Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Qua module 23, giáo viên trung học phổ thông có thể:

– Nhận biết, phân biệt đuợc một số khái niệm cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

– Trình bày được một số phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

– Nêu được quy trình, cách xử lí kết quả kiểm tra [đánh giá chẩn đoán, đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình].

Giáo viên trung học phổ thông sử dụng phù hợp một số kĩ năng sau:

– Thiết kế được một số công cụ kiểm tra, đánh giá.

– Sử dụng được một số phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

– Vận dụng được quy trình và xử lí kết quả đánh giá chẩn đoán, đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình.

– Tích cực áp dụng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học tích cực tại trường trung học phổ thông.

  1. Nội dung
  2. Khái niệm đánh giá, đánh giá kết quả học tập

– Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, hệ thống thông tin vê hiện trạng, khả nàng hay nguyên nhân về chất lượng và hiệu quả giáo dục cần có vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo.

–  Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, xử lí thông tin và diễn giải hiện trạng, nguyên nhân, hiệu quả, chất lượng giáo dục theo hai khía cạnh khác nhau: kết quả học tập đạt được của học sinh so với kết quả học tập của học sinh khác và kết quả học tập đạt được của học sinh so với mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Một trong những hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập ở Việt Nam hiện nay là kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan.

  1. Nội dung cơ bản của mục tiêu đánh giá.

– Mục tiêu giáo dục là một mô hình nhân cách cần đạt được, thông qua tập hợp những kết quả của quá trình giáo dục và được thông báo dưới dạng những chủ đích mong muốn đối với các chủ thể khi kết thúc quá trình. Mục tìêu giáo dục nói về kết quả đạt được trong thực tế.

– Mục tiêu đánh giá cần phải căn cứ và thống nhất với mục tìêu giáo dục. Mục tiêu tổng quát của đánh giá có thể bao gồm:

+ Xác định trình độ nhận thức, những cho thiếu hụt kiến thức [có thể có] của học sinh trước khi bước vào một giai đoạn học tập mới; chẩn đoán những khó khăn các em có thể gặp phải để lập kế hoach giúp đỡ. Đáp ứng mục tìêu này gọi là đánh giá chẩn đoán [hay còn gọi là đánh giá sơ bộ].

+ Đánh giá hiện trạng chất luợng dạy và học tại một thời điểm nhất định hoặc đánh giá sự phát triển được diễn ra vào hai thời điểm [đầu, cuối] khi mà giữa hai thời điểm đó tiến hành một tác động sư phạm nào đó. Đáp ứng mục tiêu này gọi là đánh giá quá trình.

+ Xác định kết quả, chất lương học tập sau một học kì, một năm hoặc cả cấp học. Đáp ứng mục tiêu này gọi là đánh giá tổng kết. Căn cứ vào tính chất của giai đoạn giáo dục và thời điểm tiến hành hoạt động đánh giá để lựa chọn mục tiêu đánh giá thích hợp.

– Đánh giá chẩn đoán: được tiến hành trước khi dạy một nội dung nào đó, nhằm giúp giáo viên nắm được tình hình về những kiến thức có liên quan với bài học. Từ đó có kế hoạch dạy học phù hợp.

– Đánh giá từng phần: được tiến hành nhiều lần trong quá trình dạy học, nhằm cung cấp những thông tin ngược để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học.

– Đánh giá tổng kết: tiến hành khi kết thúc kì học hay năm học, khoá học [thi]

– Ra quyết định: Đây là khâu cuối cùng trong quá trình đánh giá. Giáo viên quyết định những biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh có sai sót đặc biệt.

  1. Chức năng của kiểm tra đánh giá trong dạy học trong trường Trung học phổ thông

* Kiểm tra, đánh giá có ba chức năng:

– Chức năng đánh giá: Đánh giá kết quả học tập cửa học sinh là xác nhận thành tích học tập của học sinh so với học sinh khác hoặc làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt đuợc của học sinh về kiến thúc, kĩ năng và thái độ so với mục tiêu dạy học đã đuợc xác định.

– Chức năng phát hiện lệch lạc: Trên cơ sở đánh giá kết quả học tập, giáo viên có thể phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, những khó khăn, vướng mắc của học sinh và tìm ra nguyên nhân của những sai sót trong quá trình dạy học.

– Chức năng điều chỉnh: Tự chỗ phát hiện đuợc những lệch lạc, sai sót trong quá trình, giáo viên sẽ tìm ra biện pháp điều chỉnh quá trình học tập của học sinh, đồng thời bổ sung, tự hoàn thiện hoạt động dạy học của mình.

