắng của bạn trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với giới truyền thông đều rất cần thiết cho việc xử lý những khủng hoảng không lường trước của công ty với chi phí chấp nhận được.

Nguồn Event Channel

Video liên quan

Chủ Đề