Ba chức năng này liên kết, thống nhất với nhau. Đối với học sinh, việc công khai kết quả học tập giúp các em nhận ra những thành tích và thiếu sót của minh để rút ra bài học cho chính bản thân. Như vậy, kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá để điều chỉnh phương pháp học tập.

  1. Mục đích, ý nghĩa và vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

*  Mục đích của việc kiềm tra, đánh giá

– Công khai hoá nhận định về năng lực và kết quả học tập của một học sinh và tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình; khuyến khích, động viên việc học tập.

– Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Như vậy, đánh giá không chỉ nhằm nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

* Ý nghĩa của việc kiếm tra, đánh giá: Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí.

– Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên, cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ nguợc” giúp người học điều chỉnh hoạt động học.

+ Về giáo dưỡng: Kiểm tra, đánh giá chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết.

+ Về mặt phát triển năng lực nhận thức: Kiểm tra, đánh giá giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức, tạo điểu kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.

+ Về mặt giáo dục: Kiểm tra, đánh giá giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập; có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn; củng cố lòng tin vào khả năng của mình; nâng cao ý thứcc tự giác; khắc phục tính chủ quan tự mãn trong học tập.

– Đối với giáo viên: Kiểm tra, đánh giá cung cấp cho giáo viên những thông tin “liên hệ ngược” ngoài giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy.

– Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Kiểm tra, đánh giá cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những thông tin vê thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

* Vai trò của kiềm tra đánh giá

Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chú trọng đến dạy cái gì mà cần quan tâm đến dạy học như thế nào. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ từ đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Kiểm tra, đánh giá có vai trò rất to lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra, đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lí giáo dục. Nếu kiểm tra, đánh giá sai sẽ dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới kiểm tra, đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành Giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra, đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.

  1. Vị trí của hoạt động kiểm tra, đánh giá trong quá trình giáo dục.

Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học là hết sức phức tạp, luôn luôn chứa đựng những nguy cơ sai lầm, không chính xác. Do đó người ta thường nói: “Kiểm tra, đánh giá” hoặc “đánh giá thông qua kiểm tra” để chúng từ mối quan hệ tương hỗ và thúc đẩy lẫn nhau giữa hai công việc này.

  1. Mối quan hệ giữa giảng dạy và đánh giá.

– Giảng dạy và đánh giá thường được xem là hai mặt không thể tách rời của hoạt động dạy học và chúng có tác dụng tương hỗ lẫn nhau

– Đánh giá học tập cần phải dựa trên nền tảng thông tin mà hoạt động giảng dạy cung cấp.

– Chất lượng giảng dạy được phát triển liên tục trên cơ sở thường xuyên xử lí thông tin từ đánh giá học tập; từ sự tìm hiểu yêu cầu, ưu – nhược điểm của người học và từ đánh giá giảng dạy cùng các yếu tổ tác động đến học tập của nó.

– Điểm/xếp loại [hạng] chúng cần phải dựa trên kết quả của chuỗi những đánh giá quá trình.

  1. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông

– Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí [gọi chung là yêu cầu] tuân theo những nguyên tắc nhất định, được dùng làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó.

–  Chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn học là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi chủ đề của chương trình môn học. chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học được trình bày theo chủ đề ở từng lớp và ở các lĩnh vực học tập. Riêng yêu cầu về thái độ được xác định chung ở phần “Mục tìêu” đối với từng khối lớp hoặc đối với cả cấp học.

– Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học là thành phần của chương trình giáo dục phổ thông nên việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức; kĩ năng sẽ tạo nên sự thống nhất, hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với Chuẩn kiến thức, kĩ năng vào dạy học, kiểm tra, đánh giá; góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm; tạo điều kiện cơ bản, quan trong để tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

  1. Yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học.

* Yêu cầu đối mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học

– Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình;

– Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lí hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kì thi theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào lạo.

– Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tiến hành đủ sổ lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì cả lí thuyết và thực hành

* Định hướng chỉ đạo về đối mới kiếm tra, đánh giá

– Các yêu cầu cơ bản của việc đánh giá:

+ Đảm bảo tính khách quan, chính xác

+ Đảm bảo tính toàn diện

+ Đảm bảo tính hệ thống

+ Đảm bảo tính công khai và tính phát triển

+ Đảm bảo tính công bằng

– Định hướng chỉ đạo đổi mới trong kiểm tra đánh giá:

+  Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp quản lí giáo dục.

+  Phải có sự hổ trợ của đồng nghiệp, nhất là giáo viên cùng bộ môn:

+ Cần lấy ý kiến xây dựng của học sinh để hoàn thiện phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

+ Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học

+ Phát huy vai trò thúc đẩy đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với đổi mới phương pháp dạy học

+ Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá gắn với các phong trào khác trong nhà trường:

– Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá

+ Về nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông; Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học của các môn học và các hoạt động giáo dục; khai thác chuẩn để soạn bài, dạy học trên lớp và kiểm tra, đánh giá.

+ Về phương pháp dạy học tích cực: Nhận diện phương pháp dạy học tích cực và cách áp dụng trong hoạt động dạy học, có nghệ thuật bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập cho học sinh; phát huy quan hệ thúc đẩy giữa đổi mới kiểm tra, đánh giá với đổi mới phương pháp dạy học.

+ Về đổi mới kiểm tra, đánh giá: Nhận diện về kiểm tra, đánh giá trong phương pháp dạy học tích cực và cách áp dụng; kết hợp đánh giá của giáo viên với đánh giá của học sinh, kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài.

+ Về kĩ thuật ra đề kiểm tra, đề thi: Kĩ thuật ra đề tự luận, đề trắc nghiệm và cách kết hợp hợp lí hình thức tự luận với hình thúc trắc nghiệm cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học; cách khai thác nguồn dữ liệu mới: Thư viện câu hỏi và bài tập, ngân hàng đề kiểm tra, đề thi trên các Website chuyên môn.

+ Về sử dụng sách giáo khoa: Giáo viên sử dụng sách giáo khoa và khai thác Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học cho khoa học, sử dụng sách giáo khoa trên lớp và trong kiểm tra, đánh giá cho hợp lí.

+ Về ứng dụng công nghệ thông tin: ứng dụng công nghệ thông tin để sưu tầm tư liệu, ứng dụng trong dạy học trên lớp, trong kiểm tra, đánh giá và quản lí chuyên môn cho khoa học, tránh lạm dụng công nghệ thông tin.

+ Về hướng dẫn học sinh đổi mới phương pháp học tập: Giáo viên biết tự đánh giá và thu thập ý kiến của học sinh đổi với phuơng pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.

  1. Những cơ sở của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Để đánh giá kết quả học tập của học sinh cần dựa vào mục tiêu môn học, mục đích học tập và mối quan hệ giữa mục tiêu của môn học, mục đích học tập và đánh giá kết quả học tập:

– Mục tiêu của môn học là những điều học sinh cần phải đạt được sau khi học xong môn học, bao gồm các thành tố:

+ Hệ thống các kiến thức khoa học, gồm cả các phương pháp nhận thức.

+ Hệ thống kĩ năng, kĩ sảo.

+ Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

+ Thái độ, tình cảm đối với nghề nghiệp, đối với xã hội.

– Mục đích học tập là những điều học sinh cần có được sau khi đã học xong một đơn vị kiến thức, một quy tắc nào đó. Mục đích học tập có thể bao gồm các phần sau:

+ Lĩnh hội tri thức của nhân loại nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức về tự nhiên và xã hội.

+ Trang bị kiến thức để đáp ứng nhu cầu về thi tuyển, nghề nghiệp và nhu cầu cuộc sống.

+ Thu thập những kinh nghiệm sáng tạo để có thể độc lập nghiên cứu và hoạt động sau này.

Giữa mục tiêu của môn học, mục đích học tập và đánh giá kết quả học tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu mục tiêu của môn học và mục đích học tập được xác định đúng đắn thì chúng hỗ trợ cho nhau trong việc đánh giá, đạt được yêu cầu đề ra của công việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu của môn học và mục đích học tập là cơ sở cho việc xác định nội dung chương trình, phương pháp và quy trình dạy học và học tập. Đồng thời nó cũng là cơ sở để chọn phương pháp và quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập dựa trên tiêu chí của mục tiêu dạy học sẽ nhận đuợc thông tin phản hồi chính xác nhằm bổ sung, hoàn thiện quá trình giáo dục.

  1. Yêu cầu cần đạt được của việc kiểm tra, đánh giá.

– Trong một phúc trình của uỷ ban Quốc tế về giáo dục cho thế kỉ XXI của UNESCO có xác định bốn trụ cột của một nền giáo dục là: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình

+ Học để biết nói lên yêu cầu về mặt trí tuệ, bao gồm những kiến thức có thể giúp người học có thể vươn lên trong học tập, trong hoạt động nghề nghiệp, và học tập suốt đời.

+ Học để làm đòi hỏi sự thành thạo của các kĩ năng, thao tác cũng như phương pháp tư duy. Việc học để làm yêu cầu học toàn  diện về chất, nhằm giúp người học phát triển nhân cách hoàn chỉnh.

            + Học để chung sống nhấn mạnh mục đích đào tạo ra những con người biết cách sống và biết cách làm việc với những người xung quanh.

+ Học để  khẳng  định  mình nhấn mạnh đến giá trị sống: dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể và xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